Hướng Dẫn Cách Xoay Rubic 3 x 3 Nhanh Nhất – Dễ Nhất Thế Giới | thedacxl

1.Giới thiệu:

Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3×3.Mik rất thích RUBIC .

Đã từ lâu chơi nó nhưng ko biết xếp sao nữa . Mãi cho tới hè vừa qua mới quyết định xếp cho được. Và kết quả phải mất tận 1 tuần bực tức, mới xếp được nó đó. Giờ chia sẻ với mọi người những ai yêu thích RUBIC . Mik xếp mất 3p là nhanh nhất , còn thường là phải mất 5p mới OK .. Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc: – Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt. – Viên cạnh: là viên có 2 màu. – Viên góc: là viên có 3 màu.

1

Tronghướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là nhữngviên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quantrọng sẽ được đánh dấu X. – Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng: Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B

2

R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ. R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.

Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồnghồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theochiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.

-Phương phápgiải: đây là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải đảmbảo không làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thểgiải bằng trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất,phải học nhiều công thức và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến taphải làm lại khá nhiều.

2. Tầng 1: Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúcđầu, ta sẽ để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước:giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập và sau đó giải các viêngóc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trícủa nó.

3

Tạo hình chữ thập:

4

Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

5

B1:Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2,màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phíatrước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.

B2: Sau khi xác định được goal,việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U.Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị tríchữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.

B3:Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ởtrường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’R U).

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:

6

Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.

Giải viên góc:

Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm.

7

Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.

Nếu viên góc nằm ở tầng 3:

B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal. B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal. B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải

17

1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh. 2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.

Nếu viên góc nằm ở tầng 1:

10

B1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3. B2: Dùng phương pháp trên để giải.

3. Tầng 2: Ởtầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầutiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lạimà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3. Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3: B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal. B2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới). B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

11

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3. B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.

4. Tầng 3:

Tầng 2 đã xong , tiếp đến là tầng 3 . Tầng quan trọng nhất và khó nhất . Quyết định sự thành quả của ta , nên cần chú ý và làm thật sự chuẩn , chính xác , ko thiếu ko thừa bước nào. Chỉ cần một bước sai hay nhầm đều dẫn tới việc làm lại từ đầu luôn .

Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:

Định hướng cạnh:

Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:

14

Định hướng góc:

Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7 trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.

15

Hoán vị góc:

Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thứcdưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.

Công thức: (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F) (R2 U’) (R’ U’)

Hoán vị cạnh:

Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viêncạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thểphải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.

Vậy Là Hoàn Thành Xong 6 Mặt Cục 3 x 3

Ngoài ra muốn xoay được nhanh nhất cục 3 x 3 : ta dùng thêm các công thức và cách sau :

Khi đã xong tầng 1 và tầng 2. Đến tầng 3 ta làm như sau :

Mục đích của tầng 3 , đầu tiên ta cũng phải tạo thành dấu “ + ” .Tùy từng trường hợp ta sử dụng áp dụng công thức khác nhau .

Chú ý : Ở Đây ta quay tầng 3 xuống dưới (mặt màu vàng là mặt D ):

CT 1 : ( R’D’B’ ) ( DBR )

CT2 : ( R’B’D’ ) ( BDR )

CT3 : sử dụng CT 1 , 2 lần liên tiếp .

Tốt nhất ta kết hợp CT 1 và CT 2 xoay tới xoay lui sao cho ra các trường hợp 2 như chữ ” T ” hoặc chữ ” I ” hoặc chữ ” L ” đặt tương ứng ( đầu hay cuối chữ về phía trước ) như hình vẽ Trường hợp 2 . Rồi áp dụng CT 2 sẽ được dấu ” + ” nhanh chóng.

Tiếp theo là ổn0 định , sắp xếp lại cạnh đúng vị trí .

TH 1 : 2 cạnh đúng liên tiếp kề sát nhau .

Quoay cả cục Rubic, hướng mặt cạnh đúng ra đằng sau, và bên trái

Áp dụng công thức . R’ D2 ( R D R’ ) D R D

TH2 : 2 cạnh đối diện đúng màu . Dùng công thức TH1 Vậy là đã hoàn thành xong dấu cộng ” + “

+ Bước tiếp theo là Đổi góc :

Mục đích bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí ( 3 màu của viên góc trùng màu với 3 tâm mặt kế bên )

CT chữ ” U ” hay CT đổi góc .

( R’ D’ R D ) ( T D’ R’ D R T’ )

+ Bước 1: Nhìn 4 Góc Tầng 3 xem có viên nào đúng vị trí của nó chưa. Nếu ko có viên nào đúng vị trí.

Dùng CT chữ ” U ” 1 – 3 lần liên tiếp sẽ được 1 viên góc đúng vị trí .

Xoay cục Rubic, để viên góc đúng vị trí ở đằng trước, bên tay phải.

Xoay theo CT chữ U vài lần nữa cho đến khi 4 viên đúng vị trí.

Nếu 4 viên góc đúng vị trí thì chuyển luôn xuống bước 2.

+ Bước 2, bước cuối cùng . Là đưa viên góc về đúng vị trí màu của nó.

Ta sử dụng CT tìm cạnh hay CT nghịch đảo là Ok

Đặt hết viên góc đúng màu về bên phải. Sau đó xoay theo CT nghịch đảo

( R’ D2 R D R’ D R ) ( T D2 T’ D’ T D’ T’ )

cứ lần lượt xử lí từng góc 1 sẽ hoàn thành tầng còn lại . Vậy là OK.

Chúc Các Bạn Thành Công !!!. Nếu thấy hay và hữu ích nhớ comment, likechia sẻ cho mọi người nhé0