Chó là loài động vật thông minh, nhanh nhạy, khả năng tư duy của chúng tương đương với những đứa trẻ 2 tuổi. Chúng có thể hiểu được những mệnh lệnh đơn giản như ngồi chạy lấy đồ vật nếu như bạn có cách huấn luyện chó con, chó lớn phù hợp.
Dưới đây huấn luyện chó Thành Tài chia sẻ tới bạn 7 bài huấn luyện chó cơ bản tại nhà, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nuôi dạy chó của mình.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để huấn luyện chó của mình, thì hãy tham khảo các chương trình của trường huấn luyện chó. Tại đây chú chó của bạn sẽ được huấn luyện một cách chuyên nghiệp nhất.
Bài 1: Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ
1. Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh vào bồn cầu
Khi chó con đi vệ sinh bừa bãi, bạn có thể tỏ ra giận dữ hoặc dùng tay đánh nhẹ. Sau đó, bạn vệ sinh thật sạch bãi chiến trường mà chúng để lại vào bồn cầu.
Bạn xích chó vào một chỗ bắt chúng nằm im, sau một vài giờ thì dắt chó vào nhà vệ sinh chỗ bồn cầu để chúng tự ngửi thấy mùi phân của mình ở đó. Cần thực hiện nhiều lần để tạo thành thói quen, lâu dần cún cưng của bạn sẽ biết đi vệ sinh vào bồn cầu.
2. Cách dạy chó con đi vệ sinh vào khay
Bạn nên chuẩn bị 2 cái khay vệ sinh cho chó con. Nên dùng khay to 1 chút và không có thành cao.
Bên cạnh khay vệ sinh thì phải có thảm lót để thấm nước tiểu. Thảm mới mua các bạn thấm 1 chút nước tiểu vào rồi kẹp xuống dưới khay. Tác dụng của việc này là “đánh dấu khu vực có mùi nước tiểu của chó”. Để khi chó con buồn tè và ngửi thấy mùi thì sẽ tiểu vào đó.
Bài 2: Cách huấn luyện chó các lệnh cơ bản đơn giản nhất
Đây là các cách huấn luyện chó con từ 4 tháng tuổi trở lên, tầm tuổi này chó vừa đủ cứng cáp để học. Các bài này cũng có thể áp dụng với chó đã trưởng thành luôn.
1. Cách huấn luyện chó lệnh ngồi
Lệnh ngồi khi đang đứng
Đứng trước mặt chó, giơ tay cầm thức ăn ngay phía trên mũi rồi từ từ di chuyển bàn tay lên đỉnh đầu, vị trí giữa 2 tai. Theo phán xạ cún sẽ ngồi xuống đất. Ngay khi cún ngồi xuống, hô lệnh “ngồi” và thưởng cho cún.
Lặp đi lặp lại khoảng 10 – 15 lần.
Lệnh ngồi khi đang nằm
Khi cún đang nằm, ta đứng trước mặt, giơ tay cầm thức ăn gần sát mũi.
Di chuyển tay cầm thức ăn hướng lên trên, như vậy cún sẽ theo đến độ cao nhất định sẽ ngồi theo.Ngay lúc đó hô ngồi và thưởng cho cún.
Lặp đi lặp lại khoảng 10-15 lần rồi cho cún nghỉ.
2. Cách huấn luyện chó lệnh đứng
Cách 1: Khi chó đang ngồi.
– Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi chó.
– Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.
– Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó.
Cách 2 – Khi chó đang ngồi, nằm, bạn luồn tay qua bụng chó và đẩy nhẹ lên, tay còn lại kéo nhẹ xích về phía trước.
– Lúc này chó sẽ đứng lên, hô “đứng” và thưởng cho chó.
Làm khoảng 10-15 lần rồi cho chó nghỉ.
3. Cách dạy chó lệnh nằm
Cách 1: Bạn để tay có cầm thức ăn trước mũi cún, từ từ hạ thấp tay xuống sát mặt đất. Cún sẽ đưa mũi theo và nằm xuống.
Khi chó nằm xuống thì hô nằm và thưởng cho chó.
Cách 2: bạn đặt tay lên vị trí giữa 2 xương bả vai và mông có, ấn nhẹ cho chó nằm xuống.
Làm từ 10-15 lần để chó quen sau đó cho chó nghỉ.
4. Cách dạy chó lệnh yên
Huấn luyện chó đứng yên hoặc ngồi yên sẽ giúp bạn kiểm soát chó của bạn khi ra ngoài tốt hơn.
Sau khi chó của bạn thực hiện lệnh ngồi hoặc đứng, thay vì thưởng ngay thì bạn chờ 1 lúc khoảng 3-4 giây rồi mới thưởng cho chó.
Dần dần kéo dài thời gian ra lâu hơn và hô lệnh “yên”.
Lặp đi lặp lại cho chó quen rồi nghỉ.
5. Cách huấn luyện chó lệnh lại đây
Bạn đứng cách cún 1 khoảng, kéo nhẹ dây xích về phía mình và gọi tên, động viên cho cún chạy tới phía mình.
Ngay khi cún chạy tới hô “lại đây” và thưởng cho cún.
6. Cách dạy chó lệnh bắt tay
Bạn ngồi xổm để thức ăn khay thức ăn vào lòng, khi đó con chó ngồi đối diện mình sẽ nhìn vào khay thức ăn.
- Hô to “Bắt Tay” . Bạn cầm tay trái nhấc chân phải của nó lên để bắt tay. Tay phải thưởng đồ ăn cho nó.
- Lặp đi lặp lại động tác này ( bước 2 ) khoảng 10 lần thì bạn chỉ cần đưa tay ra hô ” Bắt Tay ” là nó nhấc chân lên bắt tay với bạn rồi.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ nhớ lệnh.
Bạn có thể tham khảo một cách trực quan cách dạy chó bắt tay ngay tại wikihow: https://www.wikihow.com/Teach-Your-Dog-to-Shake-Hands
7. Cách dạy chó lệnh giả chết
– Bước 1: Để chó ở tư thế nằm đối điện với bạn.
– Bước 2: Giơ tay cầm thức ăn đến trước mũi của chó để nó dí mũi theo rồi từ từ kéo sang 1 bên hướng đến phía gần cổ của nó. Chó do dí mũi theo hướng tay cầm thức ăn và vì tay cầm thức ăn gần quá nên nó khi ngoài đầu theo sẽ mất thăng bằng mà ngã ra.
– Bước 3: Ngay khi chó ngã ra đất, các bạn lập tức thưởng đồ ăn cho nó.
Bước 4: Lặp đi lặp lại nhiều lần cho cún quen với hành động này rồi các bạn bắt đầu ghép khẩu lệnh vào cho nó (các khẩu lệnh như: Giả chết, Pằng….).
8. Cách dạy chó nhặt đồ
Bạn ném đồ chơi yêu thích của chúng ra xa và nói to “Đi”. Sau khi chúng chạy ra nhặt, chạy theo và khen ngợi chúng. Tiếp đó, ra lệnh “Đi” rồi vỗ vào đùi chúng và đẩy chúng đi.
Lặp đi lặp lại cách huấn luyện này cho tới khi chó tự đi mà không cần bạn tác động vào.
9. Cách dạy chó chắp tay lạy
Bước 1: Bạn chuẩn bị một ít thức ăn mà chó yêu thích, gọi cún lại rồi để chúng ngồi xuống.
Bước 2: Khi cún đã đứng lên, bạn hô ngay khẩu lệnh “lạy”.
Bước 3: Bạn lặp lại bước e nhưng ở bước này, bạn sẽ lấy 2 chân trước của chó chụm lại vào với nhau. Hoặc bạn có thể nhờ ai đó ngồi sau lưng cún, cầm 2 chân trước của chúng và làm theo động tác lạy. Lúc này vừa làm vừa hô “lạy”, khi cún thực hiện được bạn sẽ thưởng cho chúng 1 ít thức ăn. Lặp đi lặp lại chừng 5 lần.
Bước 4: Bạn sẽ lặp lại bước 3, và lúc này cún đã có thể tự thực hiện mà không cần đến sự hỗ trợ của bạn. Nếu cún vẫn chưa thực hiện được, bạn lặp lại bước 3 một vài lần nữa nhé.
Những bài tập này thường được áp dụng trong các khóa huấn luyện chó cảnh, huấn luyện chó nghiệp vụ tại trường huấn luyện chó Thành Tài
10. Cách huấn luyện chó đi bằng hai chân
- Bước 1: Chuẩn bị thức ăn, gọi chó lại và ra lệnh ngồi yên. Tập luyện lúc chú chó đang đói, khi đó chúng rất háu ăn, việc huấn luyện sẽ trở lên dễ dàng hơn.
- Bước 2: Giữ chó bình tĩnh, ngồi thẳng đúng tư thế. Mọi thứ đều cần phải nhẹ nhàng vì chó không biết mình phải làm gì cả.
- Bước 3: Dùng thức ăn để trước mũi cho chó ngửi nhưng không cho ăn. Đưa từ mũi thẳng lên trên đầu cho đến khi chúng ngửa cổ lên để ngửi.
- Bước 4: Hô khẩu lệnh “Đứng” và đưa dần thức ăn lên cao. Khi chó nhấc chân lên thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần và nâng dần thức ăn lên cao cho đến khi chó ngồi được bằng 2 chân và lưng thẳng với đầu.
- Bước 5: Khi chó đã thành thạo bước 4, bạn đưa thức ăn cao hơn và dịch về phía trước một đoạn ngắn. Chó ngồi bằng 2 chân nhưng không lấy được thức ăn nên chúng sẽ nhảy về trước để lấy thức ăn. Lúc này nên cầm thức ăn ở ngoài cho cún nhìn thấy và di chuyển thức ăn từ từ hướng về phía trước.
- Bước 6: Di chuyển thức ăn đồng thời kết hợp hô khẩu lệnh. Khi cún bắt đầu đi được một bước thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần cho đến khi cún đi được.
Ngoài ra, để chú chó thực hiện được các mệnh lệnh phức tạp hơn, trở nên tinh khôn và biết nghe lời chủ hoàn toàn, bạn nên tham khảo đưa chó đi học tại Trường huấn luyện chó.
Bài 3: Cách huấn luyện chó con không cắn bậy, phá đồ đạc
Chó con nhà bạn có những tính xấu như cắn phá đồ đạc, giày dép, hay cắn gà vịt. Bạn nên xem ngay những cách huấn luyện chó con (hoặc chó lớn) dưới đây để sửa tính xấu này.
Cho chó đồ chơi gặm cắn an toàn – đồ chơi không nên có đầu nhọn sắc khiến nó bị thương, có thể gây nguy hiểm khi bị nó nuốt vào.
Kết hợp dạy chó cái gì có thể gặm, cái gì không thể gặm cắn.
**Lưu ý:
- Cho chó tập thể dục thường xuyên – tập ở nơi xa nhà, cần ít nhất một lần một ngày.
- Trong khi dắt chó đi dạo, nên đến môi trường khác nhau. Khi cho chó chưa được tiêm vắc xin phải cẩn thận.
- Nên cho chó tiếp xúc với các loài động vật khác ngay từ nhỏ để tạo mối quan hệ thân thiện dễ gần.
- Dành thời gian mỗi ngày ít nhất chơi với nó 3 lần và mỗi lần ít nhất 5 phút. Nếu được thường xuyên chơi đùa là tốt nhất.
Với trường hợp chó hay cắn gà vịt, bạn có thể tham khảo thêm tại wikihow để có cách huấn luyện chó tốt nhất: https://www.wikihow.com/Train-Dogs-to-Leave-Chickens-Alone
Bài 4: Cách dạy chó không ăn bậy
Bạn sử dụng hai miếng thịt, chín hay sống cũng được. Một miếng bạn để bình thường, một miếng tẩm ướp thật nhiều bột ớt hoặc ngũ vị hương. Miếng thịt bình thường bạn bỏ vào khay đựng thức ăn của cún cưng. Còn miếng thịt tẩm ướp bạn bỏ xuống nền nhà.
Khi chúng ăn phải miếng thịt ở nền nhà đã tẩm ướp gia vị thì sẽ bị khó chịu. Vì bột ớt và ngũ vị hương và nhận ra miếng thịt trong khay ăn mới là đồ ngon, đồ ăn được. Theo thời gian bản năng sẽ giúp cún chỉ ăn thức ăn trong khay. Chúng sẽ sợ ăn đồ ngoài sẽ có hại, gây dị ứng. Tập đi tập lại nhiều lần để tạo thói quen cho cún cưng nhà bạn.
Bài 5: Cách huấn luyện chó không sủa bậy
Chó của bạn sẽ sủa khi nhìn thấy “tác nhân” bên ngoài. Do đó, để giúp chó hết sủa bạn có thể “xử lý” tác nhân bên ngoài mà chó nhìn thấy.
Với trường hợp sủa dai dẳng, cách huấn luyện chó tốt nhất là phớt lờ và không đáp ứng yêu cầu của chúng. Khi chó đã ngừng sửa, bạn có thể khen thưởng cho chúng để chúng biết rằng im lặng là hành động đúng ngay lúc đó.
Bài 6: Cách dạy chó ngồi xe máy
Bước 1: Giúp chó tập giữ thăng bằng trên xe
Trước khi huấn luyện chó ngồi xe máy, bạn cần phải cho chú chó tập giữ thăng bằng trên xe, và làm quen với việc ngồi trên yên xe máy.
Khi mới tập bạn không nên mang chó lên xe và cho chạy luôn. Đầu tiên bạn hãy dựng đứng chiếc xe máy nhà mình lên và ngồi lên yên xe. Đồng thời bạn để chó đứng hoặc ngồi trên yên xe ở ngay trước mặt mình. Một tay bạn có thể giữ chặt chúng để chó không thể lao xuống dưới đất.
Bước 2: Dạy chó tự giác phi lên xe ngồi khi có lệnh
Tới bước này, bạn không bế chó lên yên xe máy nữa mà mỗi lần như thế, hãy đập đập ra hiệu cho chó chỉ vào yên xe, đồng thời cầm dây xích kéo cổ chúng lên theo hướng phi lên yên xe.
Làm đi làm lại như thế sau nhiều lần chó sẽ quen. Nhớ là mỗi bước trong khi dạy chó ngồi xe máy, bạn nên thưởng cho chúng bằng những mẩu thức ăn mà chó đặc biệt yêu thích nhé.
Bước 3: Cho chó ngồi trên xe máy khi di chuyển
Nếu bạn đã huấn luyện chó 2 bước trên thuần thục rồi thì đến bước này bạn hoàn toàn có thể tự tin mang chúng ra ngoài đường. Lúc này, dạy chó ngồi xe máy chỉ là rất đơn giản.
Bạn chỉ nên đi chậm thôi. Tránh tình trạng chó đang ngồi trên xe, gặp trường hợp bị kích động mạnh có thể lao và chạy ra khỏi xe, nên rất dễ gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như là chú chó nhà mình.
Bạn nên thưởng cho chúng bằng những mẩu thức ăn mà chó đặc biệt yêu thích khi hoàn thành xong các bước.
Bài 7: Cách Huấn luyện chó tấn công và bảo vệ chủ
Để bắt đầu bài tập này, người trợ giúp sẽ đeo bao tay vào cẳng tay để cho chó cắn (Loại mềm dùng mua sẵn ở cửa hàng hoặc tự làm bằng tay áo bông nhưng đảm bảo lót đủ dầy để chống chó cắn vào trong, nhưng không quá cứng để chó không đau răng).
Chủ chó cầm dây xích (làm bằng dù tết cho nhẹ và dễ vận động) để chó cạnh người, người trợ giúp vừa tiến đến đi lảo đảo, miệng la hét, tay cầm roi đấnh xuống đất phát ra tiếng động để kích thích chó.
Chủ chó liền hô `Cắn”. Sau đó tấn công vào thẳng ngừời tiến tới, người trợ giúp sau đó phải đưa tay đã bảo hiểm để cho chó táp vào đúng chỗ đó. Sau đó chó sẽ giằng xé và người hỗ trợ buông ra để cho chó làm chủ cái đồ đó.
Sau thời gian khoảng vài tuần thuần thục, cho chó tập tiếp như sau: sau khi chó cắn vào bao tay một luc thì chủ chó hô “Thôi” và dùng tay bóp nhẹ vào hàm răng chó do đau chó sẽ nhả ra.
Chủ Chó khen “Giỏi” và cho ăn. Như vậy cho sẽ biết được hiệu lệnh tấn công và hiệu lênh “Thôi” khi không cân thiết. Bánh làm phần thưởng cho chó nghe lời.
Với cách huấn luyện chó tấn công như thế, cần tập đi tập lại trong vòng vài tháng chó sẽ quen và vâng lời.
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về cách huấn luyện chó nghiệp vụ, hãy tham khảo bài viết sau: Tổng hợp các phương pháp huấn luyện chó nghiệp vụ
Hướng dẫn cách huấn luyện chó theo từng giống
1. Huấn luyện chó Becgie
Chó Becgie rất thông minh. Chúng có độ thông minh đứng thứ 3 trong các giống chó chỉ xếp sau Border Collie và Poodle. Chính vì thông minh nên chúng cũng dễ huấn luyện. Có thể hiểu mệnh lệnh của chủ chỉ sau vài lần dạy và thông thạo các bài tập chỉ sau bốn, năm lần huấn luyện.
>> Xem chi tiết cách huấn luyện chó Becgie tại bài: Cách huấn luyện chó Becgie chi tiết từ A-Z
2. Huấn luyện chó Rottweiler
Chó Rottweiler (còn gọi là Rốt hoặc Rotti) là giống chó bắt nguồn từ nước Đức. Từ xưa, cách huấn luyện chó Rottweiler đã thiên về các hoạt động nghiệp vụ như chăn nuôi gia súc, tấn công, canh giữ…
Ngày nay, chúng đã trở thành giống thú cưng rất phổ biến ở nhiều gia đình. Để chó Rottweiler thông minh, thân thiện và biết cách cư xử hơn, bạn cần phải chuẩn bị cho chúng những phương pháp huấn luyện phù hợp và những bài tập chuyên nghiệp.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Rottweiler tại bài: Hướng dẫn huấn luyện chó Rottweiler bài bản tại nhà
3. Huấn luyện chó Doberman
Giống chó Doberman Pinscher hay chó Doberman hoặc Dobie, là một giống chó bảo vệ có nguồn gốc Đức, được tạo ra bởi Louis Dobermann vào cuối thế kỷ 19.
Doberman có thân hình mạnh mẽ, cơ bắp phát triển nhưng dáng cao rất thanh thoát, chúng là giống chó rất cảnh giác, hung dữ nhưng đặc biệt trung thành nên thường được dùng làm chó bảo vệ, canh gác, cảnh sát hoặc trong quân đội.
Doberman Pinscher là giống chó hung dữ và rất hiếu chiến, sẵn sàng tấn công, đeo bám và hạ gục mục tiêu nhanh gọn.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Doberman tại bài: Cách huấn luyện chó Doberman hiệu quả tại nhà
4. Huấn luyện chó Phú Quốc
Đây là giống chó được biết đến như một trong Tứ đại quốc khuyển của Việt Nam, vì giống chó này vô cùng thông minh và có khả năng săn mồi canh giữ bảo vệ rất tốt.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Phú Quốc tại bài: Cách huấn luyện chó Phú Quốc tinh khôn tại nhà
5. Huấn luyện chó Pitbull
Đứng đầu trong danh sách những giống chó với sức mạnh vượt trội – Pitbull được biết đến như “chúa tể”của những dòng chó chiến. Nhiều người thường tìm cách huấn luyện chó Pitbull thành mãnh chiến để tham gia các giải đấu chó, đi săn, hoặc trông giữ nhà cửa, tài sản.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Pitbull tại bài: Cách huấn luyện chó Pitbull tinh khôn, dũng mãnh
6. Huấn luyện chó Husky
“Đại ngáo” Husky là loài chó có nguồn gốc từ giống chó tuyết kéo xe vùng Bắc cực, có vẻ ngoài hút mắt, ưa vận động và rất thông minh nên được nhiều người lựa chọn làm thú cưng. Giống chó này tuy hiền lành, nhưng lại cực kỳ thông minh và có hơi … tăng động, nên phương pháp huấn luyện chó husky sẽ có chút khó khăn hơn những loài chó nuôi bình thường khác.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Husky tại bài: Tổng hợp thông tin cần thiết về cách huấn luyện chó Husky
7. Huấn luyện chó Samoyed
Nhờ vào sự dễ thương, đáng yêu của mình mà chó Samoyed được rất nhiều người chọn nuôi. Nếu như bạn cũng muốn sở hữu giống chó này làm thú cưng thì điều cần thiết nhất bạn phải nắm được đó là “cách huấn luyện chó Samoyed”.
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Samoyed tại bài: Cách huấn luyện chó Samoyed đơn giản mà hiệu quả
8. Huấn luyện chó Poodle
Chó Poodle là dòng chó cảnh được rất nhiều người ưa thích. Vẻ ngoại hình của Poodle giống như những quý cô xinh xắn, yêu kiều, đã làm mê mệt rất nhiều người yêu thú cưng. Được đánh giá là giống chó dễ nuôi và dễ chăm sóc, vậy cách chăm sóc và huấn luyện Poodle như thế nào?
>>Xem chi tiết cách huấn luyện chó Poodle tại bài: Tất tần tật kinh nghiệm huấn luyện chó Poodle
Trường huấn luyện chó cảnh, chó nghiệp vụ chuyên nghiệp
Nếu bạn chưa đủ khả năng hoặc không có nhiều thời gian để huấn luyện chó của mình, thì hãy liên hệ ngay với trường huấn luyện chó. Tại đây chú chó của bạn sẽ được huấn luyện một cách chuyên nghiệp nhất.
Bạn hãy trực tiếp liên hệ huấn luyện viên Nguyễn Đình Hoàng – 0908 088 995 để tham khảo chi tiết về khóa học và các ưu đãi học phí hiện có.