Hội chứng trái tim tan vỡ xảy ra do sự gián đoạn tạm thời về chức năng bơm máu bình thường tại một vùng tim. Phần còn lại của tim vẫn hoạt động bình thường hoặc có các cơn co thắt mạnh hơn. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể do phản ứng của tim với sự gia tăng các kích thích tố căng thẳng.
Bệnh trái tim tan vỡ cũng được gọi là bệnh lý cơ tim takotsubo, hội chứng phình đỉnh tim hoặc bệnh cơ tim do căng thẳng. Các triệu chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được và tình trạng này thường tự thay đổi trong vài ngày hoặc vài tuần.
Mức độ phổ biến của hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hội chứng trái tim tan vỡ là một tình trạng hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim. Hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh cơ tim căng thẳng là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Hội chứng trái tim tan vỡ khác với cơn đau tim như thế nào?
Các cơn đau tim thường do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn của động mạch tim. Sự tắc nghẽn này là do cục máu đông hình thành tại vị trí thu hẹp bởi tích tụ mỡ (xơ vữa động mạch) trong thành động mạch. Ngược lại, đối với hội chứng trái tim tan vỡ, các động mạch tim không bị tắc nghẽn, mặc dù lưu lượng máu trong động mạch của tim có thể bị giảm.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ là:
- Đau ngực
- Khó thở
- Hụt hơi
- Đổ mồ hôi
- Chóng mặt.
Bất kỳ cơn đau ngực kéo dài hay dai dẳng nào đều có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, vì vậy bạn cần cẩn trọng và đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang bị đau ngực, nhịp tim rất nhanh hoặc bất thường hay khó thở sau một sự kiện căng thẳng, hãy gọi cấp cứu ngay.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ không rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng các kích thích tố căng thẳng như adrenaline, có thể tạm thời làm tổn thương tim của một số người. Tình trạng co thắt tạm thời các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này.
Hội chứng trái tim tan vỡ thường xảy ra sau sự cố về thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một số tác nhân gây ra hội chứng này là:
- Tin tức về cái chết bất ngờ của một người thân
- Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo
- Bị lạm dụng
- Mất hoặc thắng rất nhiều tiền
- Tranh cãi gay gắt
- Một bữa tiệc bất ngờ
- Trình diễn trước công chúng
- Mất việc
- Ly hôn
- Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.
Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm: