Toán hình lớp 9 có khó không? Môn Toán là môn học nền tảng, tất cả các học sinh ở tất cả các khối lớp đều yêu thích học môn Toán. Tuy nhiên, tâm lí chung ở học sinh trung học cơ sở đó là các em thích học môn đại số hơn môn hình học. Môn đại số thường có nhiều học sinh giỏi hơn môn hình học. Điều này không hẳn do kiến thức hình học quá khó mà có thể do học sinh chưa có những phương pháp học phù hợp.
– Hệ thống kiến thức ở hình học lớp 9:
+ Hình học lớp 9 bao gồm 4 chương, đòi hỏi học sinh phải hiểu được nội dung của từng chương, học thuộc lý thuyết để có thể áp dụng vào phần bài tập. Mỗi phần sẽ có quy tắc và định lý riêng, nên học sinh cần nắm được phương pháp khi gặp những dạng bài tập có liên quan để sử dụng đúng chỗ, tránh sai xót và nhầm lẫn.
+Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Để học thuộc chương 1 học sinh cần nắm vững được lý thuyết, công thức, xem xét kĩ dữ liệu trong bài để áp dụng cho đúng công thức. Nhìn chung thì phần này chỉ áp dụng công thức nên tương đối là dễ đối với các em học sinh.Xem thêm: Gia sư dạy kèm Toán lớp 9 tại nhà
+ Chương 2: Đường Tròn
Nếu học sinh làm tốt các bài tập phần này thì các em đã hoàn thành 80% kiến thức để học giỏi toán hình lớp 9. Các câu chứng minh hay gặp nhất trong phần này là chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn, Chứng minh tiếp tuyến của đường tròn, chứng minh đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc…
+ Chương 3: Góc và Đường Tròn
Đây là phần trọng tâm của chương trình toán hình lớp 9, nên học sinh cần cố gắng giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập nhiều để giúp học sinh có thể ghi nhớ và hiểu bài hơn. Học sinh hãy đọc kỹ để phân biệt các khái niệm góc chắn cung và góc ở tâm để tránh nhầm lẫn.
+ Chương 4: Hình Trụ- Hình Tròn- Hình Cầu
Phần này chỉ mang tính chất giới thiệu nên học sinh chỉ cần học thuộc công thức tính diện tích, tính thể tích và cách vẽ hình thật tốt thì việc áp dụng vào bài tập sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
– Các bước giải quyết một bài toán hình học:
+ Bước 1: Đọc và phân tích đề. Đây là bước khá quan trọng nhưng nhiều học sinh chủ quan, chỉ đọc lướt qua đề bài, không phân tích kĩ càng dẫn đến kết quả làm bài bị sai. Học sinh nên rèn luyện thói quen nghiên cứu đề, tư duy cách làm bài khái quát sau đó mới thực hiện giải đề bài.
+ Bước 2: Vẽ hình. Để làm được một bài tập hình học, học sinh cần phải vẽ được hình đẹp, hình vẽ chuẩn, chỉ cần vẽ sai một chi tiết nhỏ cũng sẽ dẫn đến bài giải bị sai lệch.
+ Bước 3: Suy luận .Đối với những câu hỏi dễ học sinh có thể suy luận xuôi đề bài theo hướng từ trên xuống dưới hoặc có kinh nghiệm làm bài tốt. Đối với những câu hỏi khó hơn, học sinh có thể suy luận ngược, đó là muốn có điều D thì phải chứng minh điều C, muốn có điều C phải chứng minh điều B, muốn có điều B phải chứng minh điều A, học sinh luôn phải đặt câu hỏi để có được điều này thì phải làm điều gì trước đó.Xem thêm: gia sư Toán tại nhà
Bước 4: Trình bày lời giải. Việc trình bày lời giải rất quan trọng, học sinh phải trình bày rõ ràng, dễ hiểu, không được trình bày cẩu thả.
– Những phương pháp khi học sinh giải bài toán hình học:
+ Vẽ hình chính xác dựa vào giả thiết: Việc học sinh có vẽ đúng hình hay không quyết định cả kết quả bài toán. Học sinh cần đọc kỹ đề để vẽ cho chính xác. Học sinh cần vẽ hình tương đối to để dễ nhìn, quan sát các mối quan hệ có trong bài toán.
Sau khi hoàn thành việc vẽ hình, học sinh nên ký hiệu những đoạn thẳng bằng nhau, vuông góc để tiện sử dụng khi chứng minh bài toán. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều ký hiệu trên hình vẽ vì nó có thể gây rối và khó nhìn hình.
+ Phân tích giả thiết: Học sinh cần tóm tắt giả thiết một cách triệt để. Học sinh chỉ phân tích những giả thiết là đã có thể giải quyết được những câu đầu tiên trong bài toán. Khi bài toán, giả thiết nói đến những hình nào thì học sinh cần khai thác hết tính chất của bài toán đó.
Để luyện tập được điều này, học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như định nghĩa, tính chất. Những hình này sẽ có mối liên hệ với nhau, chính vì thế khi học sinh phân tích đề cần nhận thấy những mối liên hệ này.
+ Tưởng tượng và tư duy chứng minh: Có rất nhiều cách để giải quyết một bài toán, tuy nhiên, học sinh cần phân tích kỹ đề bài để lựa chọn những phương án tốt nhất, hiệu quả nhất.Xem thêm: học phí giáo viên dạy tại nhà để cân đối việc học của con
Học sinh thường bỏ sót những dữ kiện mà đề bài cho. Học sinh cần lưu ý tìm cách sử dụng triệt để nó. Nếu trong bài có nhiều câu a,b,c,d thì sau khi chứng minh các câu a,b thì câu a,b sẽ là giả thiết để học sinh tiếp tục thực hành giải câu c,d.
– Luyện tập từ mức độ cơ bản đến nâng cao: Càng luyện tập nhiều thì nó sẽ giúp học sinh càng có nhiều kinh nghệm hơn khi giải toán. Bên cannhj đó là có thêm những cách làm chính xác và nhanh chóng hơn.
Học sinh cần luyện tập những bài tập trong sách giáo khoa trước để nắm vững kiến thức, sau đó mở rộng ra các sách bổ trợ, nâng cao, các bộ đề luyện thi.Bài viết được chia sẻ bởi nhóm gia sư tại HCM