Lợi nhuận là gì và cách tính lợi nhuận sao cho chính xác và nhanh chóng. Trường sẽ giúp bạn làm rõ và biết cách theo dõi tình hình kinh doanh của công ty, cửa hàng dễ dàng nhất.
=> Xem thêm: Phần mềm quản lý Bán hàng, Kho, Công nợ IZI
1. Lợi nhuận là gì và công thức tính
Trước tiên bạn cần biết 2 khái niệm lợi nhuận phổ biến: – Lợi nhuận gộp – Lợi nhuận thuần Trong đó,
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý – Chi phí khác
Và chỉ tiêu quan trọng nhất của người làm kinh doanh đó là lợi nhuận thuần đúng không bạn. Để đánh giá chính xác nhất hiệu quả và cải thiện được kết quả kinh doanh, bạn phải hiểu thật rõ từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận thuần. Quan trọng hơn cả là phải có công cụ theo dõi được mọi khoản doanh thu và chi phí phát sinh. Có những chi phí vô hình mà nếu bạn không để ý sẽ bỏ qua và kết quả kinh doanh không còn chính xác nữa. Bạn đừng lo, bạn hãy xem phần phân tích dưới đây của Trường để hiểu rõ hơn nữa nhé.
2. Cách theo dõi & đánh giá lợi nhuận công ty, cửa hàng một cách dễ dàng và chính xác
2.1. Nhận biết Doanh thu & Chi phí
a/ Doanh thu
Khi xem doanh thu ta phải nắm được:
- Tổng doanh thu toàn cửa hàng, công ty
- Doanh thu từng nhóm hàng, ngành hàng
- Doanh thu theo thời gian: Ngày, tuần, tháng, năm
- Chiết khấu nên được trừ vào doanh thu để có được doanh thu thuần. Chỉ tiêu doanh thu thuần này mới phản ánh chính xác nhất doanh thu của cửa hàng bạn.
b/ Chi phí
- Chi phí giá vốn hàng bán
- Chi phí đóng gói
- Lương nhân viên bán hàng: Thậm chí bạn không thuê nhân viên mà do bạn tự trông hàng thì bạn cũng phải tính vào. Có nhiều người lấy công làm lãi. Nhưng để xác định hiệu quả thì bạn vẫn phải tính như thường.
- Khấu hao tài sản: Nhiều người không để ý đã không tính phần khấu hao tài sản dẫn tới làm tăng lợi nhuận. Thực tế thì ta lại lãi ít hơn/ lỗ nhiều hơn ta tưởng
- Thuê mặt bằng: Bạn đi thuê hay tự dùng mặt bằng của nhà mình thì đều phải tính chi phí này vào để xác định lợi nhuận sau cùng.
- Chi phí điện thoại, nước, điện thắp sáng,… những chi phí này có thể nhỏ nhưng cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của bạn.
- Chi phí cho shipper, chuyển phát nhanh
- Tiền bao bì, in ấn,…
- Chi phí khác
2.2. Công cụ theo dõi Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận
a/ Dùng sổ sách bằng tay hoặc nhớ trong đầu
Thói quen hiện nay của nhiều chủ doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ là nhớ trong đầu hoặc ghi sổ tay. Bất kể đó là doanh thu hay các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp, mọi người đều nghĩ là nhớ được hết. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự không nên chút nào. Bạn có thể nhớ và ghi chép đầy đủ các loại chi phí vào sổ bán hàng, chi tiêu vào cuối ngày. Nhưng bạn hãy cân nhắc ưu và nhược điểm của phương pháp này nhé:
- Ưu điểm: Dễ làm, không phải thay đổi và không tốn kém
- Nhược điểm: Dễ sót chi phí, khi muốn xem báo cáo theo tuần, tháng thì sẽ rất vất vả. Báo cáo cực kỳ dễ sai sót do phải cộng tay bằng máy tính,…
Ưu thì ít mà Nhược thì nhiều nên nhiều người đã chuyển sang dùng phầm mềm.
b/ Dùng phần mềm
Ưu điểm chính của dùng phần mềm trên excel:
- Chỉ cần nhập theo đúng thực tế phát sinh: Nhập hàng, Xuất hàng, Thu tiền, Trả tiền
- Hàng hóa được đặt mã theo một hệ thống nhất định, có khoa học
- Khi cần báo cáo thì chỉ cần chọn ngày để xem báo cáo là được. Không cần phải cộng tay, không phải nhớ gì nhiều.
- Báo cáo chính xác 100%
- Thời gian có báo cáo chỉ trong 01 giây
Nhược điểm:
– Tốn kém đầu tư ban đầu hoặc mua theo tháng thì sẽ phải tốn kém lớn khi dùng trên 1 năm – Phải thay đổi thói quen – Cần phải học lại một chút về máy tính, về excel để quản lý dễ dàng hơn.
2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh
Sau khi có công cụ giúp theo dõi, tổng hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn phải biết một số thông tin đánh giá kết quả kinh doanh cơ bản: – Báo cáo Nhập Xuất Tồn hàng hóa – Báo cáo bán hàng – Xem top mặt hàng có doanh số tốt nhất hoặc tệ nhất – Biết được nhân viên nào bán hàng tốt nhất – Tổng hợp doanh số của từng khách hàng để xem khách nào mua nhiều, mua ít. Từ đó có kế hoạch chăm sóc
2.4. Nhập dữ liệu & xem báo cáo mọi lúc, mọi nơi (chỉ cần có internet)
Không phải cửa hàng, công ty nào cũng cần tới yêu cầu này. Nhưng Trường thấy rằng nó rất hữu ích. Bạn thử tưởng tượng xem. Bạn ngồi quán café, đi du lịch cách vài trăm km. Và bạn vẫn theo dõi được tình hình kinh doanh tại công ty/ cửa hàng bất kỳ lúc nào. Thậm chí, bạn có thể thao tác được dữ liệu trên đó, chỉ cần:
- Laptop
- Internet
- Có thể là cả cốc café tuyệt hảo
Hãy liên hệ Trường khi bạn cần tư vấn về điểm này nhé. Như vậy Trường đã hoàn tất bài chia sẻ của mình.