Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất?
Bị rết cắn độc như thế nào?
Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, sốt, buồn nôn. Nếu nó là một con rết lớn thì thậm chí còn gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.
Cách đây gần 1 năm, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã xử lý một trường hợp bị rết cắn. Bố mẹ bé gái (11 tuổi) kể lại, lúc 23h đêm cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng khóc thét của con. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ra một con rết dài 30cm đang bò trong màn. Trên vai của bé có 2 vết thương sưng đỏ, bầm tím.
Rết may bố mẹ đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời nên đã tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử, sốc phản vệ… Sau 1 ngày theo dõi điều trị, vết cắn bớt sưng, bé gái đã tỉnh táo và ăn uống được.
Nên xử lý như thế nào khi bị rết cắn?
Bị rết cắn có thể xảy ra bất ngờ, nếu bạn vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó. Tiếp theo, bạn dùng nó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.
Cách điều trị khi bị rết cắn
Khi bị rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Nếu rết nhỏ cắn, không chứa chất độc. Bạn có thể áp dụng một số cách theo kinh nghiệm dân gian dưới đây:
– Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương. Sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.
– Người dân tộc Dao sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.
– Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
– Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.
– Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.
– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.
– Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Nếu 2 – 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường. Như vậy có lẽ bạn đã bị nhiễm độc của rết. Lúc này nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị rết cắn. Tuy nhiên, để đề phòng bị rết cắn, bạn nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chúng sẽ không còn chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh nhằm mục đích tiêu diệt rết. Vào những cơn mưa đầu mùa rết thường bò ra mặt đất. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở không đến những nơi ẩm ướt hay chọc phá rết. Khi ngủ cả người lớn và trẻ nhỏ phải mắc màn cẩn thận tránh trường hợp côn trùng chui vào màn gây nguy hiểm.