Ta có thể tìm kiếm một địa điểm cụ thể trên địa cầu này là nhờ có vĩ độ và kinh độ. Để có thể định dạng một cách chính xác địa điểm thì bạn cần chắc chắn mình đã sử dụng đúng ký hiệu khi viết vĩ độ và kinh độ. Muốn ghi đúng vĩ độ và kinh độ, chúng ta sử dụng đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Tọa độ cụ thể có thể được viết dưới dạng độ, phút, giây và cả số thập phân. Cùng khám phá cụ thể kinh độ vĩ độ là gì, 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km và kinh độ vĩ độ của Việt Nam qua bài viết sau nhé!
Vĩ độ là gì?
Vĩ độ trong bảng chữ cái Hy Lạp được ký hiệu bằng “φ” (chữ cái phi). Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm nào đó trên bề mặt Trái đất và kể cả các hành tinh khác, ở phía bắc hay phía nam của xích đạo.
Vĩ tuyến là các đường thẳng nằm ngang, được thể hiện trên các bản đồ chạy theo hướng đông – tây. Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị của các góc tính bằng ° (độ) và/hoặc các đơn vị nhỏ hơn (như phút, giây v.v) nằm trong khoảng từ 0° (xích đạo) tới 90° ở hai cực (90° vĩ bắc đối với Bắc cực hoặc 90° vĩ nam ở Nam cực của Trái Đất). Độ dư vĩ chính là góc phụ nhau của vĩ độ.
Nói một cách dễ hiểu thì vĩ tuyến là đường thẳng nằm ngang và cách bề mặt so với trục Trái Đất về phía Bắc và Nam áp chí tuyến. Mọi vị trí có chung một vĩ độ thì được gọi là nằm trên cùng một vĩ tuyến.
1 vĩ độ bằng bao nhiêu km?
Có khá nhiều bạn thắc mắc rằng 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km. Ta cần tính chiều dài của một độ cung để biết được bán kính Bắc – Nam của suất cong và khoảng cách bề mặt trên 1 độ khi thay đổi về vĩ độ là gì. Dù chỉ số của vĩ độ là gì thì chiều dài của một độ cung trong khác biệt về vĩ độ với hướng Bắc – Nam sẽ tương ứng với 111 kilomet.
Tùy vào từng vĩ độ mà sẽ có khoảng cách bề mặt ở trên 1 độ thay đổi về vĩ độ, bán kính Bắc – nam và bán kính Đông – Tây là không giống nhau. Như vậy, không thể xác định được chính xác rằng 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km.
Kinh độ là gì?
Khái niệm kinh độ là gì cũng nhận được không ít những thắc mắc. Kinh độ (λ) được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp lambda. Kinh độ là giá trị tọa độ địa lý theo hướng đông sang tây. Kinh độ được sử dụng phổ biến nhất trong hoa tiêu và bản đồ học toàn cầu. Một đường kinh độ sẽ tạo thành một nửa đường tròn lớn và được gọi là kinh tuyến. Ta có thể hiểu đơn giản thì kinh độ chính là các đường thẳng, thay vì vĩ tuyến và vĩ độ nằm ngang.
Kinh độ địa lý được xác định là số đo của góc nằm trong khoảng từ 0° từ kinh tuyến gốc tới +180° về phía đông và −180° về phía tây.
Mỗi độ kinh độ được chia làm 60 phút, mỗi phút lại được chia làm 60 giây. Ví dụ: biểu diễn kinh độ dưới dạng thập lục phân là: 23° 27′ 30″ kinh đông. Phần giây được liệt kê với phần thập phân để tăng độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, có một cách biểu diễn khác là sử dụng độ và phút, phần lẻ của phút sẽ được biểu diễn ở dưới dạng thập phân, ví dụ như: 23° 27,500′ kinh đông. Hoặc biểu diễn dưới dạng chỉ có độ và phần thập phân như là: 23,45833° kinh đông. Số đo của góc có thể chuyển đổi sang đơn vị radian, kinh độ có thể biểu diễn theo dạng phân số có dấu của π (pi), không dấu của 2π.
Kinh độ, vĩ độ của Việt Nam
Là một công dân Việt Nam, biết rõ kinh độ vĩ độ của Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Nếu ai đó hỏi kinh độ vĩ độ của Việt Nam là gì mà bạn không trả lời được thì quả là xấu hổ đúng không? Việt Nam là một quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông Nam Á ở ven biển Thái Bình Dương.
Đường biên giới trên đất liền của nước ta kéo dài 4.550 km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia; phía Đông của Việt Nam giáp biển Đông.
Thông tin về tọa độ kinh độ vĩ độ của Việt Nam như sau:
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn được gọi với cái tên núi Rồng (Long Sơn), với độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển, tọa độ là 23°21’ vĩ Bắc, 105°18’ kinh Đông. Cột cờ Lũng Cú được cho là điểm cực Bắc của Việt Nam. Thực chất, qua số liệu địa lý đo đạc được, điểm cực Bắc nước ta còn nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2km nữa (ở tọa độ: 23°22’ vĩ Bắc, 105°20’ kinh Đông). Tuy nhiên, từ trước tới nay thì cột cờ quốc gia này mãi luôn tồn tại trong tâm thức mỗi người Việt như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền Tổ quốc.
Về cực Đông của diện tích đất liền, đã có nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh 2 địa điểm Mũi Đôi (tỉnh Khánh Hòa) và Mũi Điện (dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên) thì đâu mới đúng là điểm cực Đông của Việt Nam. Nhiều nhóm du lịch khi đặt chân đến Mũi Đôi và sử dụng những thiết bị định vị GPS thì hầu hết đã thừa nhận rằng địa điểm Mũi Đôi, tỉnh Khánh Hòa mới chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (tính trên diện tích phần đất liền). Bởi nếu xét ở phần đất liền thì Mũi Đôi là điểm ngoài cùng về phía Đông của Việt Nam có độ kinh Đông 109°27’55” – xa hơn về phía Đông so với độ kinh Đông 109°27’06” của Mũi Điện.
Cực Tây của diện tích đất liền Việt Nam có tọa độ là 22°25’ vĩ Bắc, 102°11’ kinh Đông tại A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cửa khẩu A Pa Chải, ngã ba biên giới ba nước Việt – Lào – Trung, cũng nằm tại đây. Điểm cực Tây của Việt Nam được đánh dấu bởi cột mốc biên giới hình tam giác. Cột mốc này có 3 mặt, được ghi bằng ngôn ngữ Việt – Lào – Trung, được Trung quốc xây dựng và đặt tại bản Tá Miếu, xã Sín Thầu.
Cuối cùng, Việt Nam có điểm cực Nam của diện tích đất liền ở Mũi Cà Mau. Hướng về phía Tây, mũi Cà Mau thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau, nằm cách thành phố Cà Mau khoảng hơn 100km. Khuôn viên khu du lịch Mũi Cà Mau sở hữu 2 công trình đánh dấu vị trí của mũi đất này. Đó là mốc tọa độ quốc gia (GPS 0001) và biểu tượng mũi Cà Mau có biểu tượng con tàu lướt sóng hướng ra biển khơi. Ở cánh buồm có ghi tọa độ 8°37’30” vĩ độ Bắc và 104°43’ kinh độ Đông.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ hiểu biết về vĩ độ là gì, kinh độ là gì. Nắm rõ các khái niệm của kinh độ vĩ độ là gì hay 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km, bạn đã có thể tự phân tích chỉ số vị trí địa lý thông qua số liệu vĩ độ và kinh độ. Qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng trả lời được thắc mắc về kinh độ vĩ độ của Việt Nam nếu có ai đó hỏi.