Bảng Nguyên Tử Khối Hóa Học và mẹo học bảng Nguyên tử khối

1. Nguyên tử khối là gì?

1.1. Đơn vị khối lượng nguyên tử là gì?

Đơn vị Cacbon là đơn vị sử dụng để đo khối lượng nguyên tử, có ký hiệu là đvC. Một đơn vị Cacbon bằng 1/12 của khối lượng hạt nhân nguyên tử Cacbon đồng vị C12.

Do nguyên tử Cacbon đồng vị C12 phổ biến cùng với đố là chỉ số sai là rất thấp nên Viện đo lường Quốc tế đã thống nhất dùng đơn vị Cacbon này.

1.2. Vậy nguyên tử khối là gì?

Nguyên tử khối có thể được hiểu là khối lượng tương đối của một nguyên tử có đơn vị tính là đơn vị cacbon (ký hiệu đvC). Mỗi nguyên tố có số lượng proton và notron khác nhau nên sẽ có nguyên tử khối khác nhau.

Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của nguyên tử nguyên tố, là tổng khối lượng notron, proton và electron nhưng do khối lượng của electron nhỏ nên sẽ không tính khối lượng này. Do đó, nguyên tử khối xấp xỉ bằng khối của hạt nhân.

Nguyên tử khối cũng được xem là khối lượng, được tính theo đơn vị gam của một mol nguyên tử, ký hiệu bằng u.

1 u = 1/NA gam = 1/(1000Na) kg

Trong đó Na chính là hàng số Avogadro

1 u xấp xỉ bằng 1.66053886 x 10-27 kg

1 u xấp xỉ bằng 1.6605 x 10-24 g

Bảng nguyên tử khối có thể hiểu là một bảng thể hiện nguyên tử khối, và một số thông tin liên quan khác của các nguyên tố như hóa trị, ký hiệu nguyên tố…. Đây là một trong những bảng cơ bản và đơn giản của hóa học, đóng vai trò là kiến thức nền tảng để xử lý các bài toán hóa học phức tạp sau này.

Số p

Tên nguyên tố

Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối

Hoá trị

1

Nguyên tử khối của Hiđro

H 1 I 2 Nguyên tử khối của Heli He 4 3 Nguyên tử khối của Liti Li 7 I 4 Nguyên tử khối của Beri Be 9 II 5 Nguyên tử khối của Bo B 11 III 6 Nguyên tử khối của Cacbon C 12 IV, II 7 Nguyên tử khối của Nitơ N 14 III,II,IV,.. 8 Nguyên tử khối của Oxi O 16 II 9 Nguyên tử khối của Flo F 19 I 10 Nguyên tử khối của Neon Ne 20 11 Nguyên tử khối của Natri Na 23 I 12 Nguyên tử khối của Mg(Magie) Mg 24 II 13 Nguyên tử khối của Nhôm Al 27 III 14 Nguyên tử khối của Silic Si 28 IV 15 Nguyên tử khối của Photpho P 31 III, V 16 Nguyên tử khối của Lưu huỳnh S 32 II,IV,VI,.. 17 Nguyên tử khối của Clo Cl 35,5 I,.. 18 Nguyên tử khối của Agon Ar 39,9 19 Nguyên tử khối của Kali K 39 I 20 Nguyên tử khối của Canxi Ca 40 II 24 Nguyên tử khối của Crom Cr 52 II,III 25 Nguyên tử khối của Mangan Mn 55 II,IV,VII,.. 26 Nguyên tử khối của Sắt Fe 56 II,III 29 Nguyên tử khối của Đồng Cu 64 I,II 30 Nguyên tử khối của Kẽm Zn 65 II 35 Nguyên tử khối của Brom Br 80 I,… 47 Nguyên tử khối của Ag (Bạc) Ag 108 I 56 Nguyên tử khối của Bari Ba 137 II 80 Nguyên tử khối của Thuỷ ngân Hg 201 I,II 82 Nguyên tử khối của Chì Pb 207 II,IV

1.3 Vậy nguyên tử khối có phải số khối không?

Số khối hay số hạt có kí hiệu A là tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Số khối được tính theo công thức A = Z + N với Z là số proton, N là số neutron. Như vậy ta có thể thấy nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử, còn số khối thì là số hạt trong hạt nhân nguyên tử, đây là 2 khái niệm hoàn toán khác nhau.

Xem thêm: Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Mới Nhất – Cách Dùng và Ghi Nhớ

2. Cách học thuộc bảng nguyên tử khối

Giống như khi mới học bảng tính tan trong hóa học, với bảng nguyên tử khối các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để nhớ rõ nguyên tử khối của từng nguyên tố một. Hầu như trong các bài tập hóa học ở bậc phổ thông, nguyên tử khối đều được cho sẵn ở đầu bài. Tuy nhiên, việc ghi nhớ bảng này là điều vô cùng cần thiết để có thể sử dụng ngay khi cần thiết, đặc biệt là trong những bài toán hóa học áp dụng định luật bảo toàn khối lượng sau này. Vậy làm thế nào để nhớ được nguyên tử khối của Brom, nguyên tử khối Ag hay nguyên tử khối của các nguyên tốc khác? Dưới đây, tôi xin trình bày một số phương pháp để có thể học bảng này một cách nhanh nhất.

2.1. Thường xuyên làm bài tập hóa học

Hóa học là một môn học rất đa dạng về bài tập và đòi hỏi người học luôn luôn phải chăm chỉ, đào sâu suy nghĩ. Như đã đề cập ở trên,khi mới làm quen với môn học, nguyên tử khối của từng nguyên tố sẽ được cho sẵn ở đầu bài. Thường xuyên tiếp xúc sẽ giúp bạn nhớ bảng nguyên tử khối một cách rất nhanh mà không cần phải “học vẹt”.

2.2. Học qua bài ca nguyên tử khối

Đây là một trong những cách học bảng nguyên tử khối khá phổ biến. Các thầy cô và rất nhiều thế hệ học sinh đi trước đã sáng tác một số bài thơ về khối lượng nguyên tố khá dễ nhớ. Việc của bạn là sưu tầm và học thuộc chúng. Đối với cách học này rất ít khi bạn bị nhầm nguyên tử khối của các nguyên tố với nhau. Hơn nữa, thời gian học cũng được rút ngắn một cách đáng kể.

Do có vần điệu, những bài thơ này rất dễ dàng đi vào bộ nhớ của các bạn. Môn hóa học cũng vì thế mà trở nên lí thú và bớt khô khan hơn. Thay vì viết đi viết lại nhiều lần để học thuộc bảng nguyên tử khối, bạn có thể nhẩm lại một vài bài thơ về vấn đề này. Tin tôi đi, đảm bảo một thời gian ngắn, bạn sẽ thuộc làu tất cả các khối lượng của các nguyên tố một cách dễ dàng. Những vần thơ kiểu như đoạn ngắn dưới đây sẽ giúp cho bạn có những giây phút học hóa học rất thú vị:

Hidro số 1 bạn ơi

Liti số 7 nhớ ngay dễ dàng

Cacbon thì nhớ 12

Nito 14 bạn thời chớ quên

Oxy 16 trăng lên

Flo 19 vấn vương riêng sầu

Hay bài:

Hidro là 1

12 cột Cacbon

Nitơ 14 tròn

Oxi trăng 16

Natri hay láu táu

Nhảy tót lên 23

Khiến Magie gần nhà

Ngậm ngùi nhận 24

27 nhôm la lớn

Lưu huỳnh giành 32

Khác người thật là tài

Clo 35 rưỡi (35,5)

Kali thích 39

Canxi tiếp 40

55 Mangan cười

Sắt đây rồi 56

64 đồng nổi cáu

vì kém kẽm 65

80 brom nằm

xa bạc 108

Bari thì chán ngán

137 ích chi

Kém người ta còn gì

Thuỷ ngân 201

Còn lại chì một cột

207 thật to

Heli thì buồn so

Mình đây được có 4

Liti thật khiêm tốn

Số 7 là được rồi

Số 9 Beri ngồi

Trêu bạn Bo 11

19 đây chết ngột

Flo đang than phiền

Nêon thì cười hiền

Tớ 20 tròn chẵn

Silic người đứng đắn

Nhận 28 đẹp ko

Photpho đỏ hồng hồng

Nhận 31 cuối tháng

Agon cười trong sáng

39,9 đây

Kết thúc bài ca này

Crom 52 đấy

Ngoài ra có rất nhiều các bài thơ khác về bảng nguyên tử khối được các thầy cô sáng tác, vần điệu khá đơn giản, dễ học. Các bạn có thể tham khảo hoặc tìm kiếm thêm trên mạng Internet những bài thơ về nguyên tử khối để quá trình học hóa trở nên bớt căng thẳng và dễ dàng hơn.

Xem thêm: Tổng hợp công thức Bảng Nguyên Hàm và cách ghi nhớ

3. Một số ứng dụng của bảng nguyên tử khối hay phân tử khối trong các bài tập hóa học

Bảng nguyên tử khối có tính ứng dụng rất cao trong môn hóa học, đặc biệt ở phần hóa vô cơ. Hầu hết các bài tập hóa học đều phải áp dụng bảng này. Dưới đây, tôi xin trình bày một số dạng bài cơ bản nhất cần áp dụng trực tiếp bảng phân tử khối tại bậc trung học cơ sở.

3.1. Tìm nguyên tố trong hợp chất

Đối với những bước đầu tiên làm quen với môn hóa học, đây là một trong những dạng bài thông dụng nhất. Dưới đây là một ví dụ minh họa đơn giản:

Hợp chất của kim loại A kết hợp với axit (H_2SO_4) tạo ra muối có công thức là (ASO_4). Tổng phân tử khối của hợp chất này là 160 đvC. Xác định nguyên tố A.

Ta có thể dễ dàng giải bài toán này như sau:

Trên bảng nguyên tử khối ta thấy

Nguyên tử khối của S là :32

Nguyên tử khối của oxy là :16

Theo công thức hợp chất ta có A+32+16×4=160

>> A=64. Dễ thấy 64 là nguyên tử khối của Đồng. Vậy nguyên tố cần tìm là Cu.

3.2. Tìm nguyên tố khi biết nguyên tử khối

Đối với bài tập trắc nghiệm đơn giản ở lớp 8, các bạn thường xuyên bắt gặp một số câu hỏi như

Xác định nguyên tố có nguyên tử khối gấp 2 lần oxy

Để làm được bài tập này, bạn cần nắm được nguyên tử khối của oxy là 16, nguyên tố có nguyên tử khối gấp 2 lần oxy có nguyên tử khối là 32. Dễ dàng nhận thấy, đáp số của câu hỏi là lưu huỳnh.

Các dạng bài tập được nêu trên là một trong những dạng cơ bản và đơn giản nhất của hóa học bậc trung học. Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về hóa, ta cũng cần phải nắm được các kiến thức cơ bản nhất để có một khởi đầu thuận lợi và một nền tảng thật chắc chắn bạn nhé.

Hóa học là một trong những môn học quan trọng không chỉ tại trường học mà còn trong thực tế. Để học tốt môn học này đòi hỏi bạn cần phải có phương pháp học cũng như nền tảng kiến thức thật chắc chắn. Chìa khóa để chinh phục môn học này nằm ở chính bản thân các bạn. Nếu thiếu ý chí quyết tâm và tinh thần ham học hỏi thì dù có áp dụng phương pháp nào, bạn cũng khó mà tiếp thu được các kiến thức hóa học, dù là đơn giản nhất. Các bạn cũng có thể tìm gia sư học cùng để giúp mình tiến bộ nhanh hơn hay đơn giản là kiếm một người bạn học tốt môn hóa học nhóm.

Trên đây là một số điều cơ bản về bảng nguyên tử khối trong hóa học. Hi vọng có thể giúp các bạn trong những bước đầu tiên làm quen với môn học này. Chúc bạn thành công trong môn hóa nói riêng và trong toàn bộ quá trình học tập nói chung!

>> Xem thêm:

  • Bảng Hóa Trị cơ Bản lớp 8 và Bài Ca Hóa Trị để học thuộc
  • Phương pháp giải quyết tình trạng mất gốc Hóa học cho học sinh
  • 12 Cách cân bằng phương trình hóa học chuẩn nhất