Chụp ảnh màn hình laptop / pc rất tiện dụng và có thể là việc mà chúng ta làm hàng ngày. Chụp lại lỗi thiết bị, những thứ hay ho để chia sẻ với bạn bè hay gia đình. Mỗi hệ điều hành chính Windows, macOS, Android và iOS có thể có những cách khác nhau nhưng nhìn chung nó đơn giản.
Dưới đây là hướng dẫn cách chụp màn hình bất cứ máy tính bàn hoặc laptop HP, Dell, Asus…nào bạn nhé!
- Cách chụp màn hình laptop HP đơn giản
- Cách chụp màn hình laptop Dell
- 5 cách quay màn hình máy tính win 10 có âm thanh siêu dễ
1. Cách chụp ảnh màn hình máy tính windows
Nếu đối với người dùng Windows lâu năm, cách chụp màn hình laptop thường chỉ xoay quanh nút Printscreen được tìm thấy ở góc phía trên bên phải bàn phím, thì Phong Vũ sẽ cung cấp cho bạn các hướng thực hiện mới dễ dàng và nhanh chóng hơn.
1. Dùng phím có sẵn PrtScn
Cách chụp màn hình với phím tắt PrtScn chắc chắn đã quá quen thuộc với người dùng laptop. Phím tắt Print Screen có tên viết tắt PrtScn, đây là phím có sẵn trên bàn phím ở góc phải. Phím tắt có chức năng chụp toàn bộ màn hình hiển thị trên máy tính. Thao tác đơn giản, chỉ cần nhấn vào phím PrtScn, sau khi nhấn xong, ảnh chụp không lưu dưới dạng tệp, mà nó sẽ được sao chép vào bộ nhớ đệm – clipboard. Để xem/ hoặc lưu lại hình đã chụp, bạn thực hiện thao tác sau:
- Bạn tiến hành mở công cụ chỉnh sửa như khung chat online, word, Paint
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V trên bàn phím
- Nhấn chuột phải vào khoảng trống trên ứng dụng đã mở và chọn Paste (dán)
2. Dùng tổ hợp phím Windows + Print Screen
Trong trường hợp bạn muốn chụp toàn bộ màn hình và được tự động lưu ảnh chụp. Không cần lo lắng, chỉ với thao tác đơn giản cùng tổ hợp phím Windows + Print Screen, bạn đã nhanh chóng hoàn thành việc chụp lại toàn bộ màn hình máy tính.
Sau khi thực hiện thao tác nhấn tổ hợp phím, hình ảnh đã chụp được sẽ lưu thành một file riêng trong thư mục Screenshot. Để xem lại hình chụp bạn vào theo đường dẫn Picture => Screenshots folder.
3. Dùng tổ hợp phím Alt + Print Screen
Cách thứ 3, khi bạn muốn chụp lại màn hình máy tính vô cùng đơn giản với thao tác trên bàn phím. Thao tác để chụp nhanh màn hình của cửa cửa sổ đang hoạt động, nhấn tổ hợp phím Alt + PrtScn.
Sau khi thực hiện tổ hợp phím này sẽ chụp ảnh cửa sổ hiện đang hoạt động của bạn và sao chép ảnh chụp màn hình vào bộ nhớ tạm. Do đó, khi bạn muốn xem, lưu lại hoặc chỉnh sửa hình đã chụp, bạn thực hiện thao tác tương tự như cách 1.
- Mở công cụ chỉnh sửa như khung chat online, word, Paint
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V trên bàn phím
- Nhấn chuột phải vào khoảng trống trên ứng dụng đã mở và chọn Paste (dán)
4. Sử dụng tổ hợp phím Windows + Shift + S
Bên cạnh 4 cách trên, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Windows + Shift + S (hoặc nút chụp màn hình mới trong Action Center) để chụp ảnh màn hình máy tính. Khi bạn nhấn tổ hợp, màn hình sẽ mờ đi, bạn tiến hành kéo chọn khoản màn hình muốn chụp lại.
5. Chụp màn hình bằng Snipping Tool
Cách tiếp theo đó là sử dụng công cụ có sẵn trong máy tính windows 10. Đây là một tiện ích hỗ trợ chụp ảnh màn hình do chính Microsoft phát triển và tích hợp sẵn từ Windows Vista trở lên. Nó có thể ghi lại bất cứ nội dung nào xuất hiện trên màn hình, từ một cửa sổ đang mở, các khu vực hình chữ nhật, toàn bộ màn hình hoặc to nhỏ tuỳ bạn muốn.
Trước khi mở ứng dụng bạn nhấn tổ hợp Windows + S thanh tìm kiếm sẽ hiện ra, sau đó nhập tên Snipping Tool vào thanh tìm kiếm và nhấn Enter để mở ứng dụng. Dưới đây là ý nghĩa của các biểu tượng trong Snipping Tool:
- Nút New để chụp màn hình.
- Nút Mode để tuỳ chỉnh cách mà bạn sẽ chụp ảnh màn hình (tự do, full màn hình, hình chữ nhật, cửa sổ).
- Nút Delay để hoãn thời gian chụp màn hình, tối đa là 5 giây.
- Nút Cancel để hủy tác vụ hiện tại.
- Nút Options để chỉnh các cài đặt trong Snipping Tool.
Khác với những cách ở phía trên, tính năng Snipping Tool sẽ cho bạn lựa chọn thư mục muốn lưu hình và bạn chỉ cần lưu file vào thư mục đó. Do đo, bạn có thể dễ dàng xem lại hoặc chỉnh sửa hình ảnh.
6. Chụp màn hình với tính năng Snip & Sketch
Tương tự với tính năng thứ 5, Snipping Tool, Snip & Sketch cũng là một tiện ích chụp ảnh màn hình được Microsoft phát triển và tích hợp sẵn trong Windows 10 từ phiên bản 1607 trở lên. Tuy nhiên nếu bạn tìm không thấy thì có thể tải nó về từ Microsoft Store.
Với tính năng Snip & Sketch, bạn sẽ có đầy đủ các công cụ cơ bản để bạn chỉnh sửa hình ảnh như Touch Writing (Chạm Viết), Ballpoint pen (Bút bi), Pencil (Bút chì), Highlighter (Đánh dấu), Ruler/Protractor (Thước kẻ/Thước đo) và Crop tool (Cắt xén ảnh).
Khi xong bạn hãy nhấn nút Save bên góc trái ứng dụng để lưu ảnh hoặc nhấn Ctrl + S.
Chỉ đơn giản vậy thôi, không cần tới bất kì một ứng dụng bên thứ ba hay phải tải về máy thêm một tính năng nào nhưng bạn có vô số cách chụp màn hình máy tính trên Windows 10.
7. Dùng Game Bar
Cách cuối cùng trong bài viết chính là sử dụng thanh Game bar, cách sử dụng vô cùng dễ dàng bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + phím G để khởi động thanh Game Bar.
Sau khi thanh Game Bar xuất hiện, bạn có thể nhấp vào nút chụp màn hình trong thanh Game Bar hoặc sử dụng phím tắt mặc định Windows + Alt + PrtScn để chụp ảnh chụp màn hình toàn màn hình.
Ngoài ra, bạn muốn đặt lối tắt bàn phím chụp màn hình thanh Game bar của riêng bạn, vào Settings => Gaming => Game bar. Sau một khoảng thời gian sao lưu, bật Game bar từ trang cài đặt này bằng cách đảm bảo bạn đã bật tính năng Record game clips, screenshots, and broadcast using Game bar.
2. Các phần mềm chụp màn hình máy tính mới nhất hiện nay
Ngoài tính năng mặc định của máy tính, chúng ta có thể tải phần mềm chuyên dụng để chụp ảnh màn hình để dùng nhiều tính năng hữu ích hơn.
1. Phần mềm Zalo PC
Rất ít người dùng Zalo biết trong ứng dụng này có chức năng chụp ảnh màn hình tiện lợi.
- Nhấn tổ hợp Ctrl + Alt + S, sau đó dùng chuột kéo chọn phạm vi muốn chụp màn hình lại, thả chuột và click dấu tích xanh.
- Hệ thống sẽ tự động lưu ảnh trong bộ nhớ tạm thời.
- Khi chat qua Zalo hoặc các phần mềm có tính năng gửi tin nhắn như Facebook, Skype trên máy tính, chúng ta nhấn Paste (Ctrl + V) thì sẽ ra trực tiếp hình ảnh mà không cần qua bước trung gian nữa.
2. Phần mềm Snagit
Snagit là một phần mềm dành cho những ai có nhu cầu chụp ảnh màn hình nhiều và cả quay lại video màn hình nữa. Là ứng dụng chuyên dụng, Snagit có rất nhiều tính năng như: chỉnh sửa ảnh sau khi chụp (thêm text, icon,…), hẹn giời gian chụp tự động, thêm hiệu ứng vào hình ảnh/video,…
Phần mềm Snagit sau khi cài đặt sẽ chạy ngầm trong máy.
Khi ấn PrtScr thì máy sẽ mặc định bật Snagit lên.
3. Phần mềm chụp ảnh màn hình Lightshot
Phần mềm Lightshot có ưu điểm là hỗ trợ tùy chọn chỉnh sửa ảnh chụp và ảnh từ ứng dụng có thể dễ dàng tải ảnh lên các trang chia sẻ hình ảnh, MXH như Twitter, Facebook, Pinterest,… Giao diện của ứng dụng khá đơn giản và dễ dùng. Sau khi chụp xong màn hình như mong muốn, bạn chỉ việc lưu ảnh vào vị trí trong máy tùy ý mình như khi lưu hình ảnh bình thường.
4. Phần mềm Picpick
Đây không chỉ đơn giản là phần mềm chụp ảnh màn hình mà còn đa năng hơn thế nhiều. Nó có nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh khác nữa như đo điểm ảnh, tra mã màu sắc,… Picpick sẽ là app rất thích hợp dành cho dân đồ họa, thiết kế hoặc làm việc liên quan. Ngay sau khi hình ảnh chụp màn hình được chụp xong, chương trình sẽ tự động đưa hình ảnh đó vào trình chỉnh sửa.
Ngoài các gợi ý kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một số cái tên ứng dụng được nhiều người dùng như: ScreenHunter Pro, HyperSnap, CyberLink YouCam, Lightscreen, ScreenShot,…
Cách chụp màn hình máy tính và laptop khá đa dạng. Phương pháp tốt nhất không nhất định phải thật nhiều tính năng mà quan trọng là chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Ví dụ, nếu chỉ thỉnh thoảng mới cần cap màn hình thì bạn chỉ việc dùng tính năng có sẵn của hệ điều hành là được!