Toán lớp 3 chuyên đề tìm X cần lưu ý

Hôm nay vuihoc.vn sẽ giới thiệu tới con các dạng toán mở rộng của toán lớp 3 chuyên đề tìm x. Sau đây là phần kiến thức và bài tập, các con cùng học nhé.

1. Các dạng toán lớp 3 chuyên đề tìm x

kiến thức cần nhớ

1.1. Dạng toán tìm X số 1

Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với một chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

1.1.1. Phương pháp làm

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ
  • Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái
  • Bước 3: Trình bày, tính toán

1.1.2. Bài tập

Bài 1: Tìm X, biết:

a) X x 7 = 784 : 2

b) 6 x X = 112 x 3

c) X : 4 = 28 + 7

d) X : 3 = 250 – 25

Bài 2. Tìm x biết

a) x + 15 = 140 : 5

b) 39 + x = 384 : 8

c) 25 – x = 120 : 6

d) x – 57 = 24 x 5

1.1.3. Bài giải

Bài 1.

a) X x 7 = 784 : 2

X x 7 = 392

X = 392 : 7

X = 56

b) 6 x X = 112 x 3

6 x X = 336

X = 336 : 6

X = 56

c) X : 4 = 28 + 7

X : 4 = 35

X = 35 x 4

X = 140

d) X : 3 = 250 – 25

X : 3 = 225

X = 225 x 3

X = 675

Bài 2.

a) x + 15 = 140 : 5

x + 15 = 28

x = 28 – 15

x = 13

b) 39 + x = 384 : 8

39 + x = 48

x = 48 – 39

x = 9

c) 25 – x = 120 : 6

25 – x = 20

x = 25 – 20

x = 5

d) x – 57 = 24 x 5

x – 57 = 120

x = 120 + 57

x = 177

1.2. Dạng toán tìm X số 2

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

1.2.1. Phương pháp làm

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ
  • Bước 2: Tìm phép nhân, chia ở vế trái trước sau đó tìm X
  • Bước 3: Trình bày, tính toán

1.2.2. Bài tập

Bài 1. Tìm X biết

a) 44 – X : 2 = 30

b) 45 + X : 3 = 90

c) 75 + X x 5 = 300

d) 115 – X x 7 = 80

Bài 2. Tìm x biết

a) 126 : 6 + X = 73

b) 34 x 3 – X = 85

c) 93 – 44 : X = 91

d) 64 + 3 x X = 100

1.2.3. Bài giải

Bài 1.

a) 44 – X : 2 = 30

X : 2 = 44 – 30

X : 2 = 14

X = 14 x 2

X = 28

b) 45 + X : 3 = 90

X : 3 = 90 – 45

X : 3 = 45

X = 45 x 3

X = 135

c) 75 + X x 5 = 300

X x 5 = 300 – 75

X x 5 = 225

X = 225 : 5

X = 45

d) 115 – X x 7 = 80

X x 7 = 115 – 80

X x 7 = 35

X = 35 : 7

X = 5

Bài 2.

a) 126 : 6 + X = 73

21 + X = 73

X = 73 – 21

X = 52

b) 34 x 3 – X = 85

102 – X = 85

X = 102 – 85

X = 17

c) 93 – 44 : X = 91

44 : X = 93 – 91

44 : X = 2

X = 44 : 2

X = 22

d) 64 + 3 x X = 100

3 x X = 100 – 64

3 x X = 36

X = 36 : 3

X = 12

1.3. Dạng toán tìm x số 3

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

1.3.1. Phương pháp làm

  • Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng, trừ, nhân, chia
  • Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế trái trước, sau đó rồi tính vế phải. Ở vế trái, ta cần tính trong ngoặc trước
  • Bước 3: Khai triển và tính toán

1.3.2. Bài tập

Bài 1. Tìm X, biết

a) X + (112 – 53) = 89

b) X – (27 + 82) = 13

c) X x (16 : 4) = 42

d) X : (23 x 2) = 3

Bài 2. Tìm X, biết

a) (X + 24) – 61 = 32

b) (100 – X) + 12 = 54

c) (X : 5) x 7 = 49

d) (X x 8) + 28 = 98

1.3.3. Bài giải

Bài 1.

a) X + (112 – 53) = 89

X + 59 = 89

X = 89 – 59

X = 30

b) X – (27 + 82) = 13

X – 109 = 13

X = 13 + 109

X = 122

c) X x (16 : 4) = 44

X x 4 = 44

X = 44 : 4

X = 11

d) X : (23 x 2) = 3

X : 46 = 3

X = 46 x 3

X = 138

Bài 2.

a) (X + 24) – 61 = 32

X + 24 = 32 + 61

X + 24 = 93

X = 93 – 24

X = 69

b) (100 – X) + 12 = 54

100 – X = 54 – 12

100 – X = 42

X = 100 – 42

X = 58

c) (X : 5) x 7 = 49

X : 5 = 49 : 7

X : 5 = 7

X = 7 x 5

X = 35

d) (X x 8) + 28 = 108

X x 8 = 108 – 28

X x 8 = 80

X = 80 : 8

X = 10

1.4. Dạng toán tìm x số 4

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số

1.4.1 Phương pháp làm

  • Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia
  • Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ
  • Bước 3: Khai triển và tính toán

1.4.2. Bài tập

Bài 1: Tìm X, biết:

a) 375 – X : 2 = 500 : 2

b) 32 + X : 3 = 15 x 5

c) 56 – X : 5 = 5 x 6

d) 45 + X : 8 = 225 : 3

Bài 2: Tìm X, biết:

a) 125 – X x 5 = 5 + 45

b) 250 + X x 8 = 400 + 50

c) 135 – X x 3 = 5 x 6

d) 153 – X x 9 = 252 : 2

1.4.3. Bài giải

Bài 1.

a) 375 – X : 2 = 500 : 2

375 – X : 2 = 250

X : 2 = 375 – 250

X : 2 = 125

X = 125 x 2

X = 250

b) 32 + X : 3 = 15 x 5

32 + X : 3 = 75

X : 3 = 75 – 32

X : 3 = 43

X = 43 x 3

X = 129

c) 56 – X : 5 = 5 x 6

56 – X : 5 = 30

X : 5 = 56 – 30

X : 5 = 26

X = 26 x 5

X = 130

d) 45 + X : 8 = 225 : 3

45 + X : 8 = 75

X : 8 = 75 – 45

X : 8 = 30

X = 30 x 8

X = 240

Bài 2

a) 125 – X x 5 = 5 + 45

125 – X x 5 = 50

X x 5 = 125 – 50

X x 5 = 75

X = 75 : 5

X = 15

b) 250 + X x 8 = 400 + 50

250 + X x 8 = 450

X x 8 = 450 – 250

X x 8 = 200

X = 200 : 8

X = 25

c) 135 – X x 3 = 5 x 6

135 – X x 3 = 30

X x 3 = 135 – 30

X x 3 = 105

X = 105 : 3

X = 35

d) 153 – X x 9 = 252 : 2

153 – X x 9 = 126

X x 9 = 153 – 126

X x 9 = 27

X = 27 : 9

X = 3

2.5. Dạng toán tìm X số 5

Dạng toán tìm X có vế trái là một biểu thức hai phép tính có dấu ngoặc đơn và vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

2.5.1. Phương pháp làm

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia
  • Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau

2.5.2. Bài tập

Bài 1: tìm x, biết:

a) (x – 3) : 5 = 34

b) (x + 23) : 8 = 22

c) (45 – x) : 3 = 15

d) (75 + x) : 4 = 56

Bài 2: Tìm X, biết:

a) (X – 5) x 6 = 24 x 2

b) (47 – X) x 4 = 248 : 2

c) (X + 27) x 7 = 300 – 48

d) (13 + X) x 9 = 213 + 165

2.5.3. Đáp án

Bài 1

a) (x – 3) : 5 = 34

(x – 3) = 34 x 5

x – 3 = 170

x = 170 + 3

x = 173

b) (x + 23) : 8 = 22

x + 23 = 22 x 8

x + 23 = 176

x = 176 – 23

x = 153

c) (45 – x) : 3 = 15

45 – x = 15 x 3

45 – x = 45

x = 45 – 45

x = 0

d) (75 + x) : 4 = 56

75 + x = 56 x 4

75 + x = 224

x = 224 – 75

x = 149

Bài 2

a) (X – 5) x 6 = 24 x 2

(X – 5) x 6 = 48

(X – 5) = 48 : 6

X – 5 = 8

X = 8 + 5

X = 13

b) (47 – X) x 4 = 248 : 2

(47 – X) x 4 = 124

47 – X = 124 : 4

47 – X = 31

X = 47 – 31

X = 16

c) (X + 27) x 7 = 300 – 48

(X + 27) x 7 = 252

X + 27 = 252 : 7

X + 27 = 36

X = 36 – 27

X = 9

d) (13 + X) x 9 = 213 + 165

(13 + X) x 9 = 378

13 + X = 378 : 9

13 + X = 42

X = 42 – 13

X = 29

2. Bài tập thực hành có đáp án

2.1. Bài tập

Bài 1. Tìm x, biết:

a) x + 41 = 140 : 2

b) 23 + x = 84 : 2

c) 42 – x = 110 : 5

d) x – 27 = 16 x 5

Bài 2. Tìm X, biết:

a) 46 – X : 5 = 30

b) 58 + X : 6 = 90

c) 77 + X x 4 = 317

d) 215 – X x 7 = 80

Bài 3. Tìm X, biết:

a) X + (102 – 33) = 78

b) X – (27 + 82) = 13

c) X x (18 : 2) = 63

d) X : (12 x 3) = 4

Bài 4. Tìm Y, biết:

a) 102 – Y x 7 = 15 + 45

b) 254 + Y x 8 = 510 + 48

c) 145 – Y x 5 = 5 x 6

d) 173 – Y x 4 = 242 : 2

Bài 5. Tìm Y, biết:

a) (Y – 9) x 4 = 34 x 2

b) (67 – Y) x 3 = 96 : 2

c) (Y + 33) x 7 = 300 – 48

d) (19 + Y) x 9 = 128 + 160

2.2. Đáp án tham khảo

Bài 1.

a) 29

b) 19

c) 20

d) 107

Bài 2.

a) 80

b) 192

c) 60

d) 19 dư 2

Bài 3.

a) 9

b) 122

c) 7

d) 144

Bài 4.

a) 6

b) 38

c) 23

d) 13

Bài 5

a) 26

b) 51

c) 3

d) 13

Toán lớp 3 chuyên đề tìm x giúp các con ôn tập, mở rộng thêm các kiến thức, bài tập về tìm x. Để học tốt toán hơn con tham gia học toán tại vuihoc.vn nhé