Đôi khi chúng ta bắt gặp hiện tượng chó ăn phân trong đời sống, đây không phải hiện tượng lạ, mà rất thường thấy ở bất kỳ giống chó nào. Vậy tại sao chó lại ăn phân. Đó có phải là bệnh không và khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
Thói quen ăn phân ở chó có lẽ là vấn đề đau đầu và “kinh tởm” nhất mà người nuôi chó phải đối diện. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi điều này xảy ra khá phổ biến đối với hầu hết các giống cho trong đời sống hiện nay. Theo một nghiên cứu đã được công bố vào năm 2012 của tiến sĩ Benjamin Hart. Trong số 3000 chú chó tham gia khảo sát thì có tới 24% từng bị bắt quả tang ăn phân. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng chó ăn phân và cách khắc phục là gì. Hãy cùng Dogily tìm hiểu qua bài phân tích này nhé!
Hiện tượng chó ăn phân là gi?
Theo nghiên cứu khoa học, hiện tượng chó ăn phân còn có tên gọi là Coprophagia. Đây là một trong những thói quen xuất phát từ rất lâu đời ở tổ tiên loài chó. Đến ngày nay, nó vẫn còn được lưu giữ qua các biểu hiện như: chó mẹ ăn phân chó con, ăn phân người… Thật kinh khủng đúng không nào! Nhưng trước tiên chúng ta cần học cách làm quen với hình ảnh này và bắt đầu tìm ra hướng giải quyết hiệu quả.
Tại sao chó ăn phân?
Bạn có biết tại sao những chú chó của mình lại có thói quen ăn phân? Đây được coi là hành vi xấu bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
Bắt nguồn từ bản năng giống loài
Chó ăn phân là một trong những hành vi mang tính chất bản năng được di truyền từ thế hệ tổ tiên của loài chó. Khi sống trong môi trường tự nhiên, để che giấu “hành tung” của mình và lẩn tránh kẻ thù. Chúng sẻ “thủ tiêu” phân của mình một cách sạch sẽ kín đáo. Ngoài ra, chó còn ăn cả phân của con người và các loài động vật khác khi đói.
Nghe có vẻ rất “kinh tởm” và kỳ quái, nhưng phân cũng chính là một trong những loại “thức ăn” bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Đối với chó thì ăn phân là một điều hết sức bình thường. Là bản năng tự nhiên.
Ngày nay, hành động chó ăn phân đã được giảm đi đáng kể. nhất là ở thành thị. Do lối sống ngày càng văn minh và sạch sẽ. Tuy nhiên, do bản năng “tổ tiên” còn sót lại, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những hành động “khó hiểu” như: chó ăn phân của chính mình, chó mẹ ăn phân chó con, chó khỏe mạnh ăn phân của chó già yếu, chó con ăn phân của nhau…
Bắt nguồn từ yếu tố tâm lý
Bên cạnh bản năng loài chó, thì hành vi chó ăn phân (cứt) cũng nảy sinh do bị tác động tâm lý.
Trên thực tế, “mùi khó ngửi” của phân lại khá hấp dẫn khứu giác nhạy bén của một chú chó. Kích thích chúng đến và “thưởng thức”.
Khi bị phạt nặng do đi vệ sinh không đúng chỗ. Những lần sau đó chúng sẽ sinh ra tâm lý sợ hãi, tự ăn phân của mình để “giấu nhẹm” chứng cứ, tránh không bị phạt nặng. Dần dần sẽ hình thành thói quen xấu khó bỏ.
Đối với những chú chó thường xuyên bị nhốt trong không gian tù túng. Chỉ có công việc là ăn và đi vệ sinh. Chúng sẽ có tâm lý buồn chán và ăn phân của chính mình.
Chó sẽ có khuynh hướng ăn phân để được chủ nhân chú ý khi bị bỏ rơi. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ hình thành thói quen không tốt cho thú cưng.
Do cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
Bạn đã từng bắt gặp chú chó của mình ăn cỏ chưa? Nếu rồi thì nguyên nhân của việc chó ăn phân cũng tương tự như vậy. Đó là khi chó cảm thấy cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Cụ thể:
Khi cơ thể chó thiếu chất xơ, vitamin, khoáng chất…chúng sẽ tự điều tiết cơ thể mình bằng cách ăn cỏ hay ăn phân của động vật khác để bổ sung dưỡng chất.
Khi bị nhiễm giun sán, cơ thể chó mất đi một lượng chất dinh dưỡng khá lớn. Bắt buộc nó phải tìm nguồn bổ sung cần thiết.
Do khi cho chó ăn cơm mà không phải là những loại thức ăn chuyên dụng. Chúng sẽ cảm thấy thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Có thể chó của bạn đàn thiếu lợi khuẩn đường ruột. Hoặc cơ quan nội tạng gan, mật, hệ tiêu hóa sản sinh ít enzim dẫn đến chuyển hóa chất dinh dưỡng kém.
Mắc hội chứng cường giáp làm tăng nhu cầu ăn uống, luôn cảm thấy đói và cần bổ sung thức ăn.
Hậu quả của việc chó ăn phân là gì?
Hiện tượng chó ăn phân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chó, vì phân là chất thải “mất vệ sinh” chứa rất nhiều trứng giun sán. Ngoài ra còn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây hại như bệnh dại, care, bệnh đường hô hấp…
Việc chó ăn phân sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chủ và chúng. Khiến chúng ta cảm thấy “ghê sợ” ám ảnh, chó nồng nặc mùi hôi hạn chế việc gần gũi thân thiết.
Phải làm sao để chấm dứt tình trạng chó ăn phân?
Để không còn phải trông thấy những hành vi “đáng ghê sợ” ấy nữa cũng như bảo vệ sức khỏe cho cún cưng của mình, bạn cần có những biện pháp can thiệp kịp thời với chúng như:
Luôn đảm bảo một khẩu phần ăn dinh dưỡng cho cún cưng
Không được bỏ đói chúng, luôn để ý thói quen sinh hoạt và cho chúng ăn những loại thực phẩm dành riêng cho chó để đảm bảo đủ chất xơ, dinh dưỡng, khoáng chất.
Bổ sung men tiêu hóa, lợi khuẩn và tiêm vắc xin xổ giun cho chó định kỳ.
Loai bỏ những yếu tố tác động đến tâm lý của chó
Không “giam cầm” chúng trong không gian hẹp, nên có những khoảng thời gian dắt cún cưng đi dạo, chạy nhảy xả stress.
Không phản ứng quá mạnh khi bắt gặp chúng ăn phân hoặc đi vệ sinh bậy để tránh tâm lý sợ hãi hoặc xem đó là hành vi thu hút chủ.
Luyện tập cho chó đi vệ sinh đúng nơi quy định
Dạy chúng cách đi vệ sinh đúng hố cát để phân được vùi lấp tránh hiện tượng chó ăn phân.
Trên đây là những thông tin mà Thú cưng Dogily cung cấp để bạn có thêm kiến thức về vấn đề chăm sóc cún cưng của mình, khắc phục được tình trạng chó ăn phân trong quá trình nuôi dưỡng. Để biết thêm các kinh nghiệm khi nuôi và chăm sóc, huấn luyện cún cưng.