Tài liệu soạn bài tập đọc bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được nội dung ý nghĩa chính của bài thơ và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 131 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
I. Lời bài thơ Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
– Tố Hữu –
II. Kiến thức cần nhớ
1. Cách đọc diễn cảm
Chú ý từ khó:
- Đon: bó (dùng trong các trường hợp: đon mạ, đon lúa, đon củi)
- Khe: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc
Đọc diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân
2. Nội dung bài thơ Bầm ơi
Bài thơ chứa đựng những hình ảnh tần tảo, lam lũ vất vả của người mẹ qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam khi phải đi chiến đấu xa nhà.
3. Ý nghĩa tác phẩm
Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1 – Trang 131 SGK
Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ?
Gợi ý trả lời:
Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn, lúc này các làng quê vào vụ cấy đông, làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ thương mẹ phải vất vả lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.
Câu 2 – Trang 131 SGK
Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
Gợi ý trả lời:
Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là:
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Tình cảm của mẹ đối với con)
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
(Tình cảm của con đối với mẹ)
Những hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.
Câu 3 – Trang 131 SGK
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
Gợi ý trả lời:
Trong bài thơ Bầm ơi, để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!
Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa.
Câu 4 – Trang 131 SGK
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về ngườii mẹ của anh ?
Gợi ý trả lời:
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.
Câu 5 – Trang 131 SGK
Học thuộc lòng bài thơ.
(Học sinh tự học)
Trên đây là nội dung hướng dẫn soạn bài Bầm ơi được Đọc Tài Liệu biên soạn để giúp bạn hoàn thành tốt bài làm của mình. Mong rằng những tài liệu soạn văn của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.