ÔN TẬP CÁC KIỂU CÂU LỚP 8
- Lý thuyết
Kiểu câu
Dấu hiệu hình thức
Chức năng
Ví dụ
Câu nghi vấn
– Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ(có)…không(đã)…chưa
– Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm.
Dùng để hỏi…
Em ăn cơm chưa?
Câu cầu khiến
– Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào
– Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Dùng để:
+ Ra lệnh
+ Yêu cầu, đề nghị
+ Khuyên bảo…
Đừng mở cửa sổ!
Câu cảm thán
– Chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, Thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…
– Kết thúc bằng dấu chấm than
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc
– Ôi, trời hôm nay thật đẹp!
Câu trần thuật
Không có đặc điểm của các kiểu câu:Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
Dùng để: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả…
Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…
Hôm nay tôi đi học.
Câu phủ định
Chứa các từ ngữ phủ định:
– không, không phải, không phải là,…
– chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,..
– đâu phải, đâu có phải,…
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
Bác bỏ một ý kiến, một nhận định.
Tôi không ra Hà Nội hôm nay.
- Bài tập:
Câu 1: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng?a- Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi còn không? (Tố Hữu)
b- Một cậu bé hỏi mẹ:- Tại sao mẹ lại khóc?Người mẹ đáp:- Vì mẹ là một phụ nữ.
c – Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên?Em có tuổi hay không có tuổi?Mái tóc em đây, hay là mây là suối?Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?Thịt da em hay là sắt là đồng ?
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?… Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :- Sao cô biết mợ con có con ?( Nguyên Hồng )
Câu 2: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
Câu 3: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?
a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f- Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.
Câu 4: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:a, Cậu nên đi học đi.b, Đừng nói chuyện!c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.d, Cầm lấy tay tôi này!e, Đừng khóc.
Câu 5: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.
a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .( Sọ Dừa )b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .[ … ]c. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí ![ … ]d. Vua cuống quýt kêu lên :- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !( Cây bút thần )