Đau nửa đầu là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây nên những khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này.
1. Đau nửa đầu là gì?
Đau nửa đầu (hay đau đầu Migraine) là cơn đau xảy ra ở một bên đầu, diễn ra đột ngột và gây nhói trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Cơn đau nửa đầu thường đi cùng với một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Do vậy mà đau nửa đầu gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống cũng như các hoạt động cơ thể con người.
2. Ai có nguy cơ bị đau nửa đầu?
Đau nửa đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây lại có nguy cơ bị đau đầu cao hơn so với những người khác, gồm:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đau nửa đầu.
- Phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai.
- Người dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia,…
- Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực.
- Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.
3. Triệu chứng bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu bao gồm 4 giai đoạn ứng với những triệu chứng khác nhau, gồm: Triệu chứng mơ hồ, hào quang, tấn công và sau cơn đau. Mỗi người bệnh sẽ trải qua một giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 1: Triệu chứng mơ hồ
Ở giai đoạn này, cơn đau nửa đầu thường đến sau khi phát những dấu hiệu cảnh báo trước 1 đến 2 ngày như:
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Mệt mỏi, uể oải trong người.
- Thèm ăn hoặc chán ăn.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
- Thường xuyên ngáp.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp cơn đau xảy ra nhưng không xuất hiện một dấu hiệu cảnh báo nào. Theo Migraine Trust, có khoảng 70 – 90% người bệnh đau nửa đầu sẽ nằm trong trường hợp này.
Giai đoạn 2: Hào quang
Hào quang là sự rối loạn các giác quan, có thể xảy ra trước hoặc trong khi bị đau nửa đầu, xuất phát từ hệ thần kinh và dẫn đến nhiều rối loạn cơ thể, kéo dài trong vài phút đến 1 giờ, bao gồm:
- Nhìn thấy ảo giác như tia sáng nhấp nháy, chấm đen, đường lượn sóng, có điểm mù hoặc khoảng trống trong tầm nhìn…
- Mất thị lực, không nhìn thấy gì cả.
- Cảm giác ngứa và tê ở một bên cơ thể.
- Cảm thấy nặng ở phần tay chân.
- Không nói rõ ràng được, ù tai.
Giai đoạn 3: Tấn công
Ở giai đoạn tấn công, cơn đau nửa đầu có phần dữ dội hơn, nếu không được điều trị sẽ kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Mức độ cơn đau xảy ra tùy thuộc vào mỗi người, có người bị đau vài ngày 1 lần, có người lại bị 1-2 lần/năm. Những dấu hiệu cụ thể như:
- Cơn đau xuất hiện ở 1 bên hoặc toàn bộ đầu.
- Có cảm giác đau giật nhói đầu.
- Buồn nôn và nôn.
- Cơ thể yếu ớt, nhợt nhạt.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.
Giai đoạn 4: Sau cơn đau
Sau khi cơn đau nửa đầu đã đi qua, bạn có thể gặp những triệu chứng như:
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Đau hay yếu cơ.
- Có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn tùy vào từng người.
- Tâm trạng thay đổi.
4. Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Do vậy, theo các chuyên gia, cơn đau nửa đầu có thể xuất phát từ những lý do sau:
Bệnh lý thần kinh cột sống cổ: Những bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đều có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu lên não, từ đó dẫn đến cơn đau nửa đầu kèm theo chứng chóng mặt, hoa mắt.
Thay đổi trong não, hệ thần kinh: Sự thay đổi trong thân não tác động tới dây thần kinh sinh ba, làm mất cân bằng hóa chất trong não như Serotonin và gây nên cơn đau đầu.
Di truyền: Theo thống kê, có 75% trường hợp người bị đau nửa đầu có người thân trong gia đình cũng bị mắc bệnh này.
Tuổi tác: Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 20-50 và hiếm khi xảy ra sau 60 tuổi.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: Lượng Estrogen trong cơ thể thay đổi, đặc biệt ở thời điểm trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh sẽ gây nên đau nửa đầu.
Kích thích cảm giác: Ánh sáng chói, âm thanh lớn hay những loại mùi hương mạnh như nước hoa, khói thuốc, sơn pha loãng đều gây nên đau nửa đầu cho một vài người.
Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên căng thẳng, áp lực, mất ngủ, hoạt động thể chất quá mức đều có thể gây nên chứng đau nửa đầu.
Thời tiết thay đổi: Khi có sự chuyển giao giữa các mùa, thời tiết trở nên thất thường hơn khiến cho bạn dễ bị đau nửa đầu.
Sử dụng thuốc: Những loại thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc tránh thai có thể làm cho cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ ăn uống: Trong bữa ăn hàng ngày nếu bạn ăn nhiều đồ mặn, đồ chế biến sẵn, sử dụng phụ gia thực phẩm hay uống cà phê, rượu bia nhiều đều dẫn đến cơn đau nửa đầu.
5. Các cách chữa trị đau nửa đầu
Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu nên những cách chữa trị thường hướng tới việc giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng hai cách như điều trị mãn tính và điều trị dự phòng.
5.1. Giảm đau nửa đầu tự nhiên tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nửa đầu tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi và thư giãn trong không gian yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm có chất kích thích, các thức uống có cồn.
- Uống nhiều nước, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tránh các yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu như mùi hương mạnh nước hoa, khói thuốc lá…
- Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng (stress) kết hợp với thư giãn luyện tập thể dục thường xuyên.
- Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, hạn chế thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
5.2. Điều trị bằng thuốc
Khi bị đau nửa đầu, mọi người thường có xu hướng tìm đến các loại thuốc giảm đau để nhanh chóng giải quyết cơn đau khó chịu như:
Thuốc điều trị mãn tính
- Thuốc giảm đau và NSAID: Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Naproxen Natri, Ibuprofen, Acetaminophen. Các loại thuốc này có thể dùng đơn hoặc dùng chung với những loại thuốc khác. Tuy nhiên, các loại thuốc này chống chỉ định với một số người mắc bệnh như, suy thận, hen suyễn, trào ngược dạ dày,… Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc thường xuyên sẽ dẫn tới lờn thuốc hoặc khiến cơn đau trầm trọng hơn.
- Ergotamine kết hợp Ergot Ergot Alkaloid: Người bệnh đau nửa đầu sẽ được điều trị qua đường mũi, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn nôn, do đó một số người lựa chọn sử dụng kết hợp các loại thuốc khác để chống buồn nôn.
- Triptans: Triptans là loại thuốc kê toa có sẵn, gồm 7 loại khác nhau là Almotriptan, Eletriptan, Frovatriptan, Naratriptan, Rizatriptan, Sumatriptan, Zolmitriptan được điều chế rất đa dạng (viên uống, thuốc xịt mũi, tiêm dưới da,…). Ngoài ra, Triptans vẫn có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, ngứa ran hoặc tức ngực.
Thuốc điều trị dự phòng
- Thuốc phòng ngừa giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng, giảm lạm dụng thuốc cấp tính, hạn chế sự khuyết tật của cơn đau nửa đầu.
- Thuốc huyết áp Beta-Blockers, thuốc ức chế Canxi.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế tái hấp thu Serotonin.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc chống đối kháng Serotonin.
Việc dùng thuốc giảm đau giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau, thế nhưng mỗi loại thuốc đều có một vài tác dụng phụ nhất định, nhẹ hay nặng tùy thuộc vào loại thuốc và nghiêm trọng hơn, nếu bạn lạm dụng thuốc, sử dụng quá nhiều thì có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Do vậy, khi dùng thuốc bạn cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng.
5.3. Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)
Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như duy trì kết quả lâu dài cho người bệnh. Đối với tình trạng đau nửa đầu do đốt cổ bị lệch và gây áp lực hoặc chèn ép lên dây thần kinh, dây chằng, đĩa đệm, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành nắn chỉnh giúp đưa đốt sống về lại đúng vị trí ban đầu, từ đó đẩy lùi được cơn đau nửa đầu khó chịu.
Phòng khám ACC – Nơi điều trị các vấn đề về thần kinh cột sống theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, đã áp dụng phương pháp Chiropractic này để điều trị thành công cho nhiều trường hợp bị đau nửa đầu. Sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng với sự tận tụy trong công việc, tùy vào tình trạng của bạn, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất, đồng thời cam kết điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật và có thể kết hợp với những bài tập vật lý trị liệu nếu cần thiết.
Điều trị bằng Chiropractic giúp cải thiện cơn đau nửa đầu mà không có tác dụng phụ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp duy trì được sự hiệu quả lâu dài, hạn chế khả năng tái phát lại cơn đau.
5.4. Điều trị bằng massage
Massage là phương pháp dùng tay để xoa bóp vào vùng da đầu và cổ để giải phóng các cơ bắp gây chèn ép ở quanh động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn và từ đó hạn chế được cơn đau nửa đầu.
5.5. Châm cứu
Châm cứu vào huyệt đạo ở tay và chân để làm giãn cơ bắp bị căng, kích thích tuần hoàn máu và cân bằng lại hệ thần kinh cho cơ thể. Đồng thời, nếu nguyên nhân đau nửa đầu đến từ căng thẳng thì cách này sẽ giúp giải phóng Endorphin để làm giảm áp lực và giảm đau đầu tốt hơn.
> Có thể bạn quan tâm: Các cách trị đau đầu hiệu quả, không dùng thuốc
6. Đau nửa đầu, khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay khi bạn có những dấu hiệu của đau nửa đầu thì nên lập tức gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và có cách điều trị từ sớm. Có như vậy, bạn mới hạn chế được việc phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu và mệt mỏi mà bệnh gây ra, đồng thời đảm bảo cuộc sống sinh hoạt thoải mái và dễ chịu hơn.
Nếu có những dấu hiệu sau thì bạn nên đi khám ngay lập tức:
- Đau đầu và nhói dữ dội ở một bên đầu.
- Đau đầu kèm theo buồn nôn, cứng cổ, sốt, suy nhược hay không nói rõ ràng được.
- Đau đầu sau khi hoạt động, ho, chuyển động đột ngột.
- Bị liệt hoặc yếu ở cánh tay hoặc một bên mặt.
7. Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh đau nửa đầu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây như:
- Khi bị đau đầu, chườm đá lên mặt hoặc lên đầu để giảm cơn đau.
- Tránh những nơi ồn ào, nhiều ánh sáng và có mùi khó chịu.
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc ở trong phòng tối, yên tĩnh.
- Ăn uống nhiều dinh dưỡng, tránh xa các loại thực phẩm có chất kích thích, có cồn.
- Luyện tập thể thao và rèn luyện cơ thể thường xuyên.
- Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Nhận biết sớm những dấu hiệu đau nửa đầu cũng như hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh giúp bạn có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời, từ đó duy trì được tình trạng sức khỏe tốt nhất.