Các trò chơi dành cho bé từ 3-4 tuổi – Beegarden

Các trò chơi dành cho bé từ 3-4 tuổi

2 Tháng Chín, 2017 – 6559 lượt xem 2 Tháng Chín, 2017 – 6559 lượt xemCác trò chơi cho bé 3 - 4 tuổiCác trò chơi cho bé 3 – 4 tuổi
Các trò chơi cho bé 3 – 4 tuổi

1.  Trò chơi xếp tháp:

Lên 3 tuổi, trẻ khởi đầu nhận biết quốc tế xung quanh một cách khá rõ. Đây cũng là lúc trẻ hiếu động nhất vì muốn tò mò quốc tế xung quanh và bản thân mình. Trẻ rất tỉ mỉ về những sự vật xung quanh, trẻ sẽ mở màn hành trình dài tò mò của mình trải qua những trò chơi nhất là những trò chơi giúp những bé hình thành và tăng trưởng trí tưởng tượng, kích thích trí tò mò khoa học và phát minh sáng tạo .Mô phỏng trò chơi kiến thiết xây dựng để cho em bé 3-4 tuổi của bạn học theo, ví dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, sắc tố, kích cỡ khác nhau .

2. Chơi với cát và nước:
Cho cát và nước vào một cái thau, sau đó trộn, nhào chúng sền sệt lại. Trẻ sẽ dùng 1 đôi găng tay cao su để nhào, bóp và thích thú khi thấy hợp chất này dính bết vào các đầu ngón tay.

3. Làm bánh:
Ở độ tuổi này trẻ rất thích nhào trộn các nguyên vật liệu với nhau vào 1 cái tô, sau đó cán chúng mỏng ra, lấy khuôn cắt thành nhiều hình và đem vào lò nướng

4. Phát triển quan sát và trí nhớ:
Để 5 vật vào trong 1 cái khay, ví dụ như: 1 cái muỗng, 1 cái ly, 1 món đồ chơi nhỏ, 1 cái bút chì và 1 cái lược. Để bé ghi nhớ từng vật vài phút, rồi sau đó đậy chúng lại, yêu cầu trẻ nhắc lại xem nhớ được bao nhiêu thứ.

5. Vỗ tay theo nhịp điệu:
Vỗ tay theo nhịp điệu đơn giản và dạy trẻ làm theo. Ví dụ vỗ 2 nhịp nhanh và sau đó 1 nhịp chậm. Một khi trẻ theo kịp thì lặp lại và phát triển ở mức độ phức tạp hơn.

6. Chơi board games (cờ tỷ phú hoặc đổ cá ngựa):
Những trò này có luật chơi tương đối khó nhưng tập cho trẻ làm quen với cách chơi. Nên quan sát khi trẻ chơi với các bạn xem chúng có biết cách chơi và tuân thủ theo luật hay không.

7. Nói chuyện với trẻ qua những bức hình:
Lấy những tấm hình gia đình đã chụp trong những dịp đi chơi ra để trò chuyện với trẻ. Để chúng xem và chỉ ra những chi tiết trong bức hình. Có thể làm 1 cuốn vở để bé tự dán hình theo chủ đề bé thích

8. Sử dụng các chữ cái có dính nam châm:
Trước tiên tập chơi trò tìm chữ phù hợp. Sau đó cha mẹ viết chữ cái lên 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ tìm chữ phù hợp dán đúng lên chữ đã viết đó. Nâng dần độ khó khi trẻ thành thạo.

9. Chơi trò tìm chữ:
Có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự.

10. Cùng nhau hát:
Tất cả trẻ con đều thích hát cho dù đôi khi chúng không nhớ được hết lời bài hát. Nếu cho bé đi chơi xa bằng xe hơi, bạn có thể lựa chọn một vài CD bé ưa thích để mở trong suốt chuyến đi. Điều này giúp cho hành trình thú vị hơn và trau dồi khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Nếu ở nhà, có thể nói trẻ rủ thêm vài người bạn và có thể tổ chức các cuộc thi hát cho chúng.

11. Chơi múa rối:
Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách dùng bộ rối bàn tay để từng ngón tay nói chuyện với nhau hoặc nói với người khác. Một vài trẻ có khả năng dùng giọng của nhân vật mà bé từng thấy thay vì dùng ngôn ngữ thường ngày.

12. Trò chơi lắng nghe:
Nói trẻ nhắm mắt lại lắng nghe một đoạn hoặc một chương trình trên tivi khá quen thuộc với trẻ, trẻ sẽ cố gắng phân biệt những giọng khác nhau mà trẻ đã nghe, có thể trẻ sẽ đoán được một cách chính xác.

13. Chơi trò tung hứng :
Đứng cách bé 1 m, mặt đối mặt. Tung trái bóng mềm có kích thước vừa để bé chụp. Khi bé chụp được bằng hai tay bạn yêu cầu bé tung trái bóng lại về phía bạn.

14. Trò chơi chạy theo nhạc :
Lựa một bài nhạc vui nhộn bé ưa thích hoặc thay vào đó là bạn đứng dậm chân theo nhịp. Bé chạy xung quanh và bạn luôn dậm chân, sau đó bạn vừa chạy vừa hát. Bé sẽ chạy cho đến lúc thở hổn hển.

15. Bơi:
Cho dù bé biết bơi hay không bé cũng sẽ được hướng dẫn một cách bài bản từ thầy cô giáo và bé sẽ thích thú khi vui đùa dưới nước.

(Sưu tầm)