Doanh thu là dữ liệu dùng để đánh giá việc kinh doanh của một doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Để hiểu đúng và chính xác ý nghĩa của doanh thu đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây mình sẽ giải thích chi tiết doanh thu là gì, có gì khác so với thu nhập và dòng tiền và giới thiệu cách tính doanh thu chuẩn. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Doanh thu là gì?
1. Khái niệm doanh thu
– Theo nghĩa phổ thông
Doanh thu là toàn bộ phần tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ của một cá nhân, tổ chức. Dựa vào doanh thu thực tế có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho cá nhân, tổ chức đó.
– Theo chuẩn mực kế toán
Theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
2. Phân biệt doanh thu và thu nhập
Trong khi doanh thu là tất cả tài sản của một cá nhân hay tổ chức thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoản thời gian. Thì thu nhập là khoản chênh lệch giữa chi phí hàng hóa và doanh thu bán hàng.
Chức năng chính của doanh thu là hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp, cá nhân đã chi trả cho việc mua, sản xuất hàng hóa. Còn thu nhập là mức giá trị thực, đã trừ chi phí mà doanh nghiệp nhận về sau khi bán hàng.
Với doanh thu, doanh nghiệp phải tính dựa trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ bán ra nhân với đơn giá sản phẩm, dịch vụ cộng cho các khoản phụ thu khác. Nhưng thu nhập thì lại được tính bằng giá trị tất cả các hợp đồng dịch vụ hoặc số lượng khách hàng nhân với giá của dịch vụ.
3. Phân biệt doanh thu và dòng tiền
Với doanh thu là tất cả số tiền mà doanh nghiệp nhận về từ hoạt động kinh doanh, nhưng dòng tiền lại là số tiền có sẵn, có thể bao gồm cả nguồn ngoài phần kinh doanh bán sản phẩm, dịch vụ. Thông qua doanh thu, cá nhân, tổ chức có thể đưa ra những biện pháp bán hàng và tiếp thị hiệu quả, trong khi đó, dòng tiền là một chỉ số thanh khoản và quản lý tiền tệ.
II. Ý nghĩa của doanh thu
Doanh thu của một doanh nghiệp phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó. Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Doanh thu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Tuyển dụng có thể bạn quan tâm, việc làm Kế toán:
– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ
– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ
III. Công thức tính doanh thu
Đối với hoạt động bán sản phẩm:
Đối với các công ty cung cấp dịch vụ:
Ghi nhận doanh thu tại thời điểm phát sinh giao dịch. Khi khoản thu được xác định chắc chắn đem lại giá trị kinh tế hợp lý, không quan tâm đã thu hay sẽ thu để được ghi nhận doanh thu.
Có thể có nhiều giao dịch trong một hợp đồng kinh tế, nhân viên kế toán phải có khả năng nhận biết được các giao dịch để ghi nhận doanh thu cho phù hợp. Khi ghi nhận doanh thu cần phải ghi nhận đúng và phù hợp với bản chất thay vì là hình thức hay tên gọi và doanh thu phải được phân bổ theo đúng nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Với những giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở hiện tại và trong tương lai, doanh thu cần phân bổ theo giá trị của từng nghĩa vụ và phải ghi nhận lại những nghĩa vụ đã được thực hiện.
Các khoản giảm trừ doanh thu là khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Gồm có 3 phần là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
+ Chiết khấu thương mại: Là phần mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán lại cho người mua hàng. Thường xuất hiện khi mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm. Có thể do sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu đã ký kết. Khoản giảm này được giảm thực tế ngay khi phát sinh.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là phần bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
IV. Ý nghĩa các loại doanh thu
Doanh thu đối với doanh nghiệp là khoản thu có thể chi trả chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh như phí thuê mặt bằng, nộp phí, lệ phí, thuế cho Nhà nước. Ngoài ra, doanh thu cũng là vốn xoay vòng, khoản thu giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh thu giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình tái kinh doanh, tránh được việc vay vốn. Nó còn góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh.
1. Doanh thu từ hoạt động bán hàng
Doanh thu từ hoạt động bán hàng là tất cả các khoản lợi nhuận doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra. Những khoản thu này bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu.
Đây là nguồn tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài, giảm áp lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính của một doanh nghiệp bao gồm phần tiền lãi, cổ tức được chia lợi nhuận, các khoản thu từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, tiền thu hồi, thanh lý, khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào doanh nghiệp khác. Thậm chí, lãi tỷ giá đối hoái, chênh lệch bán ngoại tệ, chuyển nhượng vốn, các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác cũng thuộc doanh thu tài chính của doanh nghiệp.
3. Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một công ty, tập đoàn. Đây là cơ sở để xác định tình hình kinh doanh nội bộ của công ty. Phần doanh thu này được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hoàn tất chuyển giao lợi nhuận, rủi ro gắn liền với hàng hóa cho người mua là nội bộ nhân viên.
4. Doanh thu bất thường
Doanh thu bất thường là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên. Như khi doanh nghiệp bán vật tư, vật dụng dư thừa, thanh lý tài sản hay các khoản phải trả nhưng không cần trả.
V. Cách tăng doanh thu bán hàng
1. Xác định đối tượng khách hàng phù hợp
Khách hàng là đối tượng đem về doanh thu cho doanh nghiệp. Việc xác định được khách hàng của mình, thấu hiểu mong muốn khi mua hàng của họ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp.
Khi có được đối tượng khách hàng phù hợp với hoạt động kinh doanh, phù hợp với sản phẩm dịch vụ việc tổ chức các chương trình để thu hút khách hàng cũng dễ dàng hơn. Đồng thời, xác định được đối tượng, bạn và doanh nghiệp sẽ biết được mình cần mang đến những giá trị nào cho khách hàng.
2. Tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng
Khách hàng là đối tượng chính đem đến doanh thu cho doanh nghiệp. Khi khách hàng phản hồi hãy tiếp nhận chúng, những lời than phiền về dịch vụ chăm sóc, hàng hóa, sản phẩm, giá cả đều cần được lắng nghe.
Dựa trên những ý kiến, phản hồi mà doanh nghiệp đưa đến, hãy cải thiện kịp thời. Bởi những ý kiến của khách hàng sẽ tác động lên doanh thu của bạn. Những phản hồi tiêu cực nếu lộ ra sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống.
3. Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng
Doanh thu đến từ hoạt động bán hàng ở các doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn. Cải thiện quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng, đóng gói cẩn thận, giao hàng nhanh chóng sẽ khiến khách hàng có niềm tin với doanh nghiệp, từ đó quay lại mua hàng.
Đặc biệt, với các hoạt động kinh doanh online, việc bạn phải xử lý trăm, nghìn đơn là điều có thể xảy ra. Hãy chắc rằng chất lượng của từng đơn đều giống nhau, sản phẩm trong từng đơn hàng được gửi đi đúng với nhu cầu đặt hàng của khách. Nếu khách hàng liên tục nhận hàng không đúng, trải nghiệm mua hàng tệ thì khó thuyết phục họ ở lại mua hàng hay giới thiệu bạn cho người khác.
4. Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào tỷ lệ mua hàng trên tổng khách hàng tiềm năng tiếp cận được. Số lượng đơn hàng tăng lên thì doanh thu cũng tăng theo. Muốn tỷ lệ này tăng thì nhân viên bán hàng ảnh hưởng rất nhiều. Cải thiện khả năng bán hàng của nhân viên bằng cách đào tạo, hướng dẫn bài bản để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Đi kèm với đó, việc đưa ra chính sách, chương trình ưu đãi đi kèm cũng góp phần thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Một số cách đơn giản để tăng tỷ lệ chuyển đổi mà nhiều người sử dụng như cải thiện dịch vụ chăm sóc, chính sách bảo hành, tặng thêm chương trình miễn phí vận chuyển và lắp đặt.
5. Tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách hàng
Để tăng doanh thu không nên bỏ qua việc tăng giá trị đơn hàng trung bình của mỗi khách hàng. Với giá trị mỗi đơn hàng càng cao, thì số tiền thu về từ mỗi đơn hàng cũng tăng lên, tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
Khi giá trị đơn hàng trung bình tăng, sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp cũng được nhanh hơn. Đặc biệt, với Marketing, giá trị đơn hàng trung bình tăng sẽ giúp nâng cao lợi nhuận tiếp thị, tối ưu chi phí. Một số cách tăng giá trị trung bình của đơn hàng như giảm giá, miễn phí vận chuyển, gói ưu đãi tặng kèm, voucher có thời hạn, thẻ thành viên, quà tặng kèm,…
6. Tăng số lần khách hàng mua lặp lại
Việc biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành cũng là cách tăng doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp. Một khách hàng mua nhiều lần sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí chăm sóc, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp cận. Số lượng lần một khách hàng quay lại mua hàng càng nhiều kéo theo doanh thu của doanh nghiệp càng tăng mạnh.
Để có thể thuyết phục khách hàng quay lại mua hàng, hãy đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua hàng và sử dụng tốt nhất. Tạo cảm xúc cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Khi khách hàng thấy mối quan hệ giữa họ và doanh nghiệp bền chặt thì chắc chắn họ sẽ quay lại mua hàng.
7. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
Một khi đã kinh doanh đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ có, dù đi trước hay đi sau đều nên nghiên cứu cách thức đối thủ làm. Có thể so sánh giá, so sánh chất lượng để biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Thông qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp còn có thể định hình hoặc mở rộng thị trường của mình. Nếu mới tham gia vào thị trường, khách hàng của đối thủ sẽ cho bạn biết nhu cầu của thị trường và cách nhìn của khách hàng với đối thủ. Có thể học hỏi những gì đối thủ làm tốt, những gì chưa tốt doanh nghiệp bạn có thể tìm cách khắc phục.
8. Truyền động lực và đãi ngộ tốt với nhân viên
Nhân viên cũng là khách hàng của bạn, họ còn là người tạo ra hàng hóa, thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, việc khích lệ, tạo động lực cho nhân viên trong công việc là vô cùng cần thiết.
Họ là người trực tiếp tạo ra, truyền thông cho sản phẩm, những lời giới thiệu của nhân viên không chỉ đem về doanh thu mà còn uy tín của doanh nghiệp. Nâng cao chế độ đãi ngộ về lương, phúc lợi là cách đơn giản nhất để nhân viên tập trung trong công việc.
VI. Cách cắt giảm chi phí để thúc đẩy doanh thu
1. Mua sắm dịch vụ và cung cấp
Bằng cách thương lượng với những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm để có được chi phí tốt hơn. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sử dụng các đơn vị bên ngoài cũng là cách tiết kiệm chi phí tạo ra sản phẩm được nhiều đơn vị sử dụng.
Tìm được một nhà cung cấp chất lượng với giá rẻ không dễ nhưng không có nghĩa là không được. Đây cũng là hình thức giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí. Khi thấy đơn vị cũ không còn cung cấp hàng hòa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, hãy mạnh dạn tìm một nhà cung cấp mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm bạn bán cho khách hàng không đổi.
2. Cắt giảm chi phí sản xuất
Doanh nghiệp sẽ luôn tìm cách để tối ưu chi phí bằng cách giảm chi phí sản xuất. Với các vật liệu dư thừa có thể đem đi tái chế, tạo ra sản phẩm mới hoặc thanh lý, bán lại. Đảm bảo không gian, máy móc sản xuất được khai thác tối đa để không lãng phí nguồn vốn đó. Việc cho thuê văn phòng, kho bãi thường xuyên được áp dụng để giảm bớt chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Nhân sự cũng là cách để doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn. Phân bổ lại thời gian công việc, yêu cầu năng suất tăng lên để giảm bớt chi phí làm việc ngoài giờ. Hay thuê nhân sự ngoài đối với những vị trí thời vụ sẽ giúp doanh nghiệp không phải chi trả thêm các khoản chi không cần thiết.
3. Lựa chọn chi phí tài chính thấp hơn
Chọn những đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mức giá cạnh tranh là cách tiết kiệm và cắt giảm chi phí doanh nghiệp nên thực hiện. Những khoản vay nên lưu ý đến lãi suất để doanh nghiệp không phải chi trả thêm những khoản tiền không cần thiết.
4. Cắt giảm tiếp chi phí khi có thể
Với những khoản không bắt buộc, doanh nghiệp cần liên tục tìm cách để cắt giảm. Ví dụ như một quảng cáo đang hoạt động không hiệu quả, hãy cắt ngay là tìm kiếm một phương án khác tối ưu hơn. Có thể sử dụng những cách thức Marketing thủ công như seeding để tiếp cận khách hàng thay vì chạy quảng cáo nhưng không ra đơn.
5. Sử dụng chiến lược thời gian
Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định được thời điểm nào doanh nghiệp hoạt động tốt, thích hợp để bán hàng. Ngoài ra, bạn có thể cắt giảm thời gian đi lại để giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng các cuộc họp online.
Xem thêm:
– Quản trị nguồn nhân lực – Vai trò, mục tiêu và các chức năng chính
– Marketing là gì?
– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn và hẹn gặp lại.