Cách thổi sáo trúc ngang 6 lỗ cơ bản chi tiết
Cách thổi sáo trúc ngang 6 lỗ như thế nào là thắc mắc của những người mới bắt đầu tập chơi. Sáo trúc có âm thanh trầm bổng, du dương, là loại nhạc cụ dân tộc được khá nhiều người yêu thích và tìm cách học thổi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thổi sáo trúc 6 lỗ cho người mới bắt đầu. Hãy tham khảo để quá trình tự học thổi sáo tại nhà dễ dàng hơn nhé!
Tìm hiểu về sáo trúc 6 lỗ
Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.
Loại sáo thường được học là sáo ngang. Gọi sáo ngang để phân biệt với tiêu thổi dọc. Sáo trúc thuộc bộ hơi.
Cấu tạo
Sáo trúc gồm:
- 1 lỗ thổi hơi tạo âm thành nằm ở trên đầu sáo. 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm. Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.
- Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm. Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.
Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanh theo nguyên tắc: Bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống. Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn.
Người ta kể: Cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơi thấy một con ong đục thủng một lỗ trên giông trúc. Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai. Sơn nhân bèn nảy ra ý định chế tạo cây sáo. Vì thế mà tiêu sáo làm say đắm lòng người.
Khả năng
Sáo ngang được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, song tấu, đệm cho hát chèo, đệm ngâm thơ, ca Huế, cải lương… Nó cũng có thể vừa hòa tấu với những dàn nhạc mới.
Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8. Có nghĩa có thể thổi nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và thêm một số âm cao nữa.
Âm sắc
Mỗi loại sáo có âm sắc khác nhau.
- Sáo Đô, sáo Sol cao tiếng lanh lảnh, reo vui, réo rắt. Sáo có màu sắc cao dễ giả làm tiếng chim kêu, tiếng gà gáy…
- Sáo La, Sáo Sol tiếng lại êm như nhung, mềm như lụa.
Loại nhạc cụ này có thể diễn tấu được những câu nhạc chậm rãi, buồn lả lướt nhưng cũng có thể diễn tả được những đoạn nhanh, ríu rít. Như vậy, sáo trúc có thể diễn tả được các cung bậc cảm xúc phấn khởi, vui tươi, yêu đời, buồn đau, bi thương, tang tóc, tiếc nuối…
Hướng dẫn cách thổi sáo ngang 6 lỗ cơ bản
Chọn sáo phù hợp
Âm thanh của sáo rất quan trọng nên khi mua sáo cần phải thử âm thanh. Nếu âm thanh của sáo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Khi chọn sáo bạn cần so sánh chiều dài, hình dáng và độ dày của sáo. Tham khảo sự tư vấn của người có kinh nghiệm.
Giá của sáo đa dạng từ vài chục đến vài triệu. Tuy nhiên mới học chỉ nên chọn sáo giá rẻ tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên chọn một cây sáp quá rẻ bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, tuổi thọ của sáo.
Nghe, xem video thổi sáo thường xuyên
Bạn nên thường xuyên lên mạng nghe các clip thổi sáo trên youtube để xem cách thổi và tìm ra những cái hay của từng người thổi sáo để rút ra kinh nghiệm cho mình điều này sẽ giúp bạn cảm âm một cách dễ dàng và tạo ra sự thích thú, kiên trì hơn khi học.
Tư thế cầm sáo
Nếu cầm sáo không đúng tư thế thì âm thanh phát ra không chính xác hoặc không ra âm.
Cách cầm sáo đúng:
- Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo.
- Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo. Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo.
Cách bấm nốt nhạc trên sáo
Sáo gồm 7 nốt: Đồ – C, Rê – D, Mi – E, Pha – Fa, Sol – G, La – A, Si – B. Các nốt được bấm như hình sau, trong đó lỗ đen là bịt kín còn lỗ trắng là mở ngón tay ra.
Bạn không nên vội vàng tập cả một đoạn hoặc một bài nhạc. Thay vào đó, bạn nên luyện tập các nốt cơ bản trên thường xuyên để quen và nhớ cách bấm nốt sao cho chính xác.
Lúc mới tập thổi thì bạn cần thổi từ từ, khi không bị vấp mới tăng tốc độ lên. Sau đó, bạn mới nên tập thổi một đoạn nhạc đơn giản rồi đến những đoạn khó hơn.
Thực hành với bài đơn giản Đàn gà con lông vàng
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Cách lấy hơi và thổi ra âm thanh
Vấn đề thường gặp phải của những người mới học thổi sáo là không ra âm thanh. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi và tư thế cầm sáo sai nên không ra tiếng.
Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:
- Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.
- Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới. Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.
- Mím môi và thổi.
- Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn.
- Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao. Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.
- Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén. Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao. Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại. Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh.
Tập thổi các nốt trên sáo trúc cơ bản
- Luyện tập thổi những nốt cơ bản để ngón tay linh hoạt hơn.
- Tập chạy những gam chính hoặc tập thổi những bài dễ như thần thoại, đồng thoại…
Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo
Những kỹ thuật cơ bản khi tập thổi sáo là rung hơi, đánh lưỡi đơn và luyến láy. Rung hơi chính là kỹ thuật quan trọng nhưng rất nhiều người luyện tập lại không đúng cách.
Làm cách nào để thổi được sáo nhanh nhất?
Để có thể tập thổi sáo được một cách nhanh nhất thì bạn cần:
- Nhớ cách bấm nốt trên sáo, luyện tập thành thạo, rồi tập 1 đoạn ngắn đơn giản, sau mới tập đoạn dài, phức tạp hơn.
- Luyện tập thổi đều đặn, thường xuyên mỗi ngày. Hãy luyện 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Kết hợp với việc nghe thổi sáo trên mạng thường xuyên để cảm âm tốt hơn.
- Khi thổi sáo ngồi hoặc đứng thì mình phải thẳng.
Trên đây là cách thổi sáo trúc ngang 6 lỗ cơ bản và nhanh nhất dành cho người mới học thổi. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn học thổi sáo dễ hơn và nhanh chóng thổi được. Chúc bạn thành công
Cách thổi sáo 10 lỗ
Hệ bấm và thang âm sáo 10 lỗ – cách thổi sáo – các nốt nhạc trên sáo 10 lỗ
Việc sử dụng sáo 10 lỗ sẽ giúp cho âm sắc cũng như độ chuẩn của các nốt thăng giáng sẽ tốt hơn. Nếu sử dụng thuần thục hệ 10 lỗ, chúng ta sẽ chạy ngón, gam, … có các nốt thăng giáng tốt hơn là gượng ép trên hệ 6 lỗ. Thế cầm tay khi sử dụng sáo trúc (sáo ngang) 10 lỗ theo mình là thế cầm tay có lợi nhất cho bạn khi chơi (thổi) sáo.
Cách thổi sáo Dizi
Việc học thêm một nhạc cụ mới sẽ giúp tinh thần thoải mái và năng động hơn, đặc biệt có thể tự chơi những bài hát mà mình yêu thích. Có rất nhiều nhạc cụ phổ biến hiện nay như đàn guitar, piano, trống…Trong đó, sáo Dizi đang là nhạc cụ được nhiều người sử dụng, với âm thanh trong trẻo và thanh thoát. Bạn chưa biết thổi sáo Dizi sao cho đúng nhất? Hãy cùng tìm hiểu bài hướng dẫn thổi sáo Dizi sau đây.
Hướng dẫn thổi sáo Dizi đúng cách và đơn giản nhất
Sáo Dizi là một loại sáo có xuất xứ từ Trung Quốc. Về cơ bản, sáo Dizi có cấu tạo và cách chơi giống như sáo trúc Việt Nam. Nhưng một đặc điểm độc đáo đó là sáo Dizi có cấu tạo thêm một màng rung ở giữa nốt Si và nốt thổi, có tác dụng tạo độ rung đặc trưng cho bài hát.
Hướng dẫn thổi sáo Dizi cũng không có gì đặc biệt, chúng ta nên học cách kiểm soát độ rung của màng rung phù hợp nhất. Màng rung cũng có những cách dán sao cho phù hợp nhất với cách chơi sáo của bạn.
+ Nếu dán màng rung phẳng và căng sẽ khiến cho âm sắc không rung hoặc rung ít.
+ Nếu dán màng rung phẳng và chùng sẽ khiến cho âm sắc rung nhẹ.
+ Còn nếu dán màng rung chùng và nhăn thì độ rung sẽ lớn hơn và êm hơn nhiều.
Vì thế, để chơi được sáo Dizi, chúng ta nên học cách kiếm soát độ rung.
Hướng dẫn thổi sáo Dizi chi tiết
Sáo Dizi có nhiều tone khác nhau. Phổ biến hơn cả vẫn là sáo tone La. Chúng ta nên học một số nốt nhạc cơ bản:
- Bịt hết 6 lỗ: nốt La.
- Mở lỗ 1: nốt Si.
- Mở lỗ 1, 2: nốt Đô #.
- Mở lỗ 1, 2, 3: nốt Rê.
- Mở lỗ 1, 2, 3, 4: nốt Mi.
- Mở lỗ 1, 2, 3, 4, 5: nốt Fa #.
- Mở hết 6 lỗ: Nốt Sol #.
Với bài hướng dẫn thổi sáo Dizi trên, bạn nên kiên trì luyện tập từ những bước cơ bản để có thể đạt được hiệu quả trước khi đến với những bước luyện tập chuyên sâu hơn.
Cách thổi sáo mèo
Sáo Mèo, loại nhạc cụ dân tộc của người H’Mông (dân tộc Mèo), loại nhạc cụ này ngày càng được các nghệ sĩ nhạc dân tộc sử dụng nhiều. Bạn thích tone điệu của loại nhạc cụ này và muốn tìm hiểu cách học thổi sáo mèo?
Trước khi bạn tham gia khóa học trực tiếp tôi xin giới thiệu với bạn những điều cơ bản về cách học thổi sáo Mèo nhé.
Phân loại sáo Mèo
Sáo Mèo có nhiều cách phân loại, phân loại thường dùng nhất là sáo Việt và sáo Tàu ( Sáo Trung Quốc ). Sáo Mèo Việt thông thường có 8 lỗ ( sáo nam) và 6 lỗ ( sáo nữ).; sáo Mèo Tàu thường có 7 lỗ. Nguyên vật liệu để làm sáo Mèo cũng khá đa dạng, tuy nhiên, có điểm chung nhất là tất cả chúng đều có gắn lưỡi gà bằng đồng ( lam đồng) trong phần miệng thổi . Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất tạo nên cung bậc riêng của sáo Mèo.
Để dễ dàng thay thế sửa chữa, đa phần sáo Mèo có khớp nối giữa miệng thổi và ống sáo.
Cấu tạo trên sáo mèo
Thông thường sáo mèo việt được làm từ trúc hoặc nứa, sáo mèo tầu làm từ trúc tím hoặc giả gỗ. Tuy nhiên điểm chung là tất cả chúng đề có miệng thổi được gắn với lam đồng hay còn gọi là lưỡi gà. Một bộ phận quan trọng tạo ra âm vực riêng biệt của loại nhạc cụ này. Việc định âm cho sáo mèo cũng rất phức tạp.
Sáo mèo việt thông thường có 8 lỗ đối với sáo mèo nam và 6 lỗ đối với sáo mèo nữ. sáo mèo tàu thường có 7 lỗ. Do cấu tạo khác nhau này nên hệ bấm của mỗi loại cũng có phần khác nhau.
Các nốt trên sáo mèo tầu
Sáo mèo tàu thông thường có 7 lỗ, với hệ bấm cũng đơn giản hơn rất nhiều so với sáo mèo viêt, tương tự như trên sáo bầu vậy.
Âm vực thì từ nốt là thấp – rê 2các nốt trên sáo bầu như sau:bịt kín thổi nhẹ ta được nốt làbịt kín thổi mạnh (ép hơi) ta đc nốt đôbịt 6 ngón (tính từ trên xuống thổi mạnh ta đc nốt rêbịt 5 ngón =mibịt 4 ngón =fabịt 3 ngón =solbịt 2 ngón = labịt 1 ngón =đô2mở hết đc nốt rê2
Các nốt trên sáo mèo việt
Trên sáo mèo việt hệ bấm phức tạp hơn rất nhiều so với sáo mèo tầu. Các nốt khi được quy ra hệ việt trên sáo mèo nam tone Đô lần lượt từ dưới lên trên như sau:
Sòn, ((Sìb))Đô, Rê, Mib, Fa, Sol, (Lab),La, Sib, Đô2
Trong đó ngón áp út của tay dưới và ngón giữa tay trên là luôn luôn bịt.
Đối với sáo mèo nữ thì hệ bấm đơn giản hơn như sau:
Do hệ bấm khá phức tạp kèm thêm quãng âm bị hạn chế nên sáo mèo thường không thông dụng, Nhưng vì âm thanh trầm ấm rất hay nên khi tấu các bài thường được mọi người yêu thích.
Hệ bấm – Thang âm ( các nốt ) trên sáo Mèo
Các nốt trên sáo Mèo Tàu có hệ bấm – thang âm tương đối dễ nhớ.
Bước tiếp, theo trong cách học thổi sáo Mèo là cách đặt tay trên thân sáo
Vị trí đặt các ngón tay tương tự như hình trên. Bạn cần chú ý ngón cái của bàn tay trên đặt đúng vị trí lỗ nằm bên dưới nhé, do hình cầm đã đúng vị trí nên các bạn khó thấy lỗ bấm đó.
Cuối cùng là phần chính của cách học thổi sáo Mèo
Để thổi được sáo Mèo đúng điệu, bạn cần chú ý về phần hơi. Hơi trong miệng cần đầy và đủ căng, tránh hụt hơi. Chú ý khi lấy hơi không nên tạo hơi hút ( tránh tạo lực hút tác động lên lưỡi gà gây nên tiếng rít è è). Do phần hệ bấm thang âm phức tạp nên chỉ phù hợp với những bài ca mang sắc thái riêng của dân tộc như: Chiếc khăn Phiêu, Người Mèo ơn Đảng, Gọi em bên suối…
Cách thổi sáo bầu
Sơ lược về cấu tạo, hệ bấm và thang âm của sáo bầu
Sáo bầu được cấu tạo từ 2 bộ phận chính gồm một quả bầu nguyên đã được xử lý khô và khoét rỗng ruột hoặc được làm công nghiệp bằng nhựa cứng, đóng vai trò là hộp cộng hưởng âm tạo nên âm vực riêng biệt của sáo bầu kết hợp với 3 sáo dưới. Trong đó một cây sáo dài và to nhất được gắn ở giữa đóng vai trò tạo ra giai điệu chính của sáo bầu. Trên cây sáo chính này được khoét 7 lỗ nhỏ để thổi các nốt giai điệu chính, 2 cây sáo bên cạnh sáo chính đóng vai trò là ống sáo hòa âm, bè cho sáo chính. Bên trong mỗi ống sáo đều được gắn lưỡi gà bằng đồng hay còn gọi là lam đồng
Như vậy sáo bầu có 7 lỗ, tạo ra độ cao khác nhau giữa các nốt. Thang âm của sáo bầu khá hạn chế, chỉ nằm trong 1 quãng tám, và 1 số nốt ở quãng 2. Việc hạn chế quãng âm này có nhược điểm là thổi được ít bài, nhưng cũng làm sáo bầu dễ thổi hơn rất nhiều so với các loại sáo full 3 quãng như sáo nứa, dizi…
Cách Cầm Sáo Bầu
cách thổi sáo bầu và mèo về nốt không khác nhau, nhưng sáo bầu được thổi theo phương dọc. tay thuận bấm 3 lỗ dưới, tay không thuận bấm 3 lỗ trên và lỗ phía sau .
2 thanh bè gần như rất ít khi dùng tới, nếu muốn dùng bạn chỉ cần mở thanh chắn thì sẽ tự tạo ra âm bè.
Hướng dẫn thổi sáo bầu
Về cách thổi sáo bầu, bạn chỉ cần ngậm miệng vào lỗ thổi và thổi mạnh sẽ phát ra âm, chứ không kêu khó khăn như sáo nứa. Nếu mới tập bạn sẽ thấy khá khó khăn vì tốn hơi, nhưng khi làm quen và biết ém hơi rồi thì lại thấy sáo bầu rất dễ thổi.
Bạn cần phải thổi đủ lực thì tiếng sáo mới căng và hay. tuy nhiên khi lên đến nốt cao nhất và xuống nốt thấp nhất thì bạn cần thổi nhẹ hơn, còn nếu vẫn dùng lực hơi mạnh như các nốt khác thì nốt cao nhất có thể bị xít, còn nốt thấp nhất có thể bị sai.
Nếu thổi hơi yếu quá thì sẽ ra tiếng tu tu, cao độ không thay đổi khi bấm các nốt. Nếu bạn nào gặp trường hợp này thì là do hơi còn yếu nhé
các kĩ thuật khi thổi sáo bầu
Sáo bầu có các kĩ thuật cơ bản như sáo nứa ngang như rung hơi, đánh lưỡi, láy rền, luyến, chạy ngón…
Trong đó sử dụng nhiều nhất là rung hơi và láy rền.
Sáo bầu thường chơi những bài gì?
Do thang âm của sáo bầu hạn chế nên cũng chỉ chơi được những bài có âm vực nằm trong khoảng 1 quãng 8.
Ví dụ như Xuân về trên bản mèo, hẹn hò, chiếc khăn piêu, thần thoại, nụ hồng mong manh…
Cách thổi sáo flute
Mua hoặc thuê một cây sáo từ cửa hàng nhạc cụ
Khi mới bắt đầu chơi một nhạc cụ thì bạn có thể chọn thuê để xem mình có thích nhạc cụ này đến mức phải mua về chơi không.
- Nếu bạn chắc chắn rằng mình sẽ thích nhạc cụ này thì bạn có thể chọn mua trả góp hoặc mua ngay. Nếu bạn đang tham gia các khoá học thì bạn nên tham khảo ý kiến của giáo viên về loại sáo thích hợp đối với bạn.
- Sáo có giá từ khoảng 2 triệu đến hơn 20 triệu đồng, nhưng những loại sáo chất lượng tốt dành cho học viên chỉ có giá khoảng 6 triệu đồng. Những người mới học nên mua một chiếc sáo bịt lỗ dành cho học viên của một thương hiệu có uy tín vì nhiều sáo rẻ tiền được làm rất ẩu và khó chơi.
- Hãy chắc chắn rằng bạn đã chơi sáo khá hay trước khi quyết định mua một chiếc sáo mở lỗ.
- Những chiếc sáo đắt tiền, chuyên nghiệp và đa phần là mở lỗ nếu không vì những lý do khác thì thường dành cho những nghệ sĩ chơi sáo chuyên nghiệp và cũng rất khó thổi.
- Trước khi mua, hãy tìm lời khuyên từ những người chơi khác hoặc tham khảo các giáo viên để giúp lựa chọn nhạc cụ thích hợp cho bạn.
Cân nhắc theo học một giáo viên dạy sáo tư thật giỏi
Thử hỏi người chỉ huy dàn nhạc của bạn hoặc một nhân viên cửa hàng nhạc cụ để biết thêm thông tin (hãy hỏi vào thời điểm bắt đầu năm học nếu bạn đang đi học). Đây sẽ là nguồn thông tin học tập vô cùng hữu ích khi bạn học chơi cũng như khi bạn phát triển lên các mức cao hơn.
Lắp cây sáo
Trước khi chơi được sáo, bạn cần học cách lắp sáo. Bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Đút phần đuôi hở của khớp nối đầu vào phần đuôi rộng hơn ở thân – đây là phần đuôi có ít nút hơn và thường nằm gần nhất với nhãn hiệu của nhạc cụ này. Để nối hai bộ phận, bạn có thể cần phải xoáy hai phần lại với nhau.
- Căn cho lỗ thổi (nơi đặt miệng của bạn) thẳng hàng với phím đầu tiên trên thân sáo. Đừng đẩy toàn bộ khớp nối vào mà hãy để hở ra một chút để cây sáo tạo ra âm thanh chuẩn.
- Lấy phần khớp nối ở đuôi ra khỏi hộp và nối phần này với đầu kia của thân. Căn cho cần chỉnh của khớp nối đuôi thẳng hàng với phím cuối cùng trên thân. Bạn có thể điều chỉnh độ thẳng này nếu cần thiết.
Học cách Chơi
Học cách cầm sáo
Bạn cần dùng miệng đặt trên lỗ thổi để giữ sáo và đặt nằm ngang phần còn lại của cây sáo, hướng về phía tay phải của bạn.
- Tay trái của bạn cần đặt thật gần lỗ thổi và quay về hướng bạn từ mặt bên kia của chiếc sáo. Bạn nên đặt tay trái lên những phím phía trên.
- Tay phải của bạn cần đặt lên phần dưới sáo, gần điểm nối đuôi và quay ngược hướng với bạn.
Học cách thổi vào sáo
Ban đầu, bạn có thể thấy việc tạo ra âm thanh từ sáo là khá khó khăn, vì vậy bạn cần luyện tập phương pháp thổi thật chuẩn trước khi bắt đầu chơi bất cứ nốt nào.
- Đừng thổi vào sáo. Thay vào đó hãy học cách đánh lưỡi để tạo ra tiếng “t”.
- Một phương pháp hay để luyện tập kỹ thuật thổi sáo chuẩn là cố gắng thổi vào cốc thuỷ tinh hoặc chai nhựa để tạo ra âm thanh. Bạn hãy thử thổi xuống, qua miệng chai và tạo ra âm thanh “mm”, sau đó là âm p khi bạn mím môi. Hãy nhớ rằng chai chứa càng nhiều chất lỏng thì tiếng mà bạn tạo ra càng có âm vực cao.
- Sau khi đã luyện thành thục kỹ thuật thổi thông qua sử dụng chai, bạn có thể chuyển qua bước tiếp theo là thổi vào sáo. Thay vì thổi trực tiếp vào miệng sáo, bạn hãy thử đặt mép miệng sáo ở viền môi dưới và nhẹ nhàng thổi xuống qua miệng sáo (hệt như khi bạn thổi vào chai).
- Đừng phồng má khi thổi. Không khí cần xuất phát trực tiếp từ khí quản chứ không phải từ miệng bạn. Hãy thử tạo âm “tu” khi thổi vì âm này sẽ giúp môi bạn tạo thành vị trí chính xác.
Học cách đặt tay cho đúng
Bước tiếp theo là học cách đặt tay sao cho đúng vì sáo có rất nhiều phím khác nhau về hình dạng và kích cỡ. Vị trí ban đầu của mỗi ngón tay như sau:
- Với tay trái, ngón trỏ của bạn cần đặt lên phím thứ 2 tính từ trên xuống. Bỏ qua phím thứ 3, sau đó đặt ngón giữa của bạn lên phím thứ 4 và ngón áp út lên phím thứ 5. Đặt ngón út của bạn lên phím nhỏ (hay phím cân bằng) có vị trí xuyên từ phía thân sáo, nằm bên cạnh phím thứ 5. Đặt ngón cái tay trái của bạn lên phím dài và phẳng ở mặt sau của sáo.
- Với tay phải, đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của bạn lên 3 phím ngay phía trên khớp nối đuôi. Đặt ngón út của bạn lên phím nhỏ hình bán nguyệt ở phần đầu của khớp nối đuôi. Ngón cái tay phải của bạn chỉ cần đặt bên dưới sáo để nâng đỡ nhạc cụ này khi bạn chơi. Bạn không được dùng ngón cái tay phải để chơi bất kì nốt nào.[2]
- Hãy nhớ rằng ban đầu bạn có thể cảm thấy vị trí đặt tay như thế này hơi bất tiện và không được tự nhiên. Điều này là hoàn toàn bình thường và càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy vị trí này tự nhiên hơn.
Tham khảo bảng đặt tay để giúp bạn học thuộc các nốt nhạc
Để học cách chơi những nốt cụ thể trên sáo, bạn nên tham khảo bảng đặt tay. Bảng này sẽ chỉ dẫn bạn cần đặt ngón tay như thế nào với mỗi nốt.
- Bảng đặt tay sử dụng các hình ảnh và sơ đồ, vì vậy bạn sẽ dễ dàng hình dung vị trí đặt tay của mỗi nốt hơn. Hầu hết các sách hướng dẫn chơi sáo đều có kèm theo bảng hướng dẫn đặt tay, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tìm những bảng này trên mạng.
- Tập chơi mỗi nốt cho đến khi bạn thấy nốt đó có âm thanh đúng. Khi chơi một nốt trên sáo, nốt đó không được có âm thanh như tiếng bạn đang thổi hoặc huýt sáo. Thay vì đó, nốt đó cần phải tròn và đều.
- Sau khi đã luyện tập thành thục mỗi nốt, bạn có thể thực hành bằng cách chơi nhiều nốt cùng một lúc. Đừng lo lắng nếu giai điệu bạn tạo ra nghe không du dương cho lắm vì mục đích của việc tập này là để học cách chuyển thật tự nhiên từ nốt này sang nốt khác.
Giữ tư thế đúng khi chơi
Việc giữ tư thế chơi đúng là rất quan trọng khi học sáo vì tư thế này sẽ tạo điều kiện để bạn tăng khả năng hơi cũng như giúp bạn tạo ra những nốt đều nhau hơn
- Đứng hoặc ngồi thật thẳng, cằm nâng cao và đôi mắt hướng thẳng về phía trước. Tư thế này sẽ mở khí quản của bạn và giúp bạn thổi được những nốt trong và sâu hơn.
- Khi đứng, giữ vững hai chân trên mặt đất và thẳng lưng. Đừng đứng bằng một chân hoặc xoay cổ theo một tư thế kì quặc. Tư thế không đúng sẽ dẫn tới căng cơ và đau đớn, gây cản trở đến việc luyện tập của bạn.
- Hãy nhớ phải giữ cho cơ thể bạn thật thoải mái và tránh gồng mình lên khi chơi. Điều này sẽ giúp bạn thổi được một âm thanh nhịp nhàng và giàu cảm xúc hơn.
- Nếu bạn sử dụng giá đỡ bản nhạc thì hãy đảm bảo rằng giá đỡ đó nằm ngang tầm mắt. Nếu giá đỡ thấp quá, bạn sẽ phải cúi cổ xuống và thu cằm về, điều này sẽ gây cản trở đường thông gió và khiến bạn đau cổ.
Luyện tập 20 phút mỗi ngày như câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Nhưng bạn cần nhớ rằng việc tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày sẽ tốt hơn là dồn cả vào một buổi luyện tập hàng tuần kéo dài 2 tiếng.
- Hãy cố gắng luyện tập 20 phút mỗi ngày và đảm bảo rằng mỗi buổi tập đều có mục tiêu để bạn luôn tập trung. Hãy đặt ra những mục tiêu nho nhỏ nhưng thật cụ thể, ví dụ như mục tiêu hướng đến cách chuyển từ nốt B sang nốt A.
- Việc luyện tập không thường xuyên mà “chạy nước rút” sẽ không đem lại hiệu quả vì hình thức này bắt cơ thể bạn phải làm việc quá sức, và rồi bạn sẽ cảm thấy không tự nhiên và khó chịu. Nếu chơi trong các khoảng thời gian ngắn và thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ đáng kể và độ cứng trên cơ thể bạn cũng giảm bớt.
Duỗi người sau khi chơi
Bạn nên thường xuyên duỗi người sau mỗi giờ luyện tập để giảm bớt sức căng và ngăn cơ thể bị cứng sau khi chơi, giúp bạn sẵn sàng hơn để bước vào bài luyện tập tiếp theo. Một số động tác thể dục tốt có thể kể đến như sau:
- Nhẹ nhàng cong đầu gối của bạn và cúi người xuống, để hai cánh tay vươn về phía sau như bạn đang trượt tuyết vậy. Sau đó bạn hãy đưa hai cánh tay lên trời như đang chuẩn bị bay. Hãy lặp lại bài tập duỗi tay và vai này khoảng 5-10 lần.
- Khi hít vào, hãy thu vai lại và đẩy về phía tai bạn rồi giữ vai ở vị trí này khoảng vài giây. Khi thở ra, bạn cần thả lỏng vai mình theo hướng xuống dưới. Hãy lặp lại động tác này vài lần để giải toả sức căng cũng như làm giảm những cơn đau ở vai và cổ.
- Đứng thẳng, để hai tay bên người và lắc cánh tay cùng bàn tay như thể tay bạn làm bằng cao su vậy. Động tác này sẽ giúp bạn thả lỏng các khớp ở cánh tay và bàn tay.
- Còn có rất nhiều cách duỗi người khác để giúp bạn giảm bớt độ căng và những cơn đau. Hãy tập động tác nào bạn thấy thoải mái là được!
Đừng từ bỏ
Học chơi sáo cần một khoảng thời gian.Hãy kiên nhẫn, tiếp tục luyện tập và nhờ giáo viên giỏi hỗ trợ. Rồi bạn sẽ sớm thổi được những âm thanh du dương!
Bảo quản Sáo của Bạn
Lau chùi sáo của bạn thật cẩn thận sau khi chơi
Dùng một miếng gạc hoặc tấm giẻ quấn vào chiếc bút chì hay bất cứ loại que dài nào để loại bỏ hơi nước ngưng tụ và nước bọt bên trong sáo. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể dùng vải để đánh bóng cho sáo.
Tháo sáo ra và đặt sáo trở lại trong hộp
Bạn không bao giờ được để cây sáo nối thành một mảnh quá lâu vì sau này bạn sẽ gặp khó khăn khi tháo ra, thậm chí làm cho các phần có thể bị kẹt lại với nhau.
- Để tháo dỡ cây sáo của bạn, hãy nhẹ nhàng vặn phần khớp nối ở đầu và đuôi khỏi thân sáo và đặt chúng lại vào trong hộp. Đóng hộp lại và đặt hộp ở một nơi an toàn có nhiệt độ phòng ổn định.
- Đừng bao giờ để sáo trên giá đỡ bản nhạc vì sáo sẽ dễ gặp sự cố hỏng hóc. Khi một bộ phận của sáo bị hỏng sẽ rất khó sửa và chi phí thay mới cũng không hề rẻ nên hãy bảo quản sáo của bạn thật cẩn thận.
- Nếu sáo của bạn bị kẹt ở các phần khớp nối thì hãy bôi một chút dầu bôi trơn lên những phần đó. Kem Vaseline cũng giúp bôi trơn các khớp nối.
Lời khuyên
- Hãy mua một quyển sách dành cho người mới bắt đầu. Bạn có thể nhờ người chỉ huy dàn nhạc hoặc giáo viên dạy sáo giới thiệu một cuốn. Sử dụng sách và cố gắng chơi vài đoạn nhạc đơn giản.
- Học cách đọc bản nhạc. Hầu hết các sách dành cho người mới thường bắt đầu với tên các nốt nhạc trên khuông nhạc. Tuy nhiên, nếu chưa biết cách đọc bản nhạc thì sau này bạn cũng sẽ cần phải học kỹ năng này.
- Lau chùi sáo thật cẩn thận trước và sau khi chơi để loại bỏ nước bọt cũng như hơi nước ngưng tụ trong sáo và giúp sáo có âm thanh hay hơn.
- Để tạo nên những nốt cao, bạn cần thổi vào miệng sáo nhỏ hơn một chút, ở góc cao hơn và thổi nhanh hơn. Chơi những nốt thấp hơn từ góc thấp hơn và sử dụng miệng sáo lớn hơn.
- Hãy biến việc luyện tập thành thói quen hàng ngày của bạn. Nếu bạn lên kế hoạch cho việc luyện tập như bất cứ hoạt động nào khác thì bạn sẽ dành ra được rất nhiều thời gian để luyện tập.
- Tập làm quen với các gam trưởng, gam thứ và gam nửa cung. Những gam này sẽ có trong sách dạy chơi sáo của bạn. Âm nhạc thường được tạo nên từ những chuỗi các thang âm, vì vậy khi bạn đã quen thuộc với các thang âm, bạn sẽ có kiến thức để sẵn sàng chơi nhạc hơn. Bạn cũng cần luyện chơi các hợp âm nối tiếp, hợp âm thứ 3, thứ 4… để tập làm quen dần!
- Hãy thử xoay phần khớp nối đầu theo các chiều khác nhau để tạo âm thanh hay hơn.
- Bạn nên giữ một Fingering_Chart fingering chart trong kẹp nhạc.
- Nếu cây sáo của bạn liên tục bị sai tông thì có thể là do nút chỉnh âm của sáo có vấn đề. Hãy chú ý nhìn một đường thẳng gần một đầu của dây chỉnh âm. Tháo phần khớp nối đầu ra và nhét đầu dây chỉnh âm đó vào trong. Khi đầu dây đó đặt bên trên khớp nối đầu thì đường thẳng cần nằm chính xác ở giữa miệng sáo. Nếu không được như vậy thì hãy nhờ thầy dạy sáo điều chỉnh nút chỉnh âm cho bạn.
- Hãy cố thổi mạnh một chút! Nếu không thổi mạnh thì âm phát ra sẽ rất nhẹ và không hay.
- Khi học một bản nhạc lần đầu tiên, đừng chơi hay đặt ngón tay vội mà hãy xem qua bản nhạc một lượt. Hãy để ý đến phong cách, tiết tấu, cách phát âm thanh, nhịp độ và khoá nhạc. Bạn cũng cần cẩn thận với những nốt thăng giáng bất thường không nằm trong khoá nhạc.
- Nếu khi chỉnh âm, nốt A của bạn bị thấp hơn, bạn có thể vặn khớp nối đầu vào rồi vặn ra. Nếu nốt A bị cao hơn, bạn làm ngược lại vặn khớp nối đầu ra rồi lại vặn vào. Bạn cần điều chỉnh đôi chút để nốt được chuẩn xác.
- Nhờ ai đó giám sát tư thế của bạn trong một khoảng thời gian, sau đó bạn sẽ thấy việc giữ lưng thẳng, chân đặt trên mặt sàn, sáo hướng lên trên là khá dễ dàng.
- Luyện tập tạo âm thanh mà không cần thổi quá mạnh.
- Đa phần các cửa hàng nhạc cụ đều có cuốn Những yếu tố cần thiết (Essential Elements) cho các ban nhạc. Họ có sách cho mỗi loại nhạc cụ, và những cuốn sách này không hề đắt mà lại rất hữu ích.
- Đừng đặt sáo trên vai hay nghiêng đầu vì sau này những thói quen đó sẽ rất khó sửa.
- Luôn luyện tập.
Cảnh báo
- Hãy cẩn thận đừng để những ngón tay của bạn ở quá gần các phím khi chơi. Nếu bạn chơi những nhịp nhạc nhanh thì điều này có thể gây cản trở.
- Đừng cầm sáo ở chỗ những nốt nhạc. Luôn cầm sáo ở những phần không có các lỗ được gia công. Thói quen này sẽ giúp bạn bớt đi khoản tiền sửa chữa đắt đỏ. Bạn cũng đừng lăn sáo trên đùi khi ngồi.
- Đừng uống những đồ có đường hoặc ăn khi chơi sáo. Rửa sạch miệng bạn bằng nước sau khi ăn hoặc uống trước khi chơi sáo. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để gỡ kẹo cao su hay kẹo ra khỏi sáo đấy.
- ĐỪNG BAO GIỜ rửa sáo với nước mà hãy dùng miếng gạc để lau.
- Đừng để sáo ở những nơi có nhiệt độ đặc biệt cao hoặc đặc biệt thấp trong thời gian quá dài vì có thể làm hỏng những miếng đệm bên dưới các phím.
- Nếu những miếng đệm bị rơi ra thì đừng cố dán chúng lại. Hãy mang sáo đến một cửa hàng hoặc trung tâm sửa chữa.
- Đừng để miếng vải lau lên trên sáo ở trong hộp vì có thể làm cong phím.
- Đừng để cánh tay trái của bạn rủ xuống khi chơi sáo vì điều này sẽ khiến phần còn lại của cơ thể bạn bị kéo theo và gây ảnh hưởng không tốt đến âm thanh của sáo. Điều này còn gây đau cho lưng bạn.
- Nếu trước đây bạn không quen ngồi thẳng lưng và bây giờ mới bắt đầu tập thì lưng của bạn sẽ bị đau sau vài lần đầu ngồi.
Những thứ bạn cần
- Sáo
- Bảng đặt tay/sách nhạc
- Miếng gạc hoặc giẻ lau mềm
- Giá đỡ bản nhạc (không bắt buộc)
- Giáo viên dạy kèm riêng (không bắt buộc)
- Máy đếm nhịp (không bắt buộc)
- Giá đỡ sáo (không bắt buộc)
- Bảng vị trí ngón cái đặt trên sáo (không bắt buộc)