Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu với nhiều triệu chứng khó chịu và có thể lây cho người khác. Tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nấm da đầu triệt để, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.
27/05/2021 | Các loại nấm da đầu và những triệu chứng bệnh thường gặp 23/05/2021 | Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu? 07/01/2021 | Bỏ túi những thông tin y khoa về tình trạng nấm da đầu
1. Nguyên nhân gây ra nấm da đầu
Hai loại nấm sợi có tên Microsporum và Trichophyton là tác nhân gây ra bệnh nấm da đầu. Chúng thường xâm nhập vào các sợi tóc nơi có vùng da đầu ẩm ướt, gây ra tình trạng vảy gàu và ngứa ngáy. Nếu như không có cách trị nấm da dầu triệt để sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Nấm da đầu gây ra bởi hai loại nấm sợi Microsporum và Trichophyton
Dưới đây là những yếu tố khiến cho hai loại nấm này có thể sinh sống và phát triển ở vùng da đầu:
-
Vệ sinh da đầu kém: Da đầu bẩn kết hợp cùng mồ hôi là môi trường vô cùng có lợi cho nấm sợi phát triển. Bên cạnh đó, gội đầu không đúng cách như chà xát hoặc gãi quá mạnh sẽ khiến cho da đầu bị trầy xước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong.
-
Lây nhiễm từ người bị bệnh: Nấm da đầu có thể lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay sử dụng chung các đồ vật với người nhiễm bệnh như khăn tắm, áo quần hoặc chăn màn,…
-
Nguồn nước bẩn: Sử dụng nguồn nước bẩn có chứa nấm gây bệnh để tắm gội hàng ngày sẽ khiến chúng ta rất dễ bị nấm da đầu.
-
Do thói quen xấu: Những thói quen xấu như lười gội đầu hoặc để tóc ẩm ướt rồi đi ngủ cũng là những yếu tố tạo môi trường cho nấm phát triển.
-
Lây nhiễm từ động vật: Các loại nấm có thể tồn tại ở chó, mèo, gà hoặc ngựa,… Khi những loài động vật này nhiễm bệnh, chúng ta rất dễ dàng bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những đồ vật.
2. Triệu chứng khi bị nấm da đầu
Khi bị nấm da đầu, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đó là:
Gàu xuất hiện nhiều ở da đầu:
Khi nấm gây bệnh tấn công sẽ làm cho da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với bình thường. Chính vì vậy, vảy gàu ở những người mắc bệnh sẽ bị ướt. Đây là triệu chứng mà rất nhiều người thường không để ý. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường về gàu, cần đi khám và áp dụng các cách trị nấm da đầu triệt để ngay.
Da đầu bị ngứa và nổi mụn:
Việc xuất hiện gàu thường sẽ kéo theo tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu ở vùng da đầu. Cho dù, chúng ta có gội đầu sạch sẽ như thế nào cũng không thể cải thiện được. Ngoài ra, da đầu còn bị nổi những nốt mụn đỏ.
Nấm da đầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh
Rụng tóc:
Triệu chứng này sẽ xuất hiện ở giai đoạn muộn của nấm da đầu, thường là sau thời gian bắt đầu nhiễm bệnh từ 20 ngày cho đến 1 tháng. Số lượng tóc bị rụng sẽ tăng dần theo thời gian nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.
Rụng tóc từng mảng:
Đây là tình trạng tóc rụng không thể kiểm soát được, tạo các mảng hói hình tròn hoặc bầu dục, có đường kính tầm 2 đến 5 cm. Ngoài ra, ở một số người còn xuất hiện triệu chứng viêm da lan rộng ở vùng da đầu. Lúc này, việc điều trị để loại bỏ nấm gây bệnh và phục hồi cho nang tóc là biện pháp bắt buộc.
3. Cách trị nấm da đầu triệt để
Biến chứng của bệnh là gây ra nấm tóc Kerion. Đây là một dạng viêm nhiễm nặng, khiến cho vùng da đầu bị chảy mủ và sưng phồng lên. Chính vì vậy, cần phải có cách điều trị nấm da đầu triệt để ngay từ khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để điều trị tình trạng nấm da đầu nhẹ hoặc có thể kết hợp với các loại thuốc chuyên trị để gia tăng hiệu quả:
-
Chanh: Axit tự nhiên có trong loại quả này có tác dụng rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn cũng như loại bỏ các loại nấm gây bệnh. Chúng ta sẽ dùng nước cốt chanh đã được pha loãng bôi lên tóc. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 đến 15 phút rồi xả sạch.
-
Dầu dừa: Đối với bệnh nấm da đầu, sử dụng dầu dừa để massage khoảng 1 đến 2 phút sẽ giúp làm giảm đi tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng nuôi dưỡng tóc rất tốt.
Massage da đầu với dầu dừa có thể làm giảm đi tình trạng ngứa do nấm
-
Tinh dầu tràm: Để chống lại các loại nấm gây bệnh và làm lành vùng da đầu bị tổn thương, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu tràm kết hợp với dầu dừa để ủ tóc. Nếu thực hiện phương pháp này các ngày đều đặn sẽ thấy được hiệu quả rất rõ ràng.
-
Giấm: Giấm pha loãng cùng với nước sẽ tạo ra được một hỗn hợp có tác dụng tẩy đi tế bào chết, giảm gàu và tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc
Nấm da đầu sẽ được điều trị với 2 dạng thuốc, đó là bôi hoặc uống. Thuốc bôi sẽ được sử dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu như không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc uống. Cụ thể là:
-
Thuốc trị nấm da đầu dạng bôi: Loại thuốc này sẽ được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị nấm để làm giảm tình trạng ngứa và loại bỏ đi nấm gây bệnh. Tuy nhiên, rất khó tiếp cận thuốc ở những vùng nấm bị che khuất. Do vậy, chúng ta đôi khi buộc phải loại bỏ hết tóc mới có thể bôi được. Một số loại thuốc dạng bôi là: Clotrimazol. Naftifine hoặc Miconazol,…
Thuốc uống là cách điều trị nấm da đầu triệt để từ phía bên trong
-
Thuốc trị nấm da đầu dạng uống: Đây là cách trị nấm da đầu triệt để từ phía bên trong cơ thể với 2 thuốc phổ biến hiện nay là Terbinafine và Griseofulvin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt,… Lưu ý, khi sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ, cần phải theo dõi liên tục để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.
-
Dùng dầu gội đầu chuyên dùng trị nấm đặc hiệu.
Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã biết được cách trị nấm da đầu triệt để. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những cách trên mà các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đến ngay khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, điều trị. Để đặt lịch khám nhanh nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.