Nội dung chương trình tin học lớp 3

Chương trình gồm 6 chương: Làm quen với máy tính, chơi cùng máy tính, em tập gõ bàn phím, em tập vẽ, em tập soạn thảo,học cùng máy tính. Đây là tên các nội dung chính trong chương trình tin học lớp 3 nhằm giúp các em biết nghiên cứu tài liệu và học kiến thức trên mạng.

– Chương 1: Làm quen với máy tính:

Chương mở đầu này có này có nhiệm vụ cung cấp hình ảnh thông tin về máy tính và các công cụ đi kèm theo nó như chuột máy tính hay bàn phím máy tính.

Ở từng nội dung bài học sẽ cung cấp cho các em đầy đủ kiến thức về bộ phận của một chiếc máy tính để bàn ngoài ra có thể mở rộng cho các em đến với những loại máy tính bảng, các loại laptop thông minh.

Ngoài ra, ở chương đầu tiên này, học sinh sẽ biết cách bật máy tính để khởi động máy thêm vào đó là những tư thế ngồi, khoảng cách an toàn khi học sinh sử dụng máy tính.

Trong quá trình làm gia sư dạy lớp 3 trực tuyến trên mạng, đa số các em chưa biết sử dụng máy vi tính hoặc laptop chỉ đơn giản với thao tác mở máy cũng không biết.

Đến với nội dung bàn phím máy tính, học sinh sẽ được thực hành gõ bàn phím máy tính thông qua các trò chơi, từ đó sẽ làm học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi học những bài đầu tiên về cách sử dụng bàn phím.

Sử dụng chuột cũng là một kỹ năng rất quan trọng khi học sinh sử dụng máy tính. Con chuột chính là công cụ điều khiển máy tính theo ý muốn của người sử dụng.

– Chương 2: Chơi cùng máy tính:

Đây là nội dung học kích thích và thu hút được học sinh nhiều nhất. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, khi các em rất thích chơi những trò chơi điện tử thì việc dạy bài học dưới hình thức trò chơi rất thu hút được sự quan tâm của học sinh.

Những trò chơi này vừa kích thích trí não ở các em, bên cạnh đó đòi hỏi các em phải có sự ghi nhớ các nút cũng như điều khiển được con chuột máy tính có như vậy mới có thể chiến thắng được trò chơi.

Tuy rằng trò chơi nhưng nó đòi hỏi ở học sinh rất nhiều kỹ năng và chính những trò chơi này đòi hỏi được ở các em sự tập trung co độ. Việc luyện tập cách sử dụng máy tính được tổ chức dưới dạng trò chơi rất hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của học sinh tiểu học.

Xem thêm: Gia sư Toán Tin vừa dạy Toán vừa dạy Tin học cho bé lợi gấp đôi

– Chương 3: Em tập gõ bàn phím:

Học sinh sẽ được thực hành gõ bàn phím theo từng hàng khác nhau. Ở chương này, học sinh sẽ được hướng dẫn vị trí đặt các ngón tay sao cho linh hoạt để việc gõ bàn phím đạt được độ chính xác trong thời gian ngắn. Phần nội dung này được thiết kế kèm những trò chơi Mario vượt chướng ngại vật.

Phần mềm trò chơi này xuất hiện xuyên suốt chương học này. Nó giúp học sinh luyện gõ bàn phím đúng ngón và gõ với tốc độ nhanh. Việc học sinh luyện gõ bàn phím nhiều sẽ giúp các em quen với vị trí các con số, các dấu thanh, từ đó các em có thể gõ với tốc độ nhanh mà không cần nhìn bàn phím nữa.

– Chương 4: Em tập vẽ:

Ở nội dung này, học sinh được sử dụng một phần mềm mới có trong máy tính đó là phần mềm paint. Paint là một phàn mềm vẽ hình đơn giản mà ở đó học sinh có thể tự do vẽ theo ý mình muốn và tô màu theo sở thích của cá nhân mình.

Phần mềm này cho phép các em tô màu theo sở thích của cá nhân mình chỉ với những lần nháy chuột đơn giản.

Thêm vào đó, nó còn có công cụ vẽ đoạn thẳng, có thể giúp các em vẽ các vật theo ý thích suy nghĩ của bản thân mình.

Phần mềm này kích thích sự sáng tạo ở học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học các em rất thích vẽ và thích nhìn những hình ảnh nhiều màu sắc.

Nhờ có phần mềm này, các em có thể tự do sáng tạo theo ý thích của từng cá nhân dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.

– Chương 5: Em tập soạn thảo:

Sau khi học sinh đã sử dụng nhuẫn nhuyễn bàn phím kết hợp với sự điều khiển củ con chuột thì Gia sư dạy kèm hướng dẫn học sinh bắt đầu soạn thảo những văn bản, những đoạn văn ngắn. Để thực hiện việc soạn thảo văn bản học sinh tìm hiểu một phần mềm mới đó là Word.

Trong việc soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện các chữ có dấu, lúc này học sinh cần học bảng gõ telex và bảng gõ vni.

Đây là nội dung khá khó đối với học sinh lớp 3, khi các em cần phải ghi nhớ vị trí dấu thanh và quy tắc để dấu thanh sao cho đúng. Vừa phải ghi nhớ vị trí con chữ cái trên bàn phím, vừa phải nhớ các quy tắc khi viết dấu điều này dễ làm học sinh cảm thấy chán nản khi phải gõ máy những đoạn văn bản.

– Chương 6: Học cùng máy tính:

Chương này cung cấp cho học sinh rất nhiều những phần mềm mà ở đó có thể giúp học sinh giải toán nhanh hơn hay rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh.

Bên cạnh đó là những phần mềm cung cấp cho học sinh những kỹ năng làm việc nhà, lau dọn nhà cửa. Hoặc phần mềm giúp học sinh học tiếng Anh, phần mềm này sẽ giúp học sinh ghi nhớ các từ vựng, các mẫu câu cũng như các cách phát âm chính xác.

Theo Trâm Ngọc, giáo viên Trung tâm gia sư chuyên cung cấp dịch vụ thuê gia sư dạy kèm