Một bảng màu sắc thường chia thành hai loại cơ bản: nóng và lạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về bảng màu sắc cơ bản và tên tiêu chuẩn của nó. Hãy cùng Blog Màu Sắc tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Các loại màu sắc
Có rất nhiều màu sắc tồn tại mà bạn có thể chưa từng nghe đến. Chúng ta hãy khám phá một số màu này và những gì chúng đại diện. Việc sử dụng màu sắc khác nhau giữa các nền văn hóa và điều quan trọng là phải đảm bảo rằng màu sắc bạn đang sử dụng phù hợp với đối tượng của mình.
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ thiết kế nào và có thể được sử dụng để truyền tải một thông điệp cụ thể. Các màu sắc khác nhau cũng có thể gợi lên những cảm xúc khác nhau và mỗi màu có một lịch sử và ý nghĩa khác nhau đối với nó. Với những sự thật này, chúng ta có thể thấy màu sắc quan trọng như thế nào như một khía cạnh của thiết kế.
Màu nóng
Là những gam màu được tạo ra từ một số gam màu chính như đỏ, da cam, vàng gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao. Khi sử dụng các gam màu nóng trong thiết kế nội thất không gian sống của các gia đình sẽ trở nên ấn tượng, ấm cúng hơn bao giờ hết.
Màu lạnh
Bao gồm các gam màu dịu nhẹ như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Nếu như màu nóng mang đến vẻ đẹp ấn tượng thì màu lạnh lại biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, êm dịu. Khi thiết kế nội thất các các gam màu lạnh được sử dụng phổ biến trong những căn hộ có diện tích khiêm tốn nhằm giúp không gian trở nên thoáng rộng hơn bao giờ hết.
Bảng từ vựng màu sắc tiếng anh đầy đủ nhất
color : màu sắc
White: /waɪt/: màu trắng
Green: /griːn/: màu xanh lá cây
Avocado: /ævə´ka:dou/: màu xanh đậm ( màu xanh của bơ )
Limon: / laimən/: màu xanh thẫm ( màu chanh )
Chlorophyll: / ‘klɔrəfili /: xanh diệp lục
Emerald: / ´emərəld/: màu lục tươi
Blue:/bl:u/: màu xanh da trời
Sky: / skaɪ/: màu xanh da trời
Torquoise: màu ngọc lam
Red: /red/:màu đỏ
Yellow: / ˈjel.əʊ/: màu vàng
Melon: /´melən/: màu quả dưa vàng
Sunflower: / ´sʌn¸flauə/: màu vàng rực
Orange: / ˈɒr.ɪndʒ/ :màu da cam
Tangerine: / tændʒə’ri:n/: màu quýt
Black:/ blæk/: màu đen
Violet / purple: màu tím
Pink: / pɪŋk /:màu hồng
Lavender: / /´lævəndə(r)/:sắc xanh có ánh đỏ
Gillyflower: / ´dʒili¸flauə/: màu hồng tươi ( hoa cẩm chướng )
Baby: màu hồng tươi ( tên gọi màu son của phụ nữ )
Salmon: / ´sæmən/: màu hồng cam
Brown: / /braʊn/ :màu nâu
Cinnamon: / ´sinəmən/: màu nâu vàng
Beige/ gray/ grey: màu xám
Sliver/ sliver – colored: màu bạc
Gold/ gold- colored: màu vàng
Bright red: /brait red /: màu đỏ sáng
Cherry: màu đỏ giống màu quả cherry
Wine: đỏ màu rượu vang
Plum: / plʌm/: màu đỏ mận
Eggplant: màu cà tím
Grape: / greɪp/: màu tím thậm
Orchid: màu tím nhạt
Bright blue: /brait bluː/ : màu xanh nước biển tươi
Bright green: /brait griːn/ : màu xanh lá cây tươi
Light brown: /lait braʊn / : màu nâu nhạt
Light green: /lait griːn /: màu xanh lá cây nhạt
Light blue: /lait bluː/: màu xanh da trời nhạt
Dark brown : /dɑ:k braʊn/ : màu nâu đậm
Dark blue: /dɑ:k bluː/: màu xanh da trời đậm
Dark green: /dɑ:k griːn/ : màu xanh lá cây đậm
12 màu sắc cơ bản trong bảng màu sắc
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu.
>> Xem thêm: Quy luật phối màu nội thất, cách nắm bắt tông màu chuẩn
Cách phối màu dựa theo bảng màu sắc
Phối màu không sắc (Achromatic): Bạn dùng 3 màu màu đen, màu trắng và màu xám để phối kết hợp với nhau. Chú ý trong nguyên tắc này bạn chỉ được sử dụng 3 gam màu kể trên.
Phối màu tương tự (Analogous): Sử dụng ba màu liền nhau trên vòng tròn màu để phối với nhau.
Phối màu chỏi (Clash): Để thực hiện nguyên tắc này bạn sử dụng màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu sắc.
Phối màu bổ sung (Complementary): Trên vòng tròn màu sắc bạn phối các màu đối diện với nhau.
Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng 1 màu chính kết hợp với những màu có gam màu tương tự.
Phối màu trung tính (Neutral): Chọn một gam màu làm chủ đạo rồi phối với các gam màu sáng (tối) hơn.
Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary): Bạn phối màu chủ đạo với 2 màu ở 2 bên của gam màu bổ sung.
Phối màu căn bản (Primary): Sử dụng 3 gam màu căn bản Đỏ – Vàng – Xanh để phối với nhau. Cũng giống như nguyên tắc phối màu không sắc, phối màu căn bản ít được các gia chủ lựa chọn bởi nó không thể tạo nên ấn tượng và điểm nhấn cho không gian sống.
Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Gam màu chính sẽ được phối với 2 màu bổ sung ở cấp thứ hai.
Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary): Gam màu chính sẽ được phối với 2 màu bổ sung ở cấp thứ ba.
Lời kết
Trên đây là những tổng hợp về bảng màu sắc cơ bản và tên gọi chuẩn nhất. Hi vọng bạn có thể sử dụng những thông tin mà Blogmausac.com cung cấp để tạo nên những tác phẩm sáng tạo và mang phong cách độc đáo của chính mình.