Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi của người Nhật

Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi của người Nhật

Cùng là người châu Á, người Nhật có cách nuôi dạy con tuyệt vời. Nhiều kiến thức và kỹ năng này, được những nhà giáo dục số 1 Nhật Bản biên soạn trong những cuốn sách của họ. Các tác giả SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi có 5 lời khuyên những bậc cha mẹ trước khi đọc những cuốn sách của mình .

Điều đầu tiên mà tất cả các tác giả của những cuốn sách này, đều là những nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật, muốn khẳng định rằng những ai áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ được viết trong những cuốn sách này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng đọc nó, vì mục đích của tác giả viết ra những phương phải đó không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Điều thứ hai là lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi của người Nhật

Điều thứ ba là vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.

Điều thứ tư là thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.

Điều thứ năm là phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao ? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu ThươngKiên NhẫnTrò Chuyện  Khen Ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi của người Nhật

Tác Giả IBUKA Masaru đưa ra những lời khuyên giúp trẻ có hứng thú học tập

1. Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, …để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.

2. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.

3. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.

4. Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.

5. Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con…, hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào…mà thay bằng những từ như sao con không… nếu con làm…thì mẹ sẽ rất vui…

6. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc.

7. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi  thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi…

8. Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.

9. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.

10. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.

11. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.

12. Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.

13. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh….

14. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.

Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi của người Nhật

15. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “con chó” tốt hơn là dạy từ “con cún”.

16. Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.

17. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.

18. Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.

19. Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

Những cuốn sách mà các phụ huynh có con nhỏ quan tâm về vấn đề này nên đọc:

1. Cuốn sách chủ yếu là
Nuôi dưỡng con để tăng trưởng tổng lực về trí tuệ và năng lực, tác giả SHICHIDA Makoto
赤ちゃん * 幼児の知力と才能を伸ばす本, 七田 眞
2. Tham khảo thêm từ những cuốn sách sau :
+ Nuôi con từ 0 tuổi những điều người mẹ cần làm, tác giả IBUKA Masaru
0 歳からの母親の作戦 、 井深 大
+ Bắt đầu dạy trẻ từ mẫu giáo là quá trễ, tác giả IBUKA Masaru
幼稚園では遅すぎる 、 井深 大

+ Thiên tài và sự giáo dục sớm, tác giả KIMURA Kyuichi

早教育と天才 、 木村久一

Phùng Danh Tú

Nguồn tin: Từ http://facebook.com/nguyenthithu