Kiến sống theo đàn trong các thuộc địa phức tạp, với kiến chúa đứng đầu và kiến thợ tìm kiếm thức ăn và bảo vệ tổ. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về tổ kiến, cách chúng được xây dựng và vận hành.
Thuật ngữ “thuộc địa” không chỉ mô tả cấu trúc vật lý nơi chúng sống (tổ) mà còn cả các quy tắc trong xã hội loài kiến mà chúng đề ra và công việc chúng làm.
Những gò đất nhô lên là dấu hiệu quen thuộc của một tổ kiến. Tuy nhiên, đây không thực sự là tổ của chúng. Thay vào đó, những gò đất này là lối ra vào tổ. Những gò đất này được tạo thành từ bụi bẩn, cát và các vật liệu khác mà kiến phải loại bỏ khi chúng đào các đường hầm ngầm và các buồng nơi làm tổ. Thực tế, tổ của kiến trải dài dưới lòng đất, một số thậm chí sâu tới 8 mét.
Các thành phần trong một tổ kiến
Về mặt tổ chức xã hội, thuộc địa thường là nhà của bốn loại kiến khác nhau.
Kiến chúa
Kiến chúa, như tên gọi, nó là kẻ sáng lập và lãnh đạo thuộc địa. Chức năng chính của kiến chúa là làm tăng dân số thuộc địa bằng cách đẻ hàng ngàn quả trứng. Các buồng của kiến chúa nằm sâu bên trong tổ kiến ở những nơi khó tìm kiếm nhất. Kiến chúa sống lâu hơn nhiều so với kiến đực và kiến thợ, một số loài kiến chúa có thể sống thọ đến 30 năm. Chúng có đôi cánh năng động và lớn hơn nhiều so với những con kiến thông thường bên ngoài thuộc địa.
Kiến đực
Kiến đực có vai trò duy nhất là giao phối với kiến chúa để nó có thể đẻ trứng. Kiến đực chết ngay khi chúng hoàn thành nhiệm vụ này và hiếm khi thấy bên ngoài tổ.
Kiến thợ
Hầu hết các thành viên trong tổ kiến là con cái và gần như mọi con kiến bạn thấy đều là con cái. Kiến thợ là con cái, nhưng không giống như kiến chúa, chúng không thể đẻ trứng. Thay vào đó, kiến thợ chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì tổ, bảo vệ thuộc địa khỏi những con kiến khác muốn xâm lược và quan trọng nhất là nuôi dưỡng thuộc địa. Kiến thợ tìm kiếm thức ăn, thu thập và phân bổ thực phẩm, đảm bảo con non vừa được sinh ra phát triển đầy đủ cho đến khi trưởng thành. Kiến thợ không bao giờ nhàn rỗi. Tùy thuộc vào loài, kiến thợ có thể sống trong một vài tuần hoặc tối đa một năm.
Kiến cánh
Thỉnh thoảng trong cuộc đời của mình, kiến chúa sẽ đẻ một số trứng để nở thành con đực và con cái có cánh được gọi là kiến cánh. Một khi chúng trưởng thành, những con kiến này rời khỏi thuộc địa. Công việc của chúng là tìm một vùng đất mới để làm tổ.
Con đực và con cái sẽ giao phối với nhau, sau đó con đực chết và con cái trở thành kiến chúa, đẻ trứng và bắt đầu xây dựng một xã hội mới.
Tổ kiến tồn tại được bao lâu
Sau khi được thành lập, tổ kiến sẽ hoạt động cho đến khi con kiến chúa qua đời. Do đó, tuổi thọ trung bình của một tổ kiến là khác nhau đối với từng loài kiến.
Một số loài kiến gây hại nhất là kiến lửa và kiến thợ mộc. Kiến lửa là một loài hung dữ có hại cho vật nuôi và thậm chí cả con người, đặc biệt là trẻ em. Kiến lửa chúa có thể sống và đẻ hơn 1.000 quả trứng mỗi ngày trong vòng 7 năm. Kiến thợ mộc làm tổ bên trong các cấu trúc bằng gỗ và có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, không giống như mối, chúng không ăn gỗ. Đàn kiến thợ mộc có thể phát triển mạnh đến 5 năm. Nói chung, tổ hoặc gò càng lớn, số lượng kiến càng đông.
Số lượng kiến trung bình trong một tổ
Dân số trung bình của một tổ kiến phụ thuộc vào loài. Tổ của kiến lửa có thể là nhà của hàng chục ngàn con kiến. Giống như một số loài khác, kiến lửa có thể tạo ra thứ gọi là siêu tổ. Một siêu tổ là sự kết hợp của nhiều tổ lại với nhau, với nhiều kiến chúa trong đó… Siêu tổ có vùng lãnh thổ trải dài hàng dặm với sự góp mặt của hàng triệu con kiến.
Tổ của kiến thợ mộc nhỏ hơn một chút và phát triển dần dần. Ngoài ra, đàn kiến thợ mộc có chỉ phục tùng một kiến chúa duy nhất và chỉ duy nhất một kiến chúa trong tổ. Kiến nhà hoặc kiến hôi thường tìm thức ăn từ các loại thực phẩm có đường trong nhà. Giống như kiến lửa, thuộc địa của chúng có thể là nhà của nhiều kiến chúa. Những con kiến này cũng di chuyển thường xuyên, thiết lập nhiều ổ tạm thời khiến cho việc ước tính số lượng kiến chính xác trong tổ rất khó khăn.