Nhiệm vụ chính của bạch cầu là bảo vệ cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Vậy bạch cầu tăng cao là do nguyên nhân nào, tình trạng này có đáng lo ngại không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
02/12/2020 | Phát hiện bệnh từ sự tăng giảm bất thường của bạch cầu 19/10/2020 | Bạch cầu là gì? Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu? 29/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm bạch cầu với cơ thể con người 03/02/2020 | Xét nghiệm WBC giúp khảo sát dòng tế bào bạch cầu trong máu
1. Nhiệm vụ của bạch cầu
Là một thành phần quan trọng của máu, những tế bào bạch cầu giống như “một hàng rào chắn” giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của những tác nhân bên ngoài vào cơ thể, đặc biệt là những bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, hay nhiễm độc. Trong một cơ thể khỏe mạnh, bạch cầu có số lượng từ 4.000 – 10.000/mm3 máu .
Bạch cầu là “một hàng rào chắn” để bảo vệ cơ thể
2. Những biểu hiện cho thấy bạch cầu tăng cao
Khi bạch cầu tăng cao chính là một nguyên nhân gây tích tụ và làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu và có thể khiến quá trình sản xuất ra những tế bào máu khỏe mạnh bị cản trở. Bạch cầu vượt ngưỡng trung bình 4.000 đến 10.000/mm3 máu được đánh giá là tăng.
Nếu số lượng bạch cầu trên 100.000/ml được thì rất có thể nguyên nhân là do ung thư tế bào máu gây ra, hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp (bệnh máu trắng).
Bạch cầu tăng cao do viêm nhiễm
Tùy vào mức độ bạch cầu tăng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
-
Thường xuyên bị mệt mỏi, luôn có cảm giác khó chịu trong người.
-
Tụt cân mà không rõ nguyên nhân.
-
Bệnh nhân có thể sốt.
-
Nhiễm trùng.
-
Cảm thấy khó thở, yếu cơ.
-
Những vết thương trên cơ thể thường khó lành.
-
Rất dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
-
Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy.
Người bệnh có thể hay bị bầm tím không rõ nguyên nhân
Tuy nhiên, bạn có thể khó khăn khi xác định dấu hiệu của bệnh hoặc nhầm lẫn sang những dấu hiệu của bệnh lý khác. Vì thế, bác sĩ khuyên bạn nên thăm khám để thực hiện xét nghiệm và được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
3. Những nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao
Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho bạch cầu tăng cao:
Người bị mắc bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể sản xuất bạch cầu nhiều bất thường. Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn cũng dẫn đến hiện tượng tăng bạch cầu, chẳng hạn như người mắc bệnh viêm phổi, bệnh viêm ruột thừa, bệnh nhiễm trùng máu,…
Những bệnh nhân mắc hội chứng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, Bloom, Wiskott Aldrich,… cũng có thể gặp phải tình trạng bạch cầu tăng.
Ung thư máu: Những bệnh nhân ung thư máu sẽ có thể xảy ra hiện tượng bạch cầu tăng cao bất thường. Nguyên nhân là do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu ở trong tủy xương, gặp nhiều nhất là tình trạng tăng sinh dòng lympho bào cấp tính, hay bạch cầu tủy cấp tính,…
Khi điều trị ung thư bằng một số phương pháp như hóa trị, xạ trị,… người bệnh cũng có thể bị tăng lượng bạch cầu.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố như hút thuốc lá, nhiễm bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzene…), epinephrine,… cũng có thể dẫn tới tình trạng tăng bạch cầu.
4. Bạch cầu tăng có đáng lo ngại không?
Trong trường hợp bạch cầu được sản sinh quá mức sẽ lấn át sự tạo mới của hồng cầu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Khi hồng cầu bị phá hủy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng và nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là có nguy cơ tử vong cao.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh
Như vậy, có thể khẳng định rằng, bạch cầu tăng cao rất nguy hiểm, nếu do bệnh lý nhiễm trùng và các bệnh lý khác, nó sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời.
5. Điều trị bạch cầu tăng cao bằng cách nào?
Nếu phát hiện có những biểu hiện đáng nghi ngờ, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm máu và một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Nếu tình trạng bạch cầu tăng là do viêm nhiễm thì cần phải điều trị viêm nhiễm, có thể dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Lưu ý, cần tuân thủ theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc để gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Khi lượng bạch cầu giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đã được kiểm soát, chữa khỏi. Lúc này, bạn có thể bổ sung thêm các chất như sắt, vitamin B9, vitamin B12 để phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
Phòng tránh bạch cầu tăng cao như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao, bạn hãy thực hiện những lưu ý dưới đây:
-
Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm một số bệnh lý do ký sinh trùng.
-
Nên bỏ hút thuốc lá.
-
Không tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
-
Không nên quá căng thẳng, nên sống vui vẻ, lạc quan, cân bằng cảm xúc.
-
Không nên tiếp xúc với những tác nhân có thể khiến bạn bị dị ứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng bạch cầu tăng cao. Nếu bạch cầu tăng do viêm nhiễm thì không đáng lo ngại, khi khỏi viêm nhiễm thì bạch cầu sẽ về mức bình thường. Ngược lại, nếu bạch cầu tăng là do những bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh bạch cầu thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đi khám sớm khi có biểu hiện bất thường.
Để được tư vấn nhiều hơn, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để gặp các chuyên gia đầu ngành của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bạn cũng có thể đặt lịch khám sớm nhất thông qua đường dây nóng. Bệnh viện kết hợp cùng với nhiều hãng bảo hiểm lớn trong nước để giúp bệnh nhân được khám chữa bệnh với mức chi phí tốt nhất.
MEDLATEC tự tin mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng với chi phí hợp lý nhất. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chúng tôi.