Cách nhận biết và chăm sóc các loại da – Bệnh viện quận 11

  1. DA THƯỜNG

‘”Da thường” là một làn da cân bằng. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút dầu, nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng và da không quá nhờn hoặc quá khô.

Da thường có đặc điểm:

– Lỗ chân lông nhỏ.

– Lưu thông máu tốt.

– Kết cấu da mịn, mềm và mượt.

– Da đều màu, hồng hào.

– Không có khuyết điểm.

– Người có làn da thường thì khi lão hóa có xu hướng khô.

  1. DA KHÔ

“Da khô” là loại da sản sinh ít dầu hơn da thường.

Độ ẩm của da bắt nguồn từ lượng nước ở sâu dưới các lớp da và từ mồ hôi. Làn da luôn bị mất nước thông qua:

– Việc đổ mồ hôi: nước bị mất từ các tuyến mồ hôi bởi nhiệt độ, căng thẳng và hoạt động.

– Mất nước qua biểu bì: theo tự nhiên, da khuếch tán khoảng nửa lít nước mỗi ngày từ các lớp da sâu hơn.

Làn da khô là nguyên nhân của việc thiếu:

Các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên(NMFs) – đặc biệt là urea, các amino axit và axit lactid- giúp liên kết với nước.

– Các lipid biểu bì ví dụ như ceramides, axit béo và cholesterol là những chất cần thiết cho hàng rào chức năng da được khỏe mạnh.

Do đó, hàng rào chức năng của da có thể bị tổn thương.

* Các mức độ của Da khô:

– Da khô nhẹ có thể cảm nhận là căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Độ đàn hồi của da thì cũng thấp.

– Da rất khô:

+ Nếu da rất khô không được điều trị, da có thể xảy ra tình trạng: tróc vảy nhẹ hoặc dễ bong từng mảng.

+ Xuất hiện các vết sần sùi và đốm màu (thỉnh thoảng trở thành lão hóa sớm).

+ Cảm giác da quá căng.

+ Có thể bị ngứa.

+ Da có thể nhạy cảm với những kích ứng, mẩn đỏ và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Da cực kì khô: Các vùng da cơ thể, đặc biệt da tay, chân, khuỷu tay và đầu gối- thì có xu hướng:

+ Sần sùi.

+ Bị nứt nẻ và làm da bị tổn thương.

+ Các vết chai.

+ Vảy.

+ Ngứa thường xuyên.

Da cực kì khô thì thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc ở đôi tay không được cung cấp độ ẩm.

  1. DA DẦU

“Da dầu” là loại da sản sinh ra quá nhiều dầu, được gọi là sự tiết nhiều bã nhờn.

Một số các nguyên nhân gây ra sự sản sinh dầu quá mức:

– Yếu tố di truyền

– Sự thay đổi hooc môn và không cân bằng hooc môn

– Dược phẩm

– Căng thẳng

– Mỹ phẩm có thể gây mụn (sản phẩm trang điểm gây kích ứng da)

Da dầu có đặc điểm như sau:

– Lỗ chân lông to, có thể nhìn thấy được.

– Bề mặt bóng loáng

– Da dày, tái nhợt: lưu thông máu không rõ rệt.

– Da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và rất nhiều loại mụn khác nhau.

  1. DA HỖN HỢP

Ở loại da hỗn hợp, vùng chữ T và 2 bên má thuộc các loại da khác nhau.

Da hỗn hợp có đặc điểm như sau:

– Vùng chữ T dầu (vùng tráng, cằm và mũi)

– Lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín

– 2 bên má có da thường hoặc khô.

Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến tình trạng da của bạn, bao gồm: thời tiết và ô nhiễm, dược phẩm, căng thẳng, các nhân tố di truyền ảnh hưởng đến lượng dầu, mồ hôi và các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên mà da tự sản sinh ra cũng như các sản phẩm mà bạn sử dụng và phương pháp chăm sóc da.

Các sản phẩm chăm sóc da nên được chọn lựa kĩ càng phù hợp với từng loại da và tình trạng da do đó khi các bạn phân vân không biết da mình thuộc loại nào và cần lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp thì hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn nhé.

BS. Phan Thị Thùy Thao

Khoa Da liễu, Bệnh viện Quận 11