Mông là vùng da được che chắn khá kín trên cơ thể, vì vậy khi da mông tiết mồ hôi sẽ tồn đọng lại, các tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da không thoát ra được có thể dẫn đến bí tắc lỗ chân lông, đây chính là điều kiện thuận lợi để mụn nhọt ở mông phát triển. Đặc biệt, da ở vùng mông thường xuyên bị cọ xát với quần áo bó sát, từ đó gây tổn thương và hình thành nhọt.
Bên cạnh đó, nguyên nhân mụn nhọt ở mông còn được biết đến là do:
- Mắc các bệnh về da: Một số bệnh như viêm nang lông, dày sừng nang lông (những nốt sần sùi, thô ráp nhỏ trên mông), áp xe da (mụn nhọt lớn, đau và mọc thành từng cụm)… là những nguyên nhân khiến da vùng mông dễ bị mụn nhọt. Trong đó nguyên nhân mụn nhọt ở mông chủ yếu nhất là viêm nang lông, khi những lỗ chân lông bị kích ứng sẽ trở nên đỏ và sưng, đôi khi có đầu trắng kèm theo đau hoặc ngứa. Viêm nang lông không chỉ gây mụn nhọt ở mông mà còn có thể gây mụn ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Viêm nang lông có thể là do quần áo ma sát lên da, chất liệu của quần áo như nilon hay polyester gây tích tụ mồ hôi.
- Do thay đổi nội tiết tố: Nữ giới là đối tượng dễ bị nhọt ở mông nhiều hơn so với nam giới do nội tiết tố ở nữ giới dễ bị thay đổi liên tục trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai. Làn da ở vùng mông tương đối dày, vì vậy khi nội tiết tố biến động sẽ làm cho tuyến dầu tại đây hoạt động mạnh hơn, lỗ chân lông bị quá tải hình thành mụn.
- Do thói quen ăn uống: Thói quen ăn thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất bảo quản khiến chức năng gan suy giảm, dẫn đến việc đào thải độc tố ra ngoài kém hơn, điều này có thể gây ra tình trạng mụn nhọt ở mông. Mặt khác, việc tiêu thụ quá nhiều đường, tinh bột hoặc sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt ở mông.
- Vệ sinh vùng da mông không sạch sẽ: Mặc quần áo ướt hay dính mồ hôi hay không thay quần lót thường xuyên… này sẽ khiến lỗ chân lông tại vùng da mông bị bít tắc do các chất bẩn và mồ hôi, từ đó gây ra mụn nhọt ở mông.
- Do thao tác tẩy lông, cạo lông: Tẩy lông và cạo lông không đúng cách sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm rồi sinh ra mụn nhọt.
- Do áp lực tác động lên mông: Vùng mông là vùng da thường xuyên bị tì đè do ngồi lâu cũng là nguyên nhân mụn nhọt ở mông.
- Do di truyền: Nghe có vẻ vô lý nhưng các bác sĩ cho rằng những ai có bố mẹ hay bị mụn nhọt ở mông thì họ cũng có khả năng gặp phải vấn đề tương tự ở bất kỳ vùng da nào, đặc biệt là ở mông.
- Áp lực: Căng thẳng (stress) rất dễ khiến cơ thể bị rối loạn ở một số chức năng, thậm chí là mất ngủ, điều đó rất dễ gây nổi mụn ở bất kỳ đâu, không ngoại trừ ở mông.
Khi mụn nhọt ở mông mới xuất hiện sẽ trông rất giống với mụn trứng cá, thường có nhân và mụn trắng bên trong, nếu vô tình tác động mạnh thì mụn nhọt sẽ vỡ ra, gây tấy đỏ, thường có mủ và cảm giác ngứa rát rất khó chịu. Nếu không được xử lý sớm, vết mụn nhọt này sẽ bị chai cứng, thâm đen, gây đau nhức và gây mất thẩm mỹ.
XEM THÊM: Mọc mụn trong tai gây đau nhức có sao không?