Chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ 2-20 tuổi (tham khảo WHO)

Thế nhưng để đưa ra kế hoạch tăng chiều cao khoa học, trước hết cha mẹ cần xác định được chiều cao cân nặng của trẻ đang ở đâu so với chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về chiều cao cân nặng của trẻ qua từng độ tuổi và đưa ra những cách tăng chiều cao nhanh chóng cho trẻ.

chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ

Chiều cao cân nặng của trẻ nhà bạn đang ở đâu so với chuẩn?

Ý nghĩa của bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi để hỗ trợ cha mẹ trong việc nuôi con cao lớn. Dựa vào Bảng chiều cao cân nặng này, cha mẹ có thể:

  • Dễ dàng theo dõi tiến trình phát triển chiều cao của trẻ: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được xem là hệ quy chiếu gốc chiều cao cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Dựa vào đó, cha mẹ dễ dàng theo dõi những thay đổi trong tiến trình phát triển tầm vóc của trẻ. Đồng thời, xác định được chiều cao của con đang thừa hay thiếu so với các bạn bè đồng trang lứa.

  • Nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi còn giúp cha mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn, ở giai đoạn từ 1 – 5 tuổi, phần lớn trẻ em đều mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng. Khi này, dựa vào cân nặng chuẩn được quy định trong Bảng, cha mẹ có thể biết được trẻ đang thiếu cân hay thừa cân để có phương pháp điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp, không làm ảnh hưởng khả năng tăng chiều cao của trẻ.

  • Đưa ra phương pháp tăng chiều cao phù hợp với thể trạng của trẻ: Dựa vào tốc độ phát triển chiều cao và tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể đưa ra phương pháp phù hợp để cải thiện chỉ số này, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của trẻ. Cứ như thế, trẻ sẽ sớm đạt được các chỉ số chuẩn theo thống kê của WHO.

Để giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển tối đa trong 3 giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển chiều cao, cha mẹ cần theo dõi Bảng chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi ngay từ sớm để xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

Chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi của trẻ

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi của WHO căn cứ vào sự thay đổi chiều cao trên thực tế của các đối tượng ở từng nhóm tuổi khác nhau trên toàn thế giới. Phía dưới đây là chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ qua từng độ tuổi ở cả 2 giới nam và nữ, được WHO cập nhật vào năm 2017.

Nam

BẢNG CHIỀU CAO CÂN NẶNG CHUẨN CỦA NAM TỪ 2 – 20 TUỔI

Tuổi

Chiều cao (m)

Cân nặng (kg)

Tuổi

Chiều cao (m)

Cân nặng (kg)

2

86.8

12.5

12

149.7

39.9

3

95.2

14.0

13

156.2

45.3

4

103.3

16.3

14

163.8

50.8

5

110

18.4

15

170.1

56.0

6

116

20.6

16

173.4

60.8

7

121.7

22.9

17

175.2

64.4

8

127.3

25.6

18

176.1

66.9

9

133.3

28.6

19

176.5

68.9

10

138.4

32.0

20

177

70.3

11

143.5

35.6

Có thể thấy được sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ nam diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn dậy thì (từ 10 – 16 tuổi). Tuy nhiên, trẻ chỉ đạt mức chuẩn như trên nếu được đầu tư đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Nữ

BẢNG CHIỀU CAO CÂN NẶNG CHUẨN CỦA NỮ TỪ 2 – 20 TUỔI

Tuổi

Chiều cao

Cân nặng

Tuổi

Chiều cao

Cân nặng

2

85.5

12

12

151.5

41.5

3

94.0

14.2

13

157.1

45.8

4

102.7

15.4

14

160.4

47.6

5

110

17.9

15

162.1

52.1

6

115.4

19.9

16

162.7

53.5

7

120.8

22.4

17

163.4

54.4

8

126.6

25.8

18

163.7

56.7

9

132.5

28.1

19

164

57.1

10

138.6

31.9

20

164.2

58.0

11

144.8

36.9

Giống với nam, chiều cao cân nặng của trẻ nữ cũng có sự thay đổi liên tục qua từng năm và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì (từ 8 – 14 tuổi). Điều cần chú ý là giai đoạn dậy thì ở nữ, sự thay đổi chiều cao còn phụ thuộc vào sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Do đó, cha mẹ cần có sự chuẩn bị tươm tất từ những giai đoạn trước để trẻ có thể đạt được tốc độ tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn này.

Điều gì ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ?

chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Theo các chuyên gia y tế, sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố chính mà cha mẹ không nên xem nhẹ.

Di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học, có khoảng 700 mã gen trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Các bộ gen này đều được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, di truyền chỉ chiếm 23% khả năng quyết định chiều cao chuẩn.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là chìa khóa để giúp trẻ đạt được chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng không cân bằng, trẻ sẽ không thể đạt được tốc độ phát triển tối đa trong các giai đoạn phát triển chiều cao. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tạo lập thói quen ăn uống đúng cách cho trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu cha mẹ cần chú ý.

Bệnh lý

Tuy không được nhắc đến thường xuyên nhưng bệnh tật là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng tăng trưởng của trẻ. Bệnh tật khiến cơ thể trẻ trở nên yếu ớt, sức đề kháng suy giảm làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, vận động cơ thể,… tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện tầm vóc của trẻ.

Vận động

Vận động là 1 trong 4 yếu tố chính quyết định chiều cao chuẩn của con khi trưởng thành. Nếu không vận động, các xương sẽ không được kích thích lực để sụn bồi đắp, xương tăng chiều dài, ngược lại sẽ sớm cốt hóa, khiến trẻ chưa tới tuổi đã ngừng phát triển chiều cao.

Tình thương của cha mẹ

Tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ là một cách giúp trẻ thoát khỏi những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống để có thể phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất. Với tâm trạng thoải mái, vui vẻ, cơ thể trẻ sẽ tích cực đón nhận hiệu quả từ các hoạt động cải thiện chiều cao.

Chế độ nghỉ ngơi

Một chế độ nghỉ ngơi không chỉ là lúc giúp trẻ thư giãn đầu óc, tăng sự tiết hormone tăng trưởng của tuyến yên mà còn là thời điểm các tế bào trong cơ thể có thời gian để thanh lọc độc tố, tái tạo nguồn năng lượng. Ngoài ra, đây cũng là lúc mô cơ, xương và các khớp được nới lỏng, tạo điều kiện để sụn tăng sinh và bồi đắp nhằm tăng chiều dài cho xương.

Cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn đúng nhất

Thời điểm là yếu tố cha mẹ cần chú ý nếu muốn đo chính xác chiều cao cân nặng của trẻ. Bởi lẽ, chiều cao và cân nặng có sự thay đổi liên tục vào các thời điểm trong ngày.

Khi cơ thể trẻ thực hiện các hoạt động, chiều cao sẽ thấp hơn chiều cao thật khoảng 1 – 2cm do sự nén lại của các đốt xương. Tuy nhiên, xương sẽ bắt đầu giải nén khi cơ thể bắt đầu nghỉ ngơi vào buổi tối. Tương tự, cân nặng cũng sẽ thay đổi khi trẻ nạp thức ăn, nước vào cơ thể. Do đó, đo chiều cao và cân nặng vào buổi sáng khi vừa thức dậy là chính xác nhất.

Đồng thời, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau khi đo chiều cao cân nặng của trẻ:

  • Đảm bảo trẻ không mang dép, giày và tất, tốt nhất là đi chân đất.
  • Không cho trẻ đội mũ, cài tóc, cột tóc, tốt nhất là để tóc thẳng.
  • Đo chiều cao khi trẻ thực hiện tư thế đứng thẳng với đầu, cổ, mông và gót chân cùng nằm trên một đường thẳng, cằm hướng xuống, mắt nhìn thẳng.
  • Nếu trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ có thể đo chiều cao cho con ở tư thế nằm ngửa.
  • Cha mẹ cần chú ý chọn các loại thước đo hoặc cân có độ chính xác cao để tránh sai lệch kết quả.

Sau khi đã xác định được chiều cao cân nặng của trẻ, cha mẹ nên có bước so sánh kết quả với bảng chiều cao chuẩn của WHO để biết được tình trạng chiều cao hiện tại của con và có phương án cải thiện chiều cao phù hợp.

Cha mẹ nên làm gì sau khi đo chiều cao cân nặng của trẻ?

  • Phần lớn chiều cao của mọi trẻ em trên thế giới đều ngang bằng nhau khi tròn 3 tuổi. Tuy nhiên, đến khi trưởng thành, chiều cao của người Châu Á thấp hơn hẳn so với người Châu Mỹ, Châu Âu. Nguyên nhân được cho là do lối sống và cách chăm sóc của cha mẹ trong tiến trình phát triển chiều cao của trẻ.
  • Để giúp trẻ đạt được chiều cao chuẩn, cha mẹ cần có cách cải thiện chiều cao hợp lý dựa vào các yếu tố then chốt là dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Vượt chỉ số chuẩn

Nếu chiều cao cân nặng của trẻ hiện tại đã đạt hoặc vượt chỉ số chuẩn, chúc mừng cha mẹ vì đã có cách cải thiện chiều cao cho con rất hiệu quả. Thế nhưng, không vì vậy mà cha mẹ và trẻ bắt đầu lơ là việc thực hiện kế hoạch tăng chiều cao.

Để tiếp tục đạt được tốc độ phát triển chiều cao tối đa trong những năm tiếp theo, cha mẹ cần đốc thúc con duy trì những thói quen lành mạnh về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ như trước đây.

lối sống lành mạnh

Dù chiều cao đã vượt chỉ số chuẩn, trẻ vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh để tiếp tục đạt được tốc độ phát triển tối đa trong những năm tiếp theo

Thấp hơn chỉ số chuẩn

Nếu chiều cao cân nặng của trẻ hiện tại thấp hơn so với chỉ số chuẩn tức là kế hoạch cải thiện chiều cao cho trẻ của cha mẹ bấy lâu nay đã không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, cha mẹ cần xem xét và điều chỉnh kế hoạch cải thiện chiều cao ngay lập tức để giúp trẻ “đuổi kịp” tốc độ phát triển chiều cao tối đa của giai đoạn đó.

Dưới đây là những chú ý trong kế hoạch cải thiện chiều cao cho con mà cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Thông qua chế độ ăn uống, cơ thể nói chung và xương nói riêng được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển về chiều dài, giúp tăng chiều cao nhanh chóng.

Các nhóm dưỡng chất nên tăng cường

  • Protein (chất đạm): Protein là nhóm chất dinh dưỡng bắt buộc phải có trong bữa ăn mỗi ngày của con. Protein giúp duy trì sức khỏe của xương, tăng cường các mô cơ và giảm tỷ lệ xuất hiện các bệnh như xương yếu, dễ gãy ở trẻ nhỏ hoặc thoái hóa xương khớp, loãng xương ở người có tuổi.

  • Chất xơ: Một chế độ ăn giàu chất xơ giúp cơ thể trẻ nhận được đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương. Đồng thời, chất xơ còn giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột.

  • Canxi và các dưỡng chất tăng cường hấp thụ Canxi: Canxi là thành phần then chốt trong cấu trúc của hệ xương. Do đó, tăng cường bổ sung Canxi là điều quan trọng để xương đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa. Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất giúp hấp thụ Canxi như kẽm, đồng, natri, sắt, collagen type 2,… cũng là điều cần thiết.

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Do đó, cha mẹ có thể bổ sung các chất này cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như trứng, thịt đỏ, hải sản, các loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu và các chế phẩm từ sữa.

Các thực phẩm cần tránh

  • Nước ngọt và các loại đồ uống có gas: Theo các nghiên cứu, nước ngọt và đồ uống có gas có chứa nhiều đường làm tăng insulin trong máu, gây ức chế khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể.

  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,… có chứa nhiều tinh bột, chất béo bão hòa và chất béo dư thừa, gây rối loạn điều hòa chuyển hóa lipid, làm giảm mật độ khoáng trong xương.

Trong một đánh giá nghiên cứu về mối quan hệ giữa xương, chất béo và đường, các chuyên gia đã kết luận, khi hàm lượng chất béo và đường trong cơ thể càng cao, tính toàn vẹn của cấu trúc xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Do đó, tốt nhất cha mẹ nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, tránh để trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương như NuBest đã liệt kê phía trên.

Tăng cường thời gian vận động cho trẻ là điều cần thiết

Tập thể dục là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Việc này giúp kéo dài các dải sụn và gân trên toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện để xương phát triển tốt hơn. Ngoài ra, đây còn là một cách thúc đẩy sự gia tăng của các hormone tăng trưởng bên trong cơ thể. Đặc biệt, những hoạt động ngoài trời còn giúp cơ thể trẻ nhận được đủ hàm lượng vitamin D, tăng khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể.

tăng cường vận động

Tập luyện môn thể thao phù hợp thể trạng với cường độ vừa phải giúp chiều cao phát triển tối đa

Dưới đây là những môn thể thao mang lại tác động mạnh đối với sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ:

  • Yoga: Các bài tập yoga giúp cơ thể thiết lập tư thế đúng, nhờ đó hệ xương phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để xương có thể đạt được tốc độ phát triển tối đa. Ngoài ra, sự kích thích lực của các bài tập lên các mô cơ, xương, sụn còn giúp duy trì sự linh hoạt của cơ bắp.

  • Đu xà: Lực hấp dẫn tác động không ngừng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, đu xà là môn thể thao chống lại trọng lực. Thông qua thao tác đu người trên xà, phần xương đốt sống và thân dưới được kéo giãn. Đồng thời, đu xà còn giúp xây dựng cơ bắp thân trên hiệu quả hơn.

  • Bơi lội: Bơi lội là lựa chọn lý tưởng, kích thích khả năng phát triển chiều cao vượt trội của con. Bơi lội giúp kéo dài xương cột sống, cổ và các cơ cốt lõi trên cơ thể, đồng thời thúc đẩy hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể hướng cho con lựa chọn các môn thể thao khác như cầu lông, bóng rổ, nhảy dây, chạy xe đạp,… Có 3 điều cần chú ý khi vận động cơ thể chính là: tập từ 30 – 45 phút mỗi ngày, cường độ vừa phải khởi động, giãn cơ trước và sau khi luyện tập.

Xem thêm các bài tập khác tại: #15 Bài tập tăng chiều cao hiệu quả nhất (cao thêm 5-10cm)

Đầu tư nhiều hơn vào chất lượng giấc ngủ

Mọi hoạt động của cơ thể trong ngày đều kích thích sự sản sinh của hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, hàm lượng này sẽ được tiết ra gấp 10 lần khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, đặc biệt là vào lúc 23 giờ – 1 giờ sáng hôm sau.

Thiếu ngủ có thể khiến hormone tăng trưởng bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tim mạch, tăng nguy cơ bị béo phì, suy giảm khả năng phát triển chiều cao. Do đó, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ trước 10 giờ khuya và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

nghỉ ngơi

Một giấc ngủ sâu là điều quan trọng thúc đẩy chiều cao cân nặng của trẻ tăng lên nhanh chóng

Để trẻ có thể tận dụng triệt để lợi ích của giấc ngủ đối với chiều cao, cha mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Không ăn quá muộn: Một bữa ăn muộn khiến dạ dày và các bộ phận liên quan trong cơ thể bạn phải thực hiện quá trình tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ thức, gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

  • Không vận động cường độ cao: Tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ gây căng thẳng lên các cơ và khớp xương, khiến quá trình bồi đắp sụn diễn ra kém hiệu quả. Tốt nhất là cha mẹ chỉ nên cho con thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng.

  • Không sử dụng thiết bị điện tử khi ngủ: Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính, tivi,… có thể làm ảnh hưởng đến nhận thức của não về chu kỳ ngủ – thức. Do đó, không nên cho con sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Theo các chuyên gia, nhiệt độ phù hợp để có một giấc ngủ ngon dao động từ 18 – 22 độ C, bởi lẽ nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ.

Xem thêm các hướng dẫn về giấc ngủ tại: 12 Cách ngủ ngon giúp phát triển chiều cao

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ngay từ sớm

  • Trong suốt quá trình nuôi con cao lớn, cha mẹ sẽ gặp không ít những rào cản khiến chiều cao trẻ không thể đạt tốc độ phát triển tối đa. Bảo quản và chế biến thực phẩm sai cách khiến dinh dưỡng trong món ăn không được bảo toàn, cơ thể trẻ kém hấp thu đều là những nguyên nhân khiến xương không có đủ dưỡng chất để phát triển chiều dài.
  • Các loại TPBVSK hiện nay đều được nghiên cứu kỹ và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để mang lại hiệu quả tối đa. Chẳng hạn như một số TPBVSK hỗ trợ phát triển chiều cao của Mỹ đã áp dụng công nghệ Nano (Nano canxi) và công nghệ thủy phân (Collagen thủy phân) kết hợp với các dưỡng chất cần thiết để giúp xương có đủ dưỡng chất tăng chiều dài vượt trội.

thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Lựa chọn TPBVSK cha mẹ cần chú ý đến thành phần, độ tuổi, xuất xứ và giấy tờ liên quan để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của con

  • Để lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ, trước hết cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin sản phẩm như thành phần, độ tuổi sử dụng, xuất xứ, đặc biệt là các chứng nhận có liên quan. Nếu lựa chọn TPBVSK của Mỹ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chứng nhận FDA Hoa Kỳ (chứng nhận bắt buộc về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm để lưu hành trên lãnh thổ nước Mỹ và toàn cầu).
  • Đồng thời, hãy liên hệ với các nhà phân phối chính hãng để được tư vấn chi tiết và sử dụng các sản phẩm đúng chất lượng, tránh tình trạng sử dụng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chiều cao cân nặng của trẻ có sự thay đổi liên tục từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi. Trong đó, quá trình tăng chiều cao sẽ diễn ra mạnh mẽ khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, để trẻ đạt được tốc độ phát triển tối đa qua từng năm, cha mẹ cần có kế hoạch cải thiện chiều cao khoa học. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tạo lập thói quen vận động, tăng cường chất lượng giấc ngủ và sử dụng TPBVSK hỗ trợ phát triển chiều cao là 4 điều cơ bản của kế hoạch tăng chiều cao mà cha mẹ cần nắm rõ.