Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp quen thuộc với tất cả chúng ta, không chỉ dành cho phái đẹp mà các đấng mày râu cũng rất ưa thích. Tuy nhiên cũng không nên quá coi nhẹ khi quyết định bấm lỗ tai. Bài viết sau đây Eropi sẽ tổng hợp các vấn đề cần lưu ý dành cho những người chuẩn bị bấm lỗ tai để các bạn có được diện mạo hoàn hảo mà an toàn cho sức khỏe.
Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?
Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:
Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưu chuộng hiện nay.
1, Bấm lỗ đơn – Lobe: Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.
2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe: Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.
3, Bấm lỗ Inner Conch
4, Bấm lỗ Orbital Conch
5, Bấm lỗ Snug: Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.
6, Bấm lỗ Helix: Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
7, Forward Helix
8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.
9, Bấm lỗ Rook: Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.
10, Bấm lỗ Tragus
11, Bấm lỗ Anti – tragus
12, Bấm lỗ Daith: Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.
13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe: Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.
Một số hình ảnh thực tế của các vị trí bấm lỗ tai.
Tham khảo thêm:
- 4 kiểu khuyên tai làm xiêu lòng bạn gái
- Ngày trở lại, trào lưu bông tai Ear Cuff có gì mới?
- Vì sao lại bị dị ứng khi đeo khuyên tai?
- Có nên bấm lỗ tai cho trẻ em hay không?
- Đa dạng phong cách cùng trang sức ngọc trai
Khoảng bao lâu vết bấm sẽ lành?
Không có câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi người về thời gian lành của vết bấm. Nó phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi, cách thức chăm sóc vệ sinh, độ dày của sụn hay cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, đối với dái tai thời gian trung bình để vết bấm có thể lành từ 6 đến 8 tuần, nhanh nhất trong các vị trí. Các vị trí còn lại, đặc biệt là khi chạm vào sụn thì thời gian trung bình rơi vào 3 đến 9 tháng. Một vết bấm được coi là lành hẳn khi bạn không còn cảm giác đau, không sưng và ửng đỏ, không rỉ nước. Nếu sau những khoảng thời gian này mà vết bấm vẫn chưa lành thì nên chú ý theo dõi đề phòng.
Chăm sóc vết bấm như thế nào?
Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp, có can thiệp đến cấu trúc của các mô sụn nâng đỡ ở tai nên nó cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết bấm như chăm sóc vết thương. Vừa để rút ngắn thời gian lành của vết bấm vừa để tránh các biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và nhan sắc.
– Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết bấm.
– Vệ sinh vết bấm bằng nước ấm, dung dịch xà phòng tiệt trùng hoặc oxy già. Cũng có thể dùng nước muối pha loãng lau xung quanh vết.
– Nên dùng bông y tế. Động tác thật nhẹ nhàng cẩn thận.
Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?
– Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
– Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.
– Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không rỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.
– Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.
– Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.
– Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên đến gặp bác sỹ hoặc quay lại cơ sở đã làm để xin tư vấn và hướng giải quyết.
Bấm lỗ tai có nguy hiểm không?
Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai thực tế đã từng xảy ra, nhưng để khẳng định bấm lỗ tai có nguy hiểm hay không thì chưa chắc. Bởi như đã nói ở trên, nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ tuổi, cách thức chăm sóc cũng như là cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì vị trí dái tai luôn an toàn hơn các vị trí liên quan đến sụn. Đơn giản vì thời gian lành vết bấm ở dái tai càng nhanh thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng ít.
Vùng dái tai và cận kề nó được coi là vùng an toàn nhất để bấm lỗ tai.
Mong rằng bài viết trên đây của Eropi sẽ giúp các bạn nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh.
Mua thiết bị khách sạn truy cập ngay website Poliva.vn. Muốn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thì sử dụng ngay phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Abitstore.