BỒI DƯỠNG GVMN HẠNG II : CHUYÊN ĐỀ 9: KỸ NĂNG BIÊN SOẠN TÀI LIỆU BÔI DƯỠNG VỀ MẦM NON | Mầm non Yên Lạc

Nắm được những khái niệm cơ bản xung quanh nội dung chuyên đề bồi dưỡng: Tài liệu, Kĩ năng, Bồi dưỡng

-Phân biệt được sự khác nhau giữa bồi dưỡng, đào tạo

-Hiểu được tầm quan trọng của tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non và công việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non.

2.Nhiệm vụ

Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 1 để trả lời các câu hỏi:

-Anh chị hiểu như thế nào về các khái niệm: Tài liệu, kĩ năng, bồi dưỡng, đào tạo?

-Theo anh chị, bồi dưỡng và đào tạo giống và khác nhau như thế nào?

Hoạt động 2: Các nguyên tắc khi xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Mục tiêu: Sau hoạt động này, học viên sẽ:

-Nắm vững những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản với một tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non được phép lưu hành.

-Vận dụng vào thực tế để lấy ví dụ trong một số trường hợp cụ thể.

2.Nhiệm vụ

Học viên nghiên cứu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

-Theo anh chị, một tài liệu nói chung, một tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non nói riêng để lưu hành và đảm bảo hiệu quả cần có những nguyên tắc cơ bản nào?

-Ở mỗi một nguyên tắc mà anh chị đưa ra, anh chị hãy giải thích vì sao lại như vậy? Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho nguyên tắc đó.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Mục tiêu: Sau hoạt động này, học viên sẽ:

-Nắm vững các quy trình cần thiết biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

-Xác định được nét chung và riêng mang tính đặc thù trong quá trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên mầm non.

2.Nhiệm vụ

Nghiên cứu tài liệu kết hợp với hiểu biết bản thân, anh chị làm rõ những câu hỏi như sau:

-Để biên soạn một tài liệu bồi dưỡng giáo viên nói chung, một tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non nói riêng, theo anh chị, cần có những bước cơ bản như thế nào?

-So sánh với quy trình biên soạn tài liệu nói chung, theo anh chị, ở quy trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non nói riêng, có điểm gì đặc biệt? Vì sao?

Hoạt động 4: Tìm hiểu các mô hình xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Mục tiêu: Sau hoạt động này, học viên sẽ:

-Nắm được những mô hình cơ bản khi biên soạn tài liệu tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

2.Nhiệm vụ

Các thành viên trao đổi, thảo luận, kết hợp đọc tài liệu và hiểu biết từ bên ngoài từ đó đưa ra 1 mô hình biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non mà anh chị cho là phù hợp.

Hoạt động 5: Thực hành xây dựng đề cương 01 tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Mục tiêu: Sau hoạt động này, học viên sẽ:

-Triển khai được đề cương cụ thể 01 tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non.

2.Nhiệm vụ

Các thành viên trao đổi, thảo luận, kết hợp từ hiểu biết qua quá trình công tác của mình, thiết kế đề cương chi tiết 01 tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non.

B.HỌC LIỆU THAM KHẢO

1.Dự án Việt Bỉ (2007), Tài liệu tập huấn biên soạn giáo trình tài liệu phần dành cho địa phương (THCS), Tài liệu lưu hành nội bộ.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Sổ tay cùng tham gia làm tài liệu khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

C.THÔNG TIN PHẢN HỒI

Hoạt động 1. Tìm hiểu những vấn đề chung liên quan đến việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

Có nhiều ý kiến lập luận: ” Giáo viên không phải chỉ là người thừa hành. Từ những yêu cầu đề ra, họ phải tự mình sáng tạo ra sản phẩm sư phạm (bài giảng, giáo án), để giúp học sinh học kết quả”.

Như thế mới phù hợp với quan niệm mới về nghềa sư phạm, là nghề tự do trong phương pháp, trách nhiệm trước học sinh. Mỗi giáo viên phải tự làm chủ kiến thức và phương pháp sư phạm do mình tạo ra, không ai làm thay thế cho mình được.

1.Các khái niệm

Tài liệu: Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về khái niệm “tài liệu”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tài liệu có hai nghĩa: (1) Sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu về vấn đề gì.

Tư liệu (tài liệu dùng cho việc nghiên cứu, học tập). Chung quy tài liệu được hiểu như một vật mang tin có chứa thông tin và các thông tin có trong tài liệu được mã hoá dưới dạng vật chất nhất định. Hai yếu tố vật mang tin và thông tin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nội dung của thông tin có trong tài liệu đó đóng vai trò quyết định tới giá trị của tài liệu.

Theo TS. Nguyễn Lệ Nhung thì khi phân tích sự phát triển của khái niệm “tài liệu” có thể khẳng định tính không tách rời của vật mang tin và của thông tin ghi trên nó [42]. Nhưng những định nghĩa sớm hơn lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất – vật mang thông tin, còn những định nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu.

Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu – là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”.

Kĩ năng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Sự khác nhau giữa kỹ năng và phản xạ

Phản xạ là phản ứng của cơ thể với môi trường. Phản xạ mang tính thụ động. Kỹ năng ngược lại là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động.

Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen

Hầu hết các thói quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kỹ năng được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập.

Kỹ năng rất khác với kiến thức

Kiến thức là biết, là hiểu nhưng chưa bao giờ làm, thậm chí không bao giờ làm. Trong khi đó kỹ năng lại là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức. Vì không tác động vào thực tại khách quan nên kiến thức thường ít tạo ra những thành quả cụ thể cho cuộc đời. Bạn có thể thấy rất nhiều những giáo viên suốt đời dậy về lý thuyết kinh tế và không tham gia làm kinh doanh nên cho dù họ có hiểu rõ về nguyên lý của thị trường đến mấy nhưng bản thân họ cũng không làm ra nhiều tiền. Nhiều học giả cho rằng chỉ có kiến thức suông thì chưa mạnh sử dụng kiến thức mới là sức mạnh. Nói một cách khác kỹ năng chính là sức mạnh.

Bồi dưỡng

-Theo Từ điển tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2011), bồi dưỡng – đó là làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ và tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Còn theo Đại từ điển do GS. Nguyễn Như Ý chủ biên (2010), bồi dưỡng – đó là làm cho khỏe thêm, mạnh thêm và tốt hơn, giỏi hơn.

-Bồi dưỡng: The từ điển Giáo dục, bồi dưỡng nghĩa hẹp là trang bị thêm những kiến thức, thái độ, kỹ năng, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Bồi dưỡng nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng đã chọn.

Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng được giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tang thêm năng lực, phẩm chất, phát triển theo chiều hướng tốt hơn.

Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng bảo vệ đất nước, hoặc là cách tiến hành hỗ trợ bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực phẩm chất phù hợp với các cơ quan tổ chức.

2.Vai trò, ý nghĩa của bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật những kiến thức mới tiến bộ, hoặc nâng cao trình độ giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của ngành học. Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi giáo viên cấp học ngành học khôn ngừng nâng cao trình độ của đội ngủ để thích ứng vơí đòi hỏi cua nền kinh tế xã hội. Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng. cụ thểê

Đào tạo và bồi dưỡng GVMN là hai giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nghề dạy học ở mầm non. Đào tạo là giai đoạn đầu hình thành năng lực phẩm chất cần thiết của giáo viên để hành nghề. Bồi dưỡng chuyên môn là giai đếuạn nối tiếp tất yếu đối với hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung tri thức và kĩ năng cò thiếu hụt hoặc đã lạc hậu để nâng cao trình độ phát triển thêm năng lực một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, dưới một hình thức phù hợp. Bồi dưỡng chuyên môn thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại: “Đào tạo liên tục và học tập suốt đời”.

Hoạt động 2: Các nguyên tắc khi xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Phù hợp với đối tượng, chương trình.

2.Đảm bảo tính chặt chẽ, logic

3.Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

4.Đảm bảo tính sư phạm, thẩm mỹ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Xác định nhu cầu về biên soạn tài liệu: Thông qua quá trình thực tế, bảng hỏi…

2.Họp về việc biên soạn tài liệu

3.Tiến hành biên soạn tài liệu bổi dưỡng

4.Họp thẩm định, đánh giá tài liệu biên soạn

5.Phổ biến tài liệu

Hoạt động 4: Tìm hiểu các mô hình xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

1.Mô hình truyền thống: Định hướng cung cấp thông tin

Tài liệu bao gồm nội dung cung cấp thông tin

Phần 1….

I.Nội dung 1

1.1.

1.2

Nội dung 2

Ưu điểm của mô hình truyền thống:

+Trình bày nội dung liên tục, hệ thống

+Thuận tiện trong việc biên soạn

Nhược điểm

Không khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học trong bồi dưỡng giáo viên

Ít gây hứng thú cho người học

2.Mô hình cải tiến: Định hướng hoạt động tích cực của học viên

Tài liệu bao gồm: Phần hướng dẫn các hoạt động/ Phần cung cấp thông tin. Có nhiều phương án cấu trúc khác nhau

Ưu điểm:

Hỗ trợ tiến trình bồi dưỡng giáo viên theo quan điểm tích cực hóa người học

Tạo hứng thú thông qua việc thay đổi các hình thức hoạt động

Hạn chế:

Đòi hỏi soạn thảo công phu

Có thể hạn chế sự sáng tạo của các cơ sở nếu áp đặt một tiến trình máy móc

Phương án cấu trúc 1: Thông tin cung cấp ngay sau từng hoạt động

Bài 1: Tên bài

Mục tiêu

Hoạt động 1

Thông tin cho hoạt động 1

Hoạt động 2

Thông tin cho hoạt động 2

Phương án cấu trúc 2: Thông tin cung cấp sau một bài

-Bài 1

-Mục tiêu

-Gợi ý tiến trình

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động n

Nội dung

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung n

Hoạt động 5: Thực hành xây dựng đề cương 01 tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

Một số nội dung tham khảo xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non

Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MN

Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá sáng tạo của trẻ Mn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ MN

Kĩ năng thiết kế kế hoạch năm tháng tuần theo hướng đổi mới

Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi mầm non

Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe xử lý tai nạn trong trường lớp mầm non

Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo chương trình GDMN mới

Kĩ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

Kĩ năng thực hành các chuyên đề về chăm sóc giáo dục trẻ

Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hóa ngành học mầm non

Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi

Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ mầm non

Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ

Bồi dưỡng các môn năng khiếu

Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho ngành học