Có nhiều nguyên nhân gây ra việc giảm trí nhớ như di truyền, tuổi tác và các điều kiện y tế, sức khỏe ảnh hưởng đến não. Ngoài ra còn có một số yếu tố rủi ro có thể kiểm soát được đối với chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như chế độ ăn uống và lối sống.
Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân gây giảm trí nhớ đều có thể phòng ngừa được, tuy nhiên, một số biện pháp có thể giúp bảo vệ não chống lại sự suy giảm nhận thức khi có tuổi.
Trong bài viết này, tìm hiểu về 8 kỹ thuật để cải thiện trí nhớ của bạn.
1. Tập luyện trí não
Theo cách tương tự như cơ bắp, não cần sử dụng thường xuyên để giữ sức khỏe. Tập luyện tinh thần cũng rất cần thiết đối với chất xám như các yếu tố khác, và thử thách trí óc có thể giúp nó phát triển và mở rộng, điều này có thể cải thiện trí nhớ.
Một thử nghiệm cho thấy những người chỉ cần 15 phút hoạt động vận dụng trí óc ít nhất 5 ngày một tuần đã cải thiện chức năng não.
2. Tập thể dục
Tập thể dục có tác động trực tiếp đến sức khỏe não bộ. Với mức độ thường xuyên làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức theo tuổi tác và bảo vệ não chống lại sự thoái hóa.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tập thể dục nhịp điệu có thể cải thiện chức năng bộ nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer sớm, đồng thời làm căng và săn chắc da.
Tập thể dục làm tăng nhịp tim, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
3. Thiền
Thiền có thể giúp não giúp cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền giúp cải thiện chức năng não, giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành thiền định và những người không.
Kết quả của họ chỉ ra rằng tạo thói quen thiền có thể gây ra những thay đổi lâu dài trong não, bao gồm tăng độ linh hoạt của não, giúp duy trì sự khỏe mạnh.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ nói chung. Làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì điều này làm gián đoạn các quá trình não sử dụng để tạo ra ký ức.
Một giấc ngủ đủ thường kéo dài khoảng 7 giờ 9 đêm cho một người trưởng thành, giúp não bộ tạo ra và lưu trữ những ký ức dài hạn.
5. Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể
Thực phẩm có đường có thể có hương vị thơm ngon và cảm thấy sảng khoái lúc đầu, nhưng chúng có thể đóng một vai trò tiềm tàng trong việc gây mất trí nhớ. Các nghiên cứu từ năm 2017 trên các cá thể động vật chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đồ uống có đường có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ ngọt, bao gồm cả nước ép trái cây có liên quan với tổng khối lượng não thấp hơn, đây là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Tránh dung nạp quá nhiều đường có thể giúp chống lại nguy cơ này. Trong khi thực phẩm ngọt tự nhiên chẳng hạn như trái cây, là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người có thể tránh đồ uống ngọt có đường và thực phẩm có thêm đường.
6. Tránh chế độ ăn nhiều calo
Cùng với việc cắt giảm nguồn đường dư thừa, giảm lượng calo tổng thể cũng có thể giúp bảo vệ não.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn nhiều calo có thể làm suy giảm trí nhớ và dẫn đến béo phì. Những ảnh hưởng đến trí nhớ có thể do chế độ ăn kiêng nhiều calo dẫn đến viêm những bộ phận quan trọng của não.
Một nghiên cứu từ năm 2009 đã xem xét liệu việc hạn chế lượng calo ở người có thể cải thiện trí nhớ hay không. Những người tham gia là nữ với độ tuổi trung bình 60,5 tuổi đã giảm 30% lượng calo. Kết quả cho thấy rằng họ đã có một sự cải thiện đáng kể về trí nhớ.
7. Tăng lượng caffeine
Caffeine từ các nguồn như cà phê hoặc trà xanh có thể là trợ giúp cho bộ nhớ.
Nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ caffeine sau khi kiểm tra trí nhớ đã thúc đẩy việc bộ não của người tham gia lưu trữ ký ức lâu dài tốt như thế nào.
Những người dùng 200 miligam caffeine đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra sau 24 giờ so với những người không dùng caffeine.
Caffeine cũng có thể tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn. Một nghiên cứu khác cho thấy những người trẻ tuổi uống cafe vào buổi sáng đã cải thiện trí nhớ ngắn hạn.
Cái nhìn sâu sắc này có thể hữu ích cho những người phải làm bài kiểm tra hoặc nhớ lại thông tin trong một khoảng thời gian trong ngày khi họ có thể mệt mỏi.
8. Ăn sô-cô-la đen
Ăn sô-cô-la đen cũng có thể cải thiện trí nhớ của một người. Kết quả của một nghiên cứu năm 2011 cho thấy flavonoid từ ca cao, là hợp chất có nhiều trong sô cô la, giúp tăng cường chức năng não.
Những người ăn sô cô la đen thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ so với những người không ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng flavonoid đã cải thiện lưu lượng máu đến não.
Điều quan trọng là không thêm nhiều đường vào chế độ ăn, vì vậy nên cân nhắc việc sử dụng sô-cô-la đen do hầu hết các sản phẩm sô-cô-la đều có thêm đường.
Xem thêm: Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đến sức khỏe
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh