Khoai tây là loại cây lương thực – thực phẩm được sử dụng khá nhiều nơi trên thế giới. Hiện có đến 5.000 giống khác nhau và tùy sở thích mà mỗi nơi lại trồng một loại riêng. Nếu bạn cũng yêu thích loại củ này thì hãy học cách tự trồng chúng tại nhà để cả gia đình mình sử dụng rau củ quả siêu sạch nhé! Thông qua bài viết, Khuyến Nông TPHCM sẽ hướng dẫn bạn cách trồng khoai tây tại nhà đơn giản nhất và vẫn thu được năng suất cao.
Giới thiệu cây khoai tây
Khoai tây là một trong những loại cây trồng lấy củ thuộc họ Cà (Solanaceae) với tên khoa học là Solanum tuberosum. Chúng được xuất xứ từ miền Nam Peru và cực Tây bắc Bolivia. Sau đó nhờ những người Tây Ban Nha du nhập loại củ này vào châu Âu. Tiếp đó, chúng lại được vận chuyển theo đường biển để đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cây khoai tây là loài cây thân thảo, chiều cao thân cây khoảng tầm 50 – 60cm. Sau khi ra hoa chúng sẽ chết đi.
Hoa khoai tây màu trắng, đỏ, hồng xanh hoặc tím. Nhụy hoa màu vàng.
Đây là một trong những cây trồng vụ đông vì ưa lạnh. Chúng khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc và thích nghi nhanh với nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Từ củ khoai tây bạn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như làm salad, chiên, nấu soup, nấu canh,… đều rất ngon và bổ dưỡng.
Cách trồng khoai tây tại nhà
Để trồng khoai tây tại nhà, bạn hãy chuẩn bị và tiến hành trồng như hướng dẫn sau:
Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng
Đất trồng khoai tây là loại đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa,… Bạn chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng, tính thoát nước tốt và giữ ẩm tốt.
Để trồng tại nhà, bạn có thể tận dụng những dụng cụ trồng như chậu nhựa, thùng xốp, bao ximăng hoặc có thể dùng loại chậu trồng củ chuyên dụng rất tiện lợi hiện có bán nhiều trên thị trường.
Chuẩn bị giống
Để nhân giống khoai tây, người ta thường dùng củ. Củ giống được chọn phải có khối lượng từ 50gram trở lên. Đường kính củ tối thiểu tầm 4 – 5cm.
Ngoài ra, củ giống phải tươi ngon, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Bạn có thể trồng nguyên củ giống hoặc cắt miếng để tiết kiệm chi phí.
Trước khi trồng bạn nên chấm xi măng khô vào củ để chúng không bị thối nếu trường hợp mới trồng xong gặp mưa.
Nếu dùng củ giống bạn cần lưu ý vấn đề bảo quản vì củ rất dễ bị nấm mốc làm thối củ, giảm chất lượng giống.
Bạn cũng có thể chọn cách nhân giống khoai tây bằng hạt. Điều kiện bảo quản của hạt đơn giản hơn, tao tác trồng cũng không khó khăn nên những người mới trồng nên dùng hạt giống.
Tiến hành trồng khoai tây bằng củ
Trước khi trồng bạn nên thúc củ nảy mầm bằng cách sau:
- Đặt củ giống vào khay, đặt nơi thoáng mát để củ nảy mầm. Tuyệt đối không tưới nước hay phân bón lên củ khoai.
- Nếu muốn kích thích nảy mầm nhanh bạn có thể vùi củ trong cát ẩm.
- Khi củ nảy mầm được 2 – 3cm, bạn có thể đem củ đi trồng.
Thực hiện việc trồng khoai vào chậu như sau:
- Cho đất vào chậu đã chuẩn bị. San bằng mặt đất.
- Đào lỗ tầm 10 – 15cm rồi nhẹ nhàng đặt củ khoai tây giống xuống.
- Phủ lên trên một lớp đất 2 – 3cm che kín mầm cây
- Để cây có không gian phát triển, bạn nên trồng với mật độ 5 – 6 củ giống cho mỗi mét vuông đất. Các củ cách nhau 25 – 30cm là được.
- Sau 10 – 15 ngày cây khoai tây sẽ mọc đều.
Cách chăm sóc cây khoai tây
Quá trình chăm sóc cây khoai tây tương đối đơn giản. Bạn lưu ý những yếu tố sau đây:
Tưới nước
Khoai tây ưa nước nên suốt quá trình cây sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn mới trồng, bạn hãy luôn giữ ẩm cho đất.
Tùy tình hình thời tiết mà bạn tưới cây. Tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương để không ảnh hưởng mầm non.
Tuyệt đối đừng để chậu trồng bị khô nước dễ ảnh hưởng đến chất lượng củ. Điều kiện đầy đủ nước cộng với khí hậu mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho rễ cây hút nước từ đất để tạo thành tinh bột trong củ khoai tây.
Bón phân
Khi cây cao 50 – 60cm, bạn cung cấp phân bón để tiếp thêm sức cho cây. Hãy dùng phân hữu cơ bón xung quanh chậu nhằm kích thích cây cho nhiều củ.
Cây đủ sức khỏe mới chống chọi được với sương lạnh hay sự khắc nghiệt của thời tiết. Vì vậy bạn đừng bỏ qua việc bón phân.
Làm cỏ, phòng sâu bệnh
Cần chú ý làm sạch cỏ để cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Giữ sạch cỏ xung quanh gốc cũng là cách hữu hiệu để phòng trừ sâu bệnh.
Khoai tây ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh nhưn bạn vẫn thường xuyên chú ý và dùng những chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh ngay khi chúng xuất hiện.
Thu hoạch
Thời điểm khoai tây sẵn sàng cho thu hoạch là khi cây ra hoa hoặc lá chuyển màu vàngm cây bắt đầu lụi dần. Hoa tạo thành quả nhưng những quả này chứa chất độc alkaloid và solanine nên tuyệt đối không dùng để ăn nhé!
Trước khi thu hoạch bạn nên moi đất kiểm tra củ đã đủ lớn hay chưa. Khi củ đã đủ trưởng thành, bạn tiến hành thu bằng cách đổ toàn bộ đất trong thùng ra và gom củ.
Để đất khô ráo thuận tiện cho việc thu hoạch củ, bạn ngưng tưới nước 2 tuần nhé!
Tác dụng của củ khoai tây
Do có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nên chúng thường xuất hiện trong những bữa ăn gia đình. Sau đây là một số tác dụng không thể bỏ qua khi nhắc đến củ khoai tây:
- Giúp giảm đau, kháng viêm;
- Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch;
- Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa;
- Chúng còn ngăn chặn nguy cơ trầm cảm, giúp giảm căng thẳng thần kinh;
- Hỗ trợ bộ não phát triển, cải thiện trí nhớ;
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch;
- Cân bằng huyết áp;
- Ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh ung thư…
Chính vì thế mà hãy bổ sung khoai tây trong khẩu phần ăn của cả gia đình nhé!
Trên đây là cách trồng khoai tây đơn giản nhất tại nhà mà ai cũng tự làm được. Chúng tôi cũng điểm qua những công dụng tuyệt vời của loại củ này. Nếu có điều kiện, bạn hãy thử trồng chúng tại nhà nhé! Vườn rau nhà bạn sẽ đa dạng phong phú hơn đấy. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!