Muốn câu được cá biển thì người câu cá phải biết được những cách làm mồi câu phù hợp. Mồi câu cá biển gần bờ rất đa dạng dựa theo những đặc tính tự nhiên của những loài cá gần bờ hay ăn.
kinh nghiệm câu cá biển gần bờ
Câu cá biển được xem là một môn thể thao cảm giác mạnh. Câu cá biển sẽ khó hơn câu sông rất nhiều, vì vậy để câu cá biển đạt hiệu quả các bạn cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm khi đi câu cá biển.
Chuẩn Bị Mồi Câu
Khi câu cá biển nếu chọn mồi câu sống bạn hãy chọn các loại cá tươi hay mực sống, và nên đảm bảo mồi vẫn sống khi thả xuống sẽ đạt được những kết quả cao hơn
Khi móc mồi câu, bạn nên móc làm sao để không phải lộ lưỡi câu ra ngoài, con mồi bám chặt vào lưỡi câu để cá nghĩ con mồi đang nhúc nhích. Nhờ thế mà khả năng cá táp mồi mạnh hơn.
Chuẩn Bị Cần câu
Câu cá biển bạn nên chọn loại cần chắc và khỏe, độ chịu lực tốt và có độ cong mềm dẻo. Vì cá biển có kích thước lớn và nặng, chúng khá khỏe. Lựa chọn cần câu biển là một trong những điều đầu tiên cần phải hết sức lưu ý.
Nên chọn cần câu được tạo nên bằng cacbon có khoen, chiều dài 4- 5,4m. máy Spinning trên 4000, action khoảng 100 – 180gr, dây trục từ 0,4 – 0,5mm, lưỡi câu loại vừa, thẻo dài 2m và tùy theo mức sóng mà chọn chì râu từ 100 – 150gr .
Bạn chọn cần ngắn hơn sẽ gây khó khăn cho việc cầm cần và độ chịu lực không tốt khi câu biển. Cần câu rạng dùng để câu đáy, dài cỡ 1.80 – 2.40m, ngắn hơn thì khó dòng cá và mất sức, dài quá thì sẽ vướng víu vì tàu khá chật, chịu được chì đến 1kg.
Chuẩn Bị Dây Câu
Nếu câu loại cá có hàm răng sắc bén như cá Nhồng, cá Thu, bạn hãy dùng những loại dây câu có lõi bằng kim loại để hạn chế khả năng cắn xé của chúng.
Để tránh xoắn dây, nên cột một khoen xoay ở cuối dây trục. Luôn luôn kiểm tra vài mét dây câu đầu tiên sau mỗi lần cá mắc câu. Nếu dây bị tưa thì cắt bỏ đoạn đó đi. Chọn dây ngọn nhỏ nhất hay dây ngọn tàng hình để câu các loại cá tinh quái.
Các phụ kiện câu cá khác
Sử dụng lưỡi câu vòng sẽ dễ đóng cá hơn và tháo lưỡi ra cũng dễ dàng hơn. Dùng chì trọng lượng nhỏ nhất có thể để câu đáy.
Thời điểm câu và địa điểm câu
Thời điểm câu rất quan trọng, nó góp phần quyết định chuyến câu cá của bạn có tốt hay không. Nên câu cá vào lúc sáng sớm và chiều muộn là hiệu quả nhất.
Người ta thường dựa vào thủy triều lên xuống để quyết định thời điểm đi câu. Thời gian thả câu tốt nhất là sau ½ đến 2 giờ sau khi triều xuống hoặc triều lên.
Nên thả mồi chỗ đầu nước chảy và chỗ cuối nước chảy. Vị trí thả mồi có khoảng cách xa hay gần còn tùy thuộc vào chỗ nước chảy xa hay gần và tùy thuộc vào tốc độ nước chảy lúc đó.
Nơi câu cá biển lý tưởng có lẽ là những chỗ gần bờ, ít đá ngầm, những nơi này dễ câu được cá vừa và cá lớn. Mặt khác, câu cá biển xa bờ cũng khá nguy hiểm nếu gặp phải sóng to gió lớn. Ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người.
Quan sát các loài chim biển, nếu thấy chúng bay quanh 1 vùng biển nghĩa là đang có đàn cá lớn ở đó. Khi thấy một đàn chim bay quanh một điểm và lao đầu xuống nước,thì đó là thời điểm tốt để quăng mồi.
Khi ngang qua các mảnh vỡ hoặc mảnh gỗ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, hãy câu casting với mồi thật hoặc mồi giả.
Kỹ thuật câu
Câu đáy, chỉ giật khi đầu cần chúc xuống hoàn toàn. Kiểm tra bộ phận thắng của máy câu trước khi quăng dây ra. Nếu thắng chặt quá sẽ làm đứt dây khi cá mắc câu và tháo chạy.
Còn nếu lỏng quá thì có nguy cơ bị vuột mất cá. Hãy chắc chắn thắng của máy câu ở trong trạng thái phù hợp để dây tuôn ra một cách dễ dàng và trơn mượt.
Câu Cá Biển Gần Bờ Mùa Đông
Thói quen của các loài cá khi ngày đông giá lạnh là trú đông. Những nơi nào có ít hoạt động đối lưu và nước sâu sẽ là vùng nước ấm hơn và là nơi được lựa chọn để loài cá trú ngụ.
Bản chất của sự đối lưu là sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt nước giá lạnh và đáy nước ấm hơn, chúng tao ra sự luân chuyển nước từ dưới đáy lên mặt và từ mặt nước xuống đáy.
Mùa đông nước ta điển hình là những đợt giá lạnh do các đợt gió lạnh tràn về thành từng đợt xen kẽ những ngày ấm hơn. Chính sự thay đổi này mà người đi câu nên chọn thời điểm câu cho phù hợp.
Những ngày lạnh đầu đông bạn sẽ khó câu hơn những ngày gần cuối đông, khi mà con cá bắt đầu tiêu tốn lượng lớn năng lượng, nhu cầu đi ăn mạnh hơn.
Trước những đợt gió lạnh tràn về, các loài cá ăn mạnh và nhiều, đó như một phản xạ có điều kiện trước thời tiết bất lợi mà các loài động vật có được tốt hơn con người.
Chúng tiếp tục ăn giảm dần trong 1-2 ngày đầu của đợt gió lạnh tuỳ theo mức độ lạnh của đợt không khí lạnh đó.
Mồi câu cá biển ban đêm
Câu cá biển ban đêm được coi là đặc sản của dân sông nước. Ban ngày sẽ rất khó chịu nắng gió biển và cá cũng không hoạt động nhiều.
Khi đêm đến, không khí trong lành tưởng chừng như tĩnh lặng thì dưới mặt nước biển là cả thành phố đang hoạt động náo nhiệt, những loại cá thi nhau rời khỏi nơi trú ẩn để đi kiếm mồi. Đây là lúc bạn thả mồi dễ ăn nhất.
Giữa mênh mông sóng nước như vậy bạn cũng cần biết khu vực gần bờ nào tập trung nhiều loại cá. Câu như thế nào là hiệu quả, dùng môi ra sao là băn khoăn của rất nhiều người.
Đối với người câu cá biển thì sử dụng mồi tự nhiên là phù hợp nhất, dễ dàng đánh lừa được các loại cá. Tùy thuộc vào câu cá nào mà sử dụng loại mồi mà giống cá đó thích ăn.
Bạn có thể sử dụng một số loại mồi câu cá biển thông dụng dưới đây.
Trai móng tay:Trai móng tay là mồi câu cá biển ban đêm tuyệt vời. Bạn có thể mua chúng từ các cửa hàng bán hải sản vì giống trai này không dễ tự đánh bắt chút nào.
Toàn bộ con trai đều có thể dụng làm mồi câu, mồi thừa còn bảo quản được trong ngăn đá tủ lạnh dùng được vài ngày tiết kiệm được chi phí.
Tôm mượn vỏ: Những con tôm thường sống trong những chiếc vỏ ốc là món ăn khoái khẩu của rất nhiều loại cá. Chỉ cần đập dập phần vỏ ngoài đi, móc lưỡi câu vào sẽ thu hút được nhiều loại cá.
Giun bi bi: Hầu hết các loại cá săn mồi đều không từ chối món giun bi bi khi chúng lơ lửng trước mặt. Giống giun này chỉ các cần thủ chuyên nghiệp biết chỗ mua mới mua được và mức giá thì khá cao.
Mực ống: Mực ống dễ dàng đánh bắt nên sẽ là mồi câu dễ kiếm của nhiều người cua cá biển ban đêm. Đặc tính chúng chúng là dai nên bám vào lưỡi câu khá lâu, mùi vị lại tanh hấp dẫn nhiều loại cá.
Cá tròng: Cá tròng cũng là loại mồi được ưa chuộng của dân câu biển. Gióng cá này thịt thơm ngon, nhiều loại cá vô cùng thích thú.
Cua bấy: Đây là giống cua mới lột vỏ, mà rất mềm giữ được khá lâu, khoảng 15 ngày. Nên để cua tươi, còn sống thì mới hấp dẫn được cá ăn mồi.
Cách Làm Mồi Câu Cá Biển Đơn Giản
Muốn câu được cá biển, trước hết đòi hỏi người câu cá phải biết và hiểu được mồi câu nào phù hợp để câu cá biển gần bờ. Bởi lẽ, mồi câu cá biển gần bờ rất đa dạng và phải dựa theo đặc tính của các loài cá gần bờ hay ăn sau đó chọn mồi câu hợp lý.
Thông thường, mồi tự nhiên sẽ là mồi câu hiệu quả nhất để câu cá. Một số mồi câu cá biển gần bờ cho các bạn tham khảo mà các cần thủ chuyên nghiệp hay sử dụng là: Mồi câu cá biển từ mực ống, mồi câu làm từ vẹm, cá tròng, ốc móng tay, cá nục.
Cách Câu Cá Ghềnh
Câu ghềnh là câu ở trên các bờ đá nối với đất liền hoặc những mỏm đá ngoài khơi mà phải dùng tầu thuyền mới đến được, ở chỗ này hay có các dòng chảy xiết hoặc có sóng lớn đánh vào các mỏm đá ở dưới chân ghềnh.
Vì vậy ở đó tập trung rất nhiều cá, tạo thành các điểm câu rất lý tưởng. Các loại cá thường ăn ở dưới các ghềnh đá như: cá dìa, cá mú, cá tráp, cá hồng.
Các loại cá được phân biệt cách ăn mồi là cá tầng giữa của nước và cá ở đáy đó là các loại cá tương đối lớn như cá song.
Các loại cá ở tầng đáy có tính định cư lâu dài, chúng không dễ dang rời khỏi khu vực của mình nếu không có đe dọa chúng như hóa chất, con cá lớn hơn.
Các loài cá sống ở tầng giữa thì hay thay đổi vị trí theo mùa vụ và nhiệt độ của nước như cá tráp. Câu ghềnh ở những mỏm đá ngoài khơi rất nguy hiểm khi thời tiết xấu, chúng ta không nên câu ở đó khi thời tiết xấu. Ở miền Bắc nước ta, các bãi câu ghềnh tốt như vịnh Hạ Long, Cát bà, Vân Đồn, Quan lạn, Hòn Dấu.
Câu phao nổi: là câu dùng phao, có rất nhiều loại phao, cá cũng có rất nhiều loại khác nhau, vì vậy dùng các loại phao cũng khác nhau, đây là phương pháp đưa mồi từ trên mặt nước dần chìm xuống dưới.
Setup một bộ phao để câu trôi nổi cũng không khó, chúng ta có thể dùng loại phao chính hình trứng có số 1B, 2B, 3B, 4B, và một phao phụ nhỏ hơn cũng có số tương ứng, phao chính ở phía trên, phao phụ ở dưới và cách phao chính khoảng 20-30cm. Hoặc ta dùng 2 phao xốp có lỗ xuyên tâm và 1 phao hình trứng ở trên, mồi phao cách nhau 20 – 25cm.
Câu Đáy: Là câu không dùng phao, dùng viên chì có lỗ xuyên tâm, trọng lượng tùy thuộc vào dòng chảy, dùng hạt chặn cao su giới hạn viên chì cách lưỡi câu khoảng 30 – 40cm.
Mồi câu: dùng tôm chết bóc vỏ, mực thái nhỏ, tôm sống và cà phốc càng tốt. Ngoài ra chúng ta phải bả thính để cho cá tập trung lại, mồi bả gồm tôm nhỏ khô, ngâm nước nóng cho nở ra, trộn với chạp mắm, bộ kết dính, bột gạo rang thơm, vỏ hà giã nhỏ… Trộn thật kỹ, dùng môi chuyên dụng để bả.
Cần câu: Câu ghềnh có thể dùng hai loại cần câu là cần tay và cần có lắp máy. Cần tay carbon dài từ 4,5m đến 9m, có số từ 1.5 đến 3.0, cước dùng loại cước nổi, thẻo flourcarbon.
Cần carbon có lắp máy dài 4,5m số 3.0, khoen nhỏ, máy spinning hoặc máy rùa nhỏ từ 2000 đến 3000 dùng cước chìm nhanh, thẻo flourcarbon.
Trang thiết bị an toàn: Câu ghềnh thương nguy hiểm hơn các môn câu khác, trên thế giưới năm nào cũng có người chết vì bị sóng to gió lớn cuốn chìm xuống biển.
Vì vậy đi câu ghềnh phải coi việc đảm bảo an toàn trước hết. Dùng áo phao cứu sinh có giây luồn qua háng để dảm bảo khi rơi xuống biển, áo không tụt qua đầu, giầy chống trơn trượt hoặc đế giầy có đinh để di chuyển dễ dàng trên ghềnh đá.
Tốt nhất ta mang theo một cuộn dây dài và chắc, khi gặp thời tiết bất thường như giông chẳng hạn, ta buộc một đầu dây vào thắt lưng, đầu dây còn lại ta buộc chặt vào điểm cao nhất của ghềnh đá, nếu chẳng may ta bị sóng to đánh vào người thì ta không thể rơi xuống biển được.