Đau cơ là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu trường hợp này kéo dài thì rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về chứng đau nhức cơ bắp phổ biến ở nhiều người.
1. Đau cơ là gì?
Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.
Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.
2. Triệu chứng đau nhức cơ bắp biểu hiện thế nào?
Đau nhức cơ bắp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng đau của từng người mà có một số triệu chứng dễ nhận thấy như:
- Vùng bị tổn thương thường sưng viêm, đỏ tấy hoặc bầm tím.
- Khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương sẽ gây đau đớn.
- Đau khi nghỉ ngơi.
- Khả năng vận động cơ bắp suy giảm.
- Nhức mỏi cơ, đau khớp.
- Sốt.
Thông thường đau nhức cơ bắp từ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau vài tuần, còn đau cơ nặng thì khoảng vài tháng cần được phát hiện và điều trị sớm.
3. Đâu là cơn đau cơ do luyện tập?
Một trong các nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi luyện tập là do không khởi động, làm ấm cơ thể trước và hạ nhiệt sau khi vận động.
Thông thường sau khi tập thể dục, đặc biệt là với những bài tập mới, cường độ vận động cao hơn thì nhiều người thấy bị đau nhức cơ bắp sau đó vài ngày. Lý do là có vết rách nhỏ trong sợi cơ và mô liên kết xung quanh khi tập luyện. Cơn đau xuất hiện khoảng 12 giờ và đau nhất vào 48 đến 72 giờ sau khi tập thể dục. Kiểu cơn đau này được gọi là trì hoãn khởi phát đau cơ.
Nếu đau cơ do luyện tập thường có những đặc điểm như:
- Mức độ đau giảm dần.
- Cơn đau hết trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.
- Đã xác định rõ nguyên nhân đau cơ là do luyện tập quá mức, thực hiện nhiều động tác lặp đi lặp lại.
4. Nhận biết cơn đau cơ do bệnh lý
Nếu cơn đau nhức cơ bắp kéo dài trên 2 tuần kèm theo mức độ đau tăng dần gây khó chịu và hạn chế khả năng vận động hàng ngày thì có thể đây là cơn đau cơ do các bệnh lý gây ra như:
Đau cơ xơ: Đau cơ xơ là cơn đau xảy ra ở 2 bên người, phần trên và dưới thắt lưng dẫn đến ê ẩm khắp người, mệt mỏi và mất ngủ hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp.
Bệnh nhiễm trùng: Đau cơ cũng có thể do bệnh nhiễm trùng nếu như bạn đã thử nhiều cách giảm đau nhưng không hết, chỗ đau bị sưng đỏ và có dấu hiệu bị sốt liên tục.
Viêm khớp: Viêm khớp có thể gây nên cơn đau nhức cơ bắp. Vì khi bị đau thì vùng cơ sẽ tự động co rút lại, do vậy khiến bạn đau nhức cơ hơn.
Bệnh cúm: Cúm tạo ra protein cytokine, gây viêm, dẫn đến đau nhức cơ bắp.
Tiêu cơ vân: Nếu bạn tập những bài tập nặng như CrossFit thì sẽ có nguy cơ bị tiêu cơ vân nếu tập quá sức. Tiêu cơ vân là tình trạng mô cơ bị phá hủy, giải phóng protein vào máu và gây hư hại cho thận. Bệnh lý này có những dấu hiệu như đau nhức, cứng cơ và nước tiểu sẫm màu.
Hội chứng đau cân cơ: Đây là một rối loạn đau mãn tính. Trong hội chứng đau cân cơ, khi nhấn vào điểm nhạy cảm trong cơ bắp của bạn (những điểm trigger) sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể bạn. Hội chứng đau cân cơ thường xảy ra sau khi một cơ bị co rút lại nhiều lần. Nguyên nhân có thể do một hoạt động lặp đi lặp lại trong công việc hay trong giải trí hoặc tình trạng stress làm cơ co thắt liên tục.
Tóm lại, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường trên thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhanh chóng thoát khỏi bệnh tật.
5. Chia sẻ 7 cách điều trị đau nhức cơ bắp hiệu quả
Khi bị đau nhức cơ bắp, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu và không thể hoạt động thoải mái được. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau cơ này.
Nghỉ ngơi: Sau khi tập thể dục, bạn nên cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 giờ, nói cách khác là khi bạn tập luyện xong thì ngừng tập khoảng 2 ngày để phần cơ được hồi phục và phát triển tốt hơn.
Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh, ngâm cơ thể trong nước đá hoặc massage cơ thể bằng đá sẽ có ích trong việc giảm sưng đau và co rút cơ. Hơn nữa, bạn nên chườm liên tục trong 3 ngày sau khi bị đau cơ.
Làm nóng cơ thể: Trước khi tập luyện bạn nên làm nóng cơ thể bằng một vài động tác kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu và làm giảm đau cơ sau khi tập.
Bổ sung thực phẩm chứa protein và carbs: Sau khi tập luyện bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và carbs như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, sữa chua, sinh tố trái cây, sữa socola. Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, 30 phút đầu sau khi tập luyện là thời gian tốt để cơ bắp hấp thụ dưỡng chất, góp phần làm giảm đau nhức và cứng cơ.
Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên lựa chọn những bài tập có cường độ vừa phải, vừa sức với bản thân để tránh tình trạng gắng sức và làm đau nhức cơ bắp.
Dùng thuốc: Để giảm đau nhanh chóng nhiều người cũng tìm đến thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen (dạng thuốc uống) hay methyl salicylate (dạng thuốc dán).
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu bằng thiết bị hiện đại:
Hiện nay để điều trị đau nhức cơ bắp nhiều người cũng đã tìm đến phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại phòng khám ACC. Một số người cho biết sau khi thực hiện liệu trình này thì các cơn đau nhức cơ suy giảm dần và khả năng vận động được phục hồi nhanh chóng.
Những người bị đau cơ khi đến ACC sẽ được tư vấn và thực hiện những liệu trình riêng tùy vào tình trạng đau nhức của mình. Liệu trình điều trị mỏi cơ chuyên sâu này sẽ dùng các dụng cụ vật lý trị liệu để cố định vùng đau mỏi cơ, từ đó giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra nếu điều trị tại ACC, các bác sĩ có thể sử dụng băng dán cơ Rocktape nhằm hỗ trợ giảm mỏi cơ nhanh chóng.
Phòng khám ACC là nơi đáng tin cậy để bệnh nhân lựa chọn điều trị các vấn đề về xương khớp quốc tế uy tín, nhờ có đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại cùng với sự tận tâm, theo dõi sát sao tình hình của người bệnh, mang đến dịch vụ đạt chuẩn quốc tế.
6. Cách phòng ngừa đau nhức cơ khi luyện tập
Luyện tập thể dục thường xuyên là một điều tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau để việc luyện tập không trở nên khó chịu và đẩy lùi được các cơn đau cơ:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập như chạy bộ chậm, nhảy dây hay kéo căng cơ. Điều này giúp cơ bắp có thời gian làm quen với sự thay đổi hoạt động cơ thể.
- Dùng đúng kỹ thuật khi tập luyện bằng cách hỏi huấn luyện viên cách dùng máy móc thiết bị để hạn chế việc tập sai, gây đau mỏi cơ.
- Tập những bài tập với cường độ vừa phải, ở mức bản thân có thể chịu được rồi từ từ nâng dần mức độ lên.
- Uống nước đúng cách khi tập luyện giúp cơ thể không bị mất nước, mệt mỏi hay chóng mặt.
- Nghỉ ngơi sau khi tập luyện giúp cơ bắp có thời gian hồi phục, hạn chế bị tổn thương.
- Sau khi kết thúc luyện tập bạn nên căng cơ để làm cơ thể linh hoạt và đưa máu lưu thông từ cơ bắp về tim dễ dàng hơn.
Có thể nói rằng, đau cơ khiến cho cơ thể bạn trở nên uể oải và khó chịu khắp người, thế nhưng nếu có cách điều trị phù hợp thì tình trạng này sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng, sớm giúp bạn trở lại sinh hoạt như bình thường, thoải mái và dễ chịu hơn.
Xem thêm: Đau cơ, căng cơ bắp chân là do đâu và cách khắc phục hiệu quả