Bột thạch cao là một chất liệu quen thuộc, được ứng dụng ở rất nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống như xây dựng, y tế, kim hoàn, đúc tượng, điêu khắc, gốm sứ… Thạch cao được ứng dụng trong thực tiễn người ta hay gọi là bột thạch cao – một dạng tồn tại của thạch cao nguyên chất. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu bột thạch cao là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống hiện nay nhé!
1. Bột thạch cao là gì?
Bột thạch cao chính là thạch cao khan được đem đi nghiền mà thành. Theo nhiều nguồn tài liệu thì thạch cao (tên gọi tiếng Anh là gypsum, tên hóa học là Calcium Sulphate Dihydrate) là khoáng vật trầm tích hay phong hóa có đặc tính mềm, với thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (công thức hóa học là CaSO4.2H2O). Là tinh thể hạt, bột… có khối lượng riêng 2,31 – 2,33 g/cm³.
Trong thiên nhiên, thạch cao tồn tại dưới dạng vỉa đá trầm tích, chủ yếu nằm sâu dưới mặt đất, đôi khi lộ thiên. Khi nung đá thạch cao trong một khoảng thời gian và nhiệt độ nhất định, nó sẽ mất đi 3/2 phân tử nước và lúc này đá thạch cao trở nên xốp, mềm, dễ dàng nghiền mịn thành bột, người ta gọi là Bột thạch cao.
Khoáng thạch cao (gypsum, CaSO4.2H2O) nung ở nhiệt độ xấp xỉ 150°C nhận được “thạch cao khan” có công thức là CaSO4·2H2O → CaSO4·0,5H2O (thạch cao khan) + 1,5H2O (dưới dạng hơi). Thạch cao khan đem nghiền thành bột, nếu trộn bột thạch cao này với nước thì thành vữa thạch cao. Vữa thạch cao ở trạng thái tươi đem đi đổ khuôn sau đó đợi ninh kết (sản phẩm thủy hóa lại là CaSO4.2H2O và một phần chưa thủy hóa vẫn là CaSO4.0,5H2O) thì sẽ nhận được một dạng vật liệu cuối cùng màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định (tên thường gọi của dạng vật liệu này là “thạch cao” hay khuôn thạch cao).
2. Các loại bột thạch cao
Bột thạch cao trên thị trường hiện nay có 2 dòng phổ biến là bột thạch cao nội địa và bột thạch cao nhập khẩu:
- Bột thạch cao nội địa được sản xuất bằng công nghệ lò quay (bán công nghiệp), nhược điểm là chất lượng không đồng đều do mỏ nguyên liệu chất lượng không cao, nhiều tạp chất dẫn đến độ trắng kém. Nguyên liệu không qua quy trình sàng lọc, dây chuyền sản xuất bán công nghiệp, chưa khoa học nên chất lượng không cao. Ưu điểm là thời gian cung ứng nhanh, giá thành cạnh tranh.
- Bột thạch cao nhập khẩu được sản xuất trên dây truyền công nghiệp, công nghệ hiện đại. Ưu điểm là giá thành cạnh tranh, độ trắng, độ mịn vượt trội, quy trình khai thác và sàng lọc nguyên liệu đầu vào được kiểm định chặt chẽ, thành phần bột ổn định, không lẫn tạp chất, nhãn mác đầy đủ, rõ ràng, hóa đơn, chứng từ, kiểm định, COCQ đầy đủ. Nhược điểm là (đối với các đơn hàng lớn) thời gian giao hàng lâu.
3. Các ứng dụng của bột thạch cao trong đời sống thực tiễn
Bột thạch cao là sản phẩm không bền vững, luôn có khuynh hướng hấp thụ và tương tác hóa học với nước để trở về trạng thái là bền vững như lúc ban đầu. Bột thạch cao được ứng dụng ở rất nhiều ngành nghề trong đời sống:
- Trong xây dựng: Bột thạch cao dùng để sản xuất ra xi măng, tấm thạch cao, gạch men…
- Trong công nghiệp: Bột thạch cao được sử dụng để sản xuất khuôn đúc cấu kiện, chi tiết máy móc…
- Trong y tế: Bột thạch cao dùng làm khuôn sản xuất răng giả, phẫu thuật chỉnh hình, chân tay, bó bột…
- Trong tiểu thủ công nghiệp: Bột thạch cao dùng để đúc khuôn tượng, gốm sứ, đổ khuôn mẫu hoa văn, phù điêu…
- Trong ngành kim hoàn: Bột thạch cao dùng để đúc khuôn kim loại…
Ngoài ra trong ngành thực phẩm, người ta còn ứng dụng thạch cao để làm tàu hủ, đậu hũ… nhưng không phải thạch cao thường mà là loại thạch cao riêng có tên gọi là thạch cao phi (nếu dùng ở liều lượng nhỏ thì nằm ở mức độ an toàn).
4. Vietnamarch – đơn vị cung ứng bột thạch cao uy tín
Vietnamarch là đơn vị có nhiều năm trong thị trường bột thạch cao hay các vật tư xây dựng. Với 20 năm trên thị trường, Vietnamarch là điểm đến của nhiều đơn vị doanh nghiệp (có cả những khách hàng cá nhân và khách hàng dự án lớn). Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, có đầy đủ giấy tờ kiểm định và giấy tờ xuất xứ COCQ rõ ràng.
Miền Bắc: Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Miền Trung: Tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Nghệ An, Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Quảng Trị, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Nam, Tỉnh Bình Định, Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hoà, Tỉnh Kom Tum, Tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đắc Lắc.
Miền Nam: Tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Long An, Tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Trà Vinh, Tỉnh An Giang, Tp. Cần Thơ, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh Cà Mau, Tỉnh Kiên Giang, Tỉnh Đồng Nai