Rạn da có nguy hiểm không?
Rạn da là những vệt rằn sọc xuất hiện trên các vị trí trên cơ thể như bụng dưới, ngực, hông, mông và đùi của bạn. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể thấy những vết rạn da có màu hồng, đỏ, nâu, đen, bạc hoặc tím dài, gợn sóng (Stria). Rạn da không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn tính thẩm mỹ khiến nhiều người mất đi sự tự tin của mình.
Rạn da có chữa được không? Rạn da tương tự như sẹo, là vấn đề cần thời gian điều trị lâu dài. Mặc dù rạn da khá khó để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với những phương pháp ngày nay, rạn da có thể được tác động làm mờ dần giúp cải thiện tính thẩm mỹ rõ rệt như mong muốn.
>>> Đọc thêm: Rạn da tuổi dậy thì: Nguyên nhân & Cách trị rạn da hiệu quả
Những đối tượng dễ bị rạn da
Rạn da rất phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Rạn da thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Ngoài ra phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có nguy cơ cao bị rạn da. Những vết rạn có thể tiếp tục lan rộng ở vùng khác khá lớn như:
- Vùng bụng và ngực ở phụ nữ mang thai
- Thanh thiếu niên tuổi dậy thì phát triển quá nhanh, rạn da có thể xuất hiện ở đùi, mông, ngực
- Vùng vai ở những người béo phì hoặc thừa cân.
Bên cạnh đó, các vết rạn da có thể xuất hiện do sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi corticosteroid và steroid trong thời gian dài. Rạn da cũng có thể là biểu hiện của chứng bệnh Cushing, hoặc hội chứng Marfan.
>>> Tham khảo thêm: Rạn da khi mang thai: Bí quyết ngăn ngừa và điều trị giúp bạn lấy lại tự tin
4 cách trị rạn da tại nhà hiệu quả
Tùy vào mức độ rạn da mà bạn có thể lựa chọn cách trị rạn da tại nhà phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách trị rạn da tại nhà sau đây:
1. Cách trị rạn da tại nhà bằng tretinoin
Các loại thuốc bôi tretinoin (Retin-a) có chứa retinoid, một hợp chất liên quan đến vitamin A. Retinoids là thành phần có chức năng kích thích tăng sinh collagen (thường được sử dụng để điều trị nếp nhăn). Đối với những vết rạn mới, tretinoin có thể điều trị hiệu quả giúp làm mờ vết rạn nứt dễ dàng hơn. Tuy nhiên thuốc có thể làm da bạn bạn bị đỏ và bị kích thích, bong vảy. Lưu ý, không sử dụng tretinoin cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Cần có sự chỉ định của bác sĩ bởi tretinoin có thể ảnh hưởng tới thai nhi và em bé.