Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mới phát và có mức độ nhẹ. Hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng nguyên liệu tự nhiên để tiêu sẩn đỏ, giảm phát ban, ngứa ngáy và khó chịu.
7 Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà theo mẹo dân gian
Mề đay mẩn ngứa (mày đay) là bệnh da liễu phổ biến nhất, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Thuật ngữ này đề cập đến phản ứng cấp – mãn tính của da khi cơ thể dị ứng với các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Mày đay điển hình bởi tình trạng da nổi phát ban, sẩn cục kèm theo ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát đột ngột và có thể tự thuyên giảm sau 24 giờ đồng hồ.
Biểu hiện của mề đay thực chất là phản ứng viêm của lớp trung bì có liên quan đến tác động của histamin. Histamin là chất trung gian dị ứng được giải phóng khi cơ thể tiếp xúc với mủ thực vật, động vật, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, dị ứng thức ăn, stress, xúc động quá mức,…
Thực tế, mề đay là phản ứng lành tính, chủ yếu gây ngứa, khó chịu và mất thẩm mỹ da, ít khi đe dọa đến sức khỏe. Đối với mề đay nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà theo kinh nghiệm dân gian để cải thiện.
Đa phần các mẹo dân gian đều sử dụng thảo dược và nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, thích hợp với nhiều đối tượng. Dưới đây là 7 mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng để giảm ngứa và làm tiêu các sẩn trên bề mặt da:
1. Tắm lá chè xanh giảm mề đay ngay tại nhà
Chè xanh là cây thuốc nam quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này thường được dùng để nấu nước uống hằng ngày để thanh nhiệt, giải độc và kích thích hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra với công năng tiêu viêm và giải độc, chè xanh còn được sử dụng để chữa mề đay và một số bệnh da liễu thường gặp.
Bên cạnh ghi chép từ y học cổ truyền, y học hiện đại cũng nhận thấy lá chè chứa một số thành phần tốt cho người bị mề đay mẩn ngứa như EGCG, catechin, quercetin,… Các thành phần này có tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy và đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô da. Đồng thời, khoáng chất trong lá chè còn giúp tăng hàng rào bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại vào bên trong cấu trúc da.
Cách dùng lá chè xanh trị mề đay mẩn ngứa tại nhà:
- Dùng khoảng 2 – 3 nắm lá chè xanh tươi đem ngâm rửa và để ráo nước
- Sau đó, đun sôi khoảng 2.5 – 3 lít nước rồi cho lá chè xanh vào
- Đun thêm 5 – 10 phút và tắt bếp, đậy kín nắp trong 10 phút
- Đổ nước chè xanh ra thau, vớt bỏ bã và hòa với 1 ít nước mát
- Thêm vào 2 – 3 thìa cà phê muối biển, khuấy đều và dùng tắm hằng ngày
- Chỉ sau 3 – 5 ngày, tình trạng phát ban, sẩn đỏ và ngứa ngáy sẽ giảm đi rõ rệt.
2. Trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà bằng lá khế
Tắm lá khế là mẹo trị nổi mề đay mẩn ngứa được lưu truyền rộng rãi. Lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng tiêu viêm, chống dị ứng và giải độc. Nhân dân tận dụng dược tính của thảo dược này để đẩy lùi tình trạng da nổi sẩn cục và ngứa ngáy do mề đay gây ra.
Dù chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân và chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cách chữa từ lá khế vẫn được áp dụng phổ biến. Thực tế cho thấy, tắm nước lá khế có thể giảm mức độ ngứa và nóng rát da đáng kể.
Hơn nữa, thảo dược này có độ an toàn, lành tính, thích hợp với những đối tượng không thể sử dụng thuốc như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và trẻ nhỏ.
Cách chữa mề đay bằng khế theo kinh nghiệm dân gian:
- Dùng khoảng 3 – 4 nắm lá khế tươi, đem ngâm rửa với nước muối và lặt bỏ lá sâu, già
- Để lá khế ráo nước hoàn toàn và vò xát nhẹ
- Sau đó, đun sôi 2 lít nước và cho lá khế vào
- Đổ nước ra thau và hòa thêm 1 ít nước mát vào
- Dùng nước lá khế tắm hàng ngày để giảm ngứa và sẩn đỏ
3. Giảm mẩn ngứa tại nhà bằng nha đam
Nha đam (lô hội) được sử dụng để chế biến thành các món ăn và thức uống làm mát cơ thể. Ngoài ra với hàm lượng nước và dưỡng chất dồi dào, lô hội còn được phái đẹp tận dụng để chăm sóc da. Ít người biết rằng bên cạnh tác dụng dưỡng ẩm, nha đam còn có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của mề đay rõ rệt.
Gel nha đam có thể giảm nhanh cảm giác nóng rát và ngứa ngáy khi mề đay bùng phát đột ngột. Đồng thời hỗ trợ ức chế vi khuẩn, nấm, qua đó hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở những vùng da bị xây xước. Cách chữa mề đay từ nha đam thích hợp với trường hợp tổn thương khu trú ở vùng da nhỏ (chủ yếu là do tiếp xúc với mủ thực vật, hóa chất, côn trùng, ma sát,…).
Cách dùng nha đam trị mề đay tại nhà:
- Dùng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ
- Sau đó, rửa sạch phần mủ (nhựa) để tránh kích ứng da
- Dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt thoa lên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay
- Massage để gel nha đam thẩm thấu và lưu lại trên da trong 10 – 15 phút
- Cuối cùng, làm sạch gel nha đam bằng nước và lau khô
4. Xông lá kinh giới giảm mề đay ở mặt
Mề đay có thể bùng phát ở vùng da mặt do dị ứng mỹ phẩm, ma sát với khẩu trang hoặc do tác động của ánh nắng. Trong trường hợp này, bạn có thể xông lá kinh giới để giảm ngứa và làm giảm sẩn đỏ trên da. Kinh giới có tác dụng kháng dị ứng, giảm viêm và chống ngứa tự nhiên.
Ngoài ra, chất khoáng và vitamin trong thảo dược này còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Bên cạnh hiệu quả giảm mề đay, xông mặt bằng lá kinh giới còn hỗ trợ đào thải bã nhờn, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông.
Hướng dẫn xông lá kinh giới trị mề đay mẩn ngứa ở mặt:
- Đem ngâm rửa 1 nắm lá kinh giới tươi với nước muối pha loãng và để ráo
- Sau đó, đun sôi 1.5 lít nước và cho lá kinh giới vò xát vào
- Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp
- Dùng khăn trùm kín và tiến hành xông mặt trong 5 – 10 phút (nên để hơi nước cách xa mặt 30 – 40cm)
Lưu ý: Không áp dụng mẹo xông lá kinh giới cho người bị mề đay do nhiệt độ cao (mồ hôi, tăng thân nhiệt,…).
5. Dùng muối trị mề đay mẩn ngứa đơn giản
Mề đay thường có đặc tính bùng phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng. Do đó nếu không có sẵn các loại thảo dược kể trên, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng các mẹo chữa từ muối. Muối có đặc tính sát trùng và làm dịu da, nhờ vậy có khả năng cải thiện ngứa ngáy và giảm số lượng sẩn do mề đay gây ra.
Đặc biệt, cách chữa mề đay bằng muối có thể áp dụng cho cả mề đay do lạnh, nóng và do các nguyên nhân thường gặp khác. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn và áp dụng đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao. Áp dụng mẹo chữa không phù hợp có thể khiến mề đay lan rộng và ngứa ngáy dữ dội hơn.
Cách dùng muối trị mề đay mẩn ngứa:
- Mề đay do lạnh: Sử dụng 3 – 4 nắm muối biển sao nóng và cho vào túi vải. Dùng khăn tắm bọc ở bên ngoài và chườm đắp lên vùng bị nổi mề đay. Nhiệt độ ấm có thể giảm sự dẫn truyền thần kinh và cải thiện cảm giác ngứa nhanh chóng.
- Mề đay do nhiệt: Nếu mề đay nổi do nhiệt độ cao, bạn nên dùng 1 thìa muối hòa với 500ml nước mát. Sau đó, khuấy đều và dùng khăn thấm nước, vắt cho khô bớt và chườm đắp lên da để giảm ngứa và nóng rát.
- Mề đay lan tỏa: Trong trường hợp mề đay xảy ra trên diện rộng, bạn có thể thêm 2 – 3 thìa cà phê muối vào nước tắm để sát trùng và giảm ngứa. Để tăng hiệu quả, nên kết hợp muối cùng với một số loại thảo dược như chè xanh, lá khế,…
6. Chữa mề đay mẩn ngứa bằng lá trầu không
Có thể nói, trầu không là vị thuốc nam được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán hàn và khu phong. Trầu không thường được dùng để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa và tiêu sẩn, phát ban do mề đay, dị ứng thời tiết.
Hiện tại, lá trầu đã được chứng minh có hiệu quả diệt virus, kháng khuẩn và chống nấm tốt. Ngoài ra, hoạt chất menthol trong thảo dược này còn có tác dụng làm mát da và giảm ngứa rõ rệt. Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa từ lá trầu để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.
Cách dùng lá trầu không chữa mề đay mẩn ngứa:
- Rửa sạch 2 nắm lá trầu không và cắt nhỏ hoặc vò xát để tinh dầu từ trầu không tỏa mùi thơm
- Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp và đậy kín nắp trong 10 – 15 phút
- Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và dùng tắm hằng ngày
7. Trị nổi mề đay, mẩn ngứa bằng gừng
Trị nổi mề đay bằng gừng là mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá cao. Gừng (sinh khương) có tác dụng tán hàn, khu phong và chống ngứa nên có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn do mày đay gây ra.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã ghi nhận gừng chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm và giảm ngứa tự nhiên như Gingerol và Zingerol. Đồng thời tinh dầu từ củ gừng còn hỗ trợ ức chế nấm và hại khuẩn, qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ các mô da hư tổn.
Cách dùng gừng trị mề đay:
- Cách 1: Thêm 2 củ gừng cắt lát vào nước tắm để tăng hiệu quả giảm ngứa và tiêu viêm.
- Cách 2: Sử dụng nước cốt gừng tươi hòa với nước theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên vùng da bị mề đay. Nên thoa từ 3 – 4 lớp và lưu lại trên da 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Dân gian còn lưu truyền cách chữa mề đay bằng rượu gừng. Tuy nhiên, cách chữa này chưa được chứng minh về độ an toàn. Ngược lại, cồn và một số thành phần lên men trong rượu còn khiến mề đay lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội.
Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa bằng Y học cổ truyền
Cũng từ các vị thuốc Nam có trong cách chữa mề đay dân gian, đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc là sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian nổi bật là phương thuốc chữa ngứa da của đồng bào dân tộc Mường – Hòa Bình, phép biện chứng luận trị Y học cổ truyền, kiến thức y học hiện đại được nghiên cứu bài bản.
Hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc mề đay Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin trong phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền. [Xem chi tiết phóng sự VTV2 TẠI ĐÂY]
Bài thuốc nổi bật với những ưu điểm về thành phần, công dụng sau:
Thành phần kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam
Bài thuốc hỗ trợ điều trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc có bảng thành phần vàng kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam tốt bậc nhất trong việc giải độc, tiêu viêm, tiêu ngứa. Các chủ dược gồm: bồ công anh, phòng phong, hồng hoa, kim ngân hoa, xuyên khung, đơn đỏ, diệp hạ châu, ké đầu ngựa, ngải cứu, cúc tần… 100% dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ.
Các vị thuốc được phối chế theo phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, gia giảm linh hoạt theo thể bệnh, thể trạng mỗi người. Dược tính được cân nhắc chon lọc với tỷ lệ vàng mang lại hiệu quả cao trong giải quyết các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, bồi bổ cơ thể, hạn chế tái phát.
Công thức thuốc hoàn chỉnh hỗ trợ điều trị mề đay từ căn nguyên bệnh sinh
Bài thuốc chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc vừa đi sâu giải quyết mề đay từ căn nguyên gây bệnh, kiểm soát triệu chứng ngoài da, vừa tăng cường điều dưỡng cơ thể, ngăn tái phát. Theo đó bài thuốc kết hợp 2 nhóm thuốc:
- GIẢI ĐỘC HOÀN: Thuốc điều trị mề đay từ căn nguyên, thanh nhiệt, mát gan, hoạt huyết, khu phong, trừ tà, tiêu viêm, tiêu ban ngứa.
- BÌNH CAN HOÀN: Thuốc bổ, điều dưỡng cơ thể, tăng cường gan – thận, dưỡng huyết, tăng miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn tái phát.
Đối tượng sử dụng rộng, hiệu quả với mọi thể mề đay, mẩn ngứa
Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% thảo dược sạch không gây tác dụng phụ, an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, bài thuốc có thể dễ dàng gia giảm các vị thuốc nên phù hợp và hiệu quả với mọi thể mề đay, mẩn ngứa cấp tính, mãn tính, mề đay do chức năng gan, viêm túi mật…
Để tiện lợi hơn cho người dùng, Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn thuốc dưới dạng cao viên, cao tinh chất. Dịch vụ khám chữa bệnh online, gửi thuốc về tận nhà cho người bệnh được Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng theo quy trình khoa học.
Bài thuốc Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc mang lại hiệu quả qua từng giai đoạn đối với bệnh mề đay, mẩn ngứa gồm: THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC – KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA, CHỐNG DỊ ỨNG, HẠN CHẾ TÁI PHÁT.
Lưu ý: Bài thuốc được kê đơn duy nhất bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc tại địa chỉ:
Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – ĐT: 0388 778 986
Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – ĐT: 0961 825 886
Website: thuocdantoc.org
Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết thông tin bài thuốc và liệu pháp điều trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc TẠI ĐÂY.
Lưu ý khi chữa mề đay tại nhà
Các mẹo chữa mề đay tại nhà có thể đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, châm chích và nóng rát. Với những trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng các mẹo chữa này.
Tuy nhiên khi thực hiện cách chữa mề đay tại nhà, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Đa phần các trường hợp nổi mề đay đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm hẳn sau vài ngày. Vì vậy, các mẹo chữa tại nhà được khuyến khích áp dụng nếu bệnh có mức độ không quá nghiêm trọng.
- Mề đay cũng có thể là biểu hiện do phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này đi kèm với một số triệu chứng như sưng cổ họng, phù mạch, khó thở, nên đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp mề đay kéo dài hơn 3 ngày, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng và thuốc trị mề đay phù hợp. Dù không phổ biến nhưng có khoảng 5 – 10% trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu chủ quan không điều trị từ sớm.
- Ngoài các biện pháp điều trị, nên hạn chế các yếu tố khiến mề đay bùng phát và lan tỏa rộng như rượu bia, thực phẩm gây dị ứng, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mồ hôi, mỹ phẩm, mủ thực vật, côn trùng, ma sát,…
Cách chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà có thể giảm sẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát,… khá hiệu quả. Tuy nhiên, n lưu ý các mẹo chữa này chỉ mang lại tác dụng cải thiện rõ rệt trong trường hợp bệnh nhẹ. Mặt khác, nên chú ý cách ly với các yếu tố kích ứng và dị ứng để kiểm soát mề đay hoàn toàn.
Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị