Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, điển hình bởi những suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại không thể kiểm soát. Đây là hội chứng khá ít gặp (0.05% dân số thế giới) và hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với đặc điểm là những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra với mức độ và tần suất đa dạng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng OCD khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, công việc, học tập và những mối quan hệ xung quanh người bệnh bị ảnh hưởng. Khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh có thể ý thức được sự quá mức, vô lý của các ý nghĩ/ hành vi của bản thân nhưng hoàn toàn không thể chống lại.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là hội chứng khá ít gặp, chỉ xảy ra khoảng 0.05% dân số thế giới. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là 1.8% và nam giới là 0.5%. Hội chứng này xuất hiện chủ yếu ở người từ 15 – 25 tuổi và gặp nhiều hơn ở những đối tượng có trí tuệ, trình độ cao.
Biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện về suy nghĩ, hành vi hoặc cả hai. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ cá nhân, công việc, học tập và những khía cạnh khác của cuộc sống. Trong đó, ám ảnh được dùng để chỉ suy nghĩ không thể kiểm soát và cưỡng chế/ cưỡng bức được dùng để hành vi lặp đi lặp lại.
Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):
- Có những suy nghĩ, hình ảnh trong tâm trí với tính chất lặp đi lặp lại gây ra lo âu như sợ nhiễm bẩn, sợ vi trùng, vi khuẩn, có những suy nghĩ cấm đoán về tình dục,… Trường hợp nặng còn có thể có những suy nghĩ làm hại bản thân, những người xung quanh,…
- Ngoài suy nghĩ, bệnh nhân cũng có thể thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại và luôn cảm thấy bị thôi thúc thực hiện do suy nghĩ ám ảnh. Các hành vi cưỡng chế thường gặp như rửa tay quá mức, lau dọn thường xuyên, liên tục kiểm tra những việc vừa làm, đếm số cưỡng bức, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp đến mức hoàn hảo.
Các hành vi, suy nghĩ ở bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có những đặc điểm khác biệt so với người bình thường như:
- Có ít nhất 60 phút mỗi ngày bị chi phối bởi các hành vi và suy nghĩ kể trên
- Nhận thấy sự thừa thãi quá mức của những hành vi, suy nghĩ nhưng không thể kiểm soát
- Khi thực hiện các hành vi bị ám ảnh, bệnh nhân có thể giảm cảm giác lo âu nhưng không cảm thấy hứng thú hay yêu thích
- Cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều bởi những hành vi, suy nghĩ do hội chứng này gây ra
- Một số bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng rối loạn TIC – cử động bất thường của các cơ, có tính chất lặp đi lại lại và không thể kiểm soát được. Rối loạn TIC đặc trưng bởi những triệu chứng như cử động mắt bất thường, nháy mắt liên tục, nhún vai, nhăn mặt, gằn tiếng, khịt mũi, hắng giọng, gật đầu cổ,…
Các triệu chứng của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể nặng hoặc giảm dần theo thời gian. Đa phần bệnh nhân mắc hội chứng này đều nhận thấy sự thừa thãi, bất thường trong hành vi, suy nghĩ. Tuy nhiên trên thực tế, một số ít bệnh nhân hoàn toàn không nhận ra sự vô lý trong suy nghĩ và hành vi của mình.
Đọc Ngay: [vtc.vn] Liệu pháp Tâm lý trị liệu của Trung tâm NHC Việt Nam có thật sự uy tín
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được xác định. Thông qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Tuổi từ 15 – 25
- Khởi phát sớm ở nam hơn so với nữ
- Tỷ lệ nữ mắc cao hơn so với nam giới
- Di truyền cũng được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh (nguy cơ cao hơn ở người có người thân mắc OCD hoặc rối loạn TIC)
- Sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi suy nghĩ không thể kiểm soát và các hành vi có tính chất lặp đi lặp lại. Hiện nay dù chưa thể xác định nguyên nhân nhưng các chuyên gia nhận thấy, hội chứng này không đe dọa đến sức khỏe như các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, hưng cảm,…
Tuy nhiên, hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân mắc OCD cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống (công việc, học tập, mối quan hệ với những người xung quanh,…)
- Mất nhiều thời gian để thực hiện những hành vi, suy nghĩ thừa thãi
- Đời sống tình dục bất thường do các suy nghĩ lệch lạc
- Có thể gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực (ít gặp)
- Ảnh hưởng đến ngoại hình (tự nhổ tóc, cào da, cắt móng quá sát,…)
- Tăng xung đột trong gia đình và xã hội
- Một số trường hợp khó thích nghi, hòa hợp do một số suy nghĩ ám ảnh
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng có thể gây lo âu và làm nghiêm trọng chứng trầm cảm sẵn có
Dù gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng hầu hết bệnh nhân bị hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ít gặp phải những tác động quá nghiêm trọng. Ảnh hưởng phổ biến nhất là giảm chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán, điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng. Khi thăm khám, bệnh nhân nên trung thực thông báo với bác sĩ các suy nghĩ, hành vi bất thường để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được điều trị chủ yếu bằng thuốc và kết hợp phương pháp tâm lý trị liệu, hành vi. Bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị hoàn toàn được nếu tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc được cân nhắc đối với một số bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thuốc có thể giảm nhẹ các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không có khả năng chữa trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, sử dụng thuốc thường được áp dụng song song với trị liệu nhận thức và hành vi.
Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu là thuốc chống trầm cảm 3 vòng nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Fluoxetine
- Clomipramine
- Sertraline
- Paroxetine
- Fluvoxamine
2. Các biện pháp tự cải thiện
Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần có những biện pháp cải thiện để đối phó với hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trên thực tế, các biện pháp này phần nào có thể giảm nhẹ các hành vi, suy nghĩ bất thường.
Các biện pháp tự cải thiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế bệnh nhân có thể áp dụng:
- Chia sẻ tình trạng sức khỏe cho bạn bè và người thân để nhận được sự trợ giúp. Thực tế cho thấy, sự động viên, chia sẻ từ những người xung quanh có thể giúp tinh thần bệnh nhân tốt lên và chủ động hơn trong quá trình điều trị.
- Đối với những tác nhân gây ra sự ám ảnh về suy nghĩ và hành vi, nên học cách ghi chép lại để xua tan cảm giác lo âu, đặc biệt là trong trường hợp thường xuyên kiểm tra lại những việc vừa làm.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng có thể giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Tham gia vào hoạt động xã hội để ít có thời gian cho các hành vi và suy nghĩ bất thường.
- Tập thể dục thường xuyên và ăn uống cũng là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Qua đó giảm nhẹ phần nào các suy nghĩ và hành vi do hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra.
- Sau thời gian học tập – làm việc, nên nghỉ ngơi kết hợp với các biện pháp giúp giảm căng thẳng, lo âu như hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước ấm và liệu pháp mùi hương.
3. Liệu pháp tâm lý
Hầu hết bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều cần đến sự can thiệp của phương pháp tâm lý (liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức). Tại nhiều quốc gia trên thế giới phương pháp tâm lý trị liệu được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế để giảm thiểu khả năng gây biến chứng, tác dụng phụ khi phải dùng đến thuốc chữa bệnh.
– Liệu pháp hành vi:
Liệu pháp hành vi đối với người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm 2 kỹ thuật:
- Một là bộc lộ các suy nghĩ bị ám ảnh để giảm bớt sự căng thẳng, lo âu
- Hai là thực hiện một số kỹ thuật nhằm ngăn chặn các suy nghĩ ám ảnh và các hành vi cưỡng chế
Ban đầu, các kỹ thuật này làm giảm hành vi cưỡng bức và suy nghĩ ám ảnh. Theo thời gian, các triệu chứng này có thể hoàn toàn thuyên giảm. Ngoài ra, liệu pháp hành vi còn có tác dụng giảm lo âu và cải thiện tâm trạng của bệnh nhân đáng kể.
– Liệu pháp nhận thức:
Phương pháp nhận thức giúp người bệnh đánh giá lại sự lo âu quá mức, mối nguy hiểm của các sự vật, sự việc. Qua đó giảm các suy nghĩ ám ảnh như nhiễm vi trùng, vi khuẩn, sự sợ hãi,…trong cuộc sống.
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ điều trị tâm lý uy tín với phương pháp trị liệu phù hợp, khoa học. Tại Việt Nam, phương pháp tâm lý trị liệu còn chưa quá phổ biến nên nhiều người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không nhận ra mình bị bệnh hoặc chỉ biết tìm đến các cơ sở y tế để điều trị. Hiện nay đã có nhiều trung tâm ứng dụng trị liệu tâm lý vào điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần nói chung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế nói riêng nhưng phác đồ chưa được nghiên cứu sâu nên hiệu quả còn hạn chế.
Có thể tham khảo với Trung tâm theo các hình thức sau:
Đến tham vấn trực tiếp tại địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Hotline: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
- Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Phú Nhuận | Hotline: (028) 2201 2555 – 096 299 8008
Tìm hiểu thông chi tiết của Trung tâm tại:
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt. Hội chứng này ít đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tích cực điều trị đạt kiểm soát bệnh hiệu quả.
Nguồn: tamlytrilieunhc.com
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị