ĐAU THẬN TRÁI NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?

Thận là cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể người cũng như động vật. Thận giữ nhiều chức năng khác nhau điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định huyết áp. Thận trái nằm ở phía hông bên trái, dưới ổ bụng trái, dưới cơ hoành. Vậy đau thận trái có nguy hiểm không? Đau thận trái nguyên nhân là gì? Cùng xem những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

I. Đau thận trái là gì?

Thận là bộ phận không thể thiếu giúp cơ thể thải độc ra bên ngoài. Thận gồm hai quả thận nằm hai bên hông trái và hông phải. Thận trái nằm hông bên trái, dưới cơ hoành. Đau thận trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý về thận hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu bạn đang bị đau thận trái hãy lưu ý đó có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Hãy đi khám và xin tư vấn của bác sĩ để sớm phát hiện và chữa trị bệnh.

đau thận trái nguyên nhân là gì?

Đau thận trái, căn bệnh chứa nhiều nguy hiểm.

II. Đau thận trái thường đi kèm với triệu chứng gì?

Đau thận trái rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường ruột và dạ dày. Nhưng mỗi căn bệnh lại có những dấu hiệu báo động khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng sẽ xuất hiện khi bạn bị đau thận trái:

  • Khi bạn đi tiểu, nước tiểu xuất hiện lớp bọt lại lâu tan, nước tiểu có màu vàng thẫm, mùi khó chịu. Và khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó chịu.
  • Khi bạn bị đau thận trái, sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn, khó ăn, chán ăn.
  • Khi thận trái bị tổn thương, sẽ gây nên những cơn sốt cao cho người bệnh.
  • Những bệnh lý liên quan đến thận trái sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu độc của thận, khiến mặt và tứ chi bị phù nề.
  • Do thận trái nằm dưới ổ bụng trái, nên khi phát bệnh sẽ kèm theo cơn đau đến từ vùng háng trái, hông trái.

III. Vậy bạn có biết đau thận trái nguyên nhân là gì?

Thận trái bị tổn thương có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho rất nhiều bệnh lý. Vậy đau thận trái nguyên nhân là gì? Dưới đây là vài nguyên nhân, bệnh lý gây nên đau thận trái, bạn có thể tham khảo:

1. Đau thận trái là dấu hiệu của bệnh suy thận.

Bệnh suy thận thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng khi phát bệnh có nhiều dấu hiệu nguy hiểm trong đó có đau thận trái. Khi bệnh thận có bắt đầu trở nặng sẽ xảy ra nhiều biến chứng về sức khỏe như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.

Bệnh suy thận khiến khả năng bài tiết chất độc hại cho cơ thể bị ảnh hưởng. Khi chất thải không được thải hết ra ngoài sẽ ứ đọng gây bệnh khác về thận như sỏi thận.

Đau thận trái nguyên nhân là gì?

Đau thận trái có thể là dấu hiệu của suy thận.

2. Bệnh sỏi thận.

Đau thận trái là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh sỏi thận. Khi thận bị tổn thương chất thải sẽ không được đẩy ra ngoài hết mà ứ đọng tạo thành sỏi thận. Những viên sỏi nhiều kích thước khác nhau.

Nếu người bệnh bị sỏi thận sẽ có dấu hiệu những cơn đau quặn thắt từng cơn ở bên hông. Do những viên sỏi cản trở đường lưu thông của nước tiểu khiến thận bị ứ tắc sưng phù nề. Người bị bệnh sỏi thận sẽ có dấu hiệu: Chân tay sưng phù, đi tiểu có bọt, cơ thể mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn, buồn nôn.

Đau thận trái nguyên nhân là gì?

Bệnh sỏi thận là nguyên nhân gây đau thận trái.

3. Các dấu hiệu bệnh đau thắt lưng từ đau thận trái.

Tuy bệnh thắt lưng liên quan đến đau thận trái không nhiều nhưng vẫn tồn tại. Khi thận bị tổn thương, chất độc hại không được đào thải gây ứ đọng. Khi đó sẽ gây nên sự ứ dịch, dẫn đến các cơn đau thắt lưng.

Đau thắt lưng gây nên những cơn đau âm ỉ, khó chịu kéo dài ở thắt lưng trong vài ngày hoặc có thể lâu hơn và trở thành mãn tính. Đau thắt lưng có thể khiến người bệnh khó di chuyển do cơn đau kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.

4. Bệnh cột sống là nguyên nhân đau thận trái.

Sự thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm ở cột sống là một trong nguyên nhân gây nên đau thận trái. Những bệnh về cột sống thường gây những cơn đau buốt, đau thận, đau hông. Nguyên nhân của các bệnh liên quan đến cột sống có thể là do bê vác vật nặng, tuổi tác.

Người bị bệnh đau cột sống có thể giảm cơn đau bằng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi hợp lý.

Đau thận tái nguyên nhân là gì

Thoái hóa cột sống khiến đau thận trái.

IV. Cách chữa cho bệnh nhân bị đau thận trái.

Có rất nhiều cách chữa trị cho chứng đau thận trái. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp điều trị căn bệnh dai dẳng này.

1. Dùng thảo dược.

Từ xa xưa, khi thuốc tây y chưa phổ biến như ngày nay, các thầy thuốc xưa truyền tay nhau rất nhiều bài thuốc thảo dược trị bệnh thận. Trong số đó có bài thuốc từ cây cỏ xước. Theo nhiều nghiên cứu loại cỏ này có tác dụng to lớn với sự bài tiết của thận. Cỏ xước có thể tiêu viêm, lợi tiểu, tránh hình thành sỏi thận, thanh lọc, giải độc cơ thể.

Dùng thuốc từ cỏ xước nên kết hợp với một số loại thảo dược khác để phát huy hiệu tốt nhất như: mã đề, thông, rễ cỏ xước,…Chia làm các thang thuốc sắc uống hàng ngày. Tuy nhiên tùy thuộc cơ địa mỗi người mà thuốc phát huy tác dụng khác nhau.

Đau thận trái nguyên nhân là gì?

Cây cỏ xước – thảo dược chữa đau thận trái.

2. Chế độ ăn uống, hoạt động hợp lý.

Người bị đau thận trái nên kiêng các loại thực phẩm giàu protein như: thịt đỏ, thịt bò, trứng sữa. Vì nó sẽ gây áp lực đào thải nên vùng thận bị tổn thương gây ra những cơn đau. Nên ăn thanh đạm, những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo. Tuyệt đối không ăn quá nhiều muối và mì chính để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh thận.

Kiểm soát lượng nước vào cơ thể. Khi thận bị tổn thương chức năng lọc nước thải độc của thận sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy bệnh nhân nên uống nước đun sôi để nguội các loại nước tốt cho sức khỏe như nước rau luộc, nước quả (cam, quýt).

Người bị đau thận trái nên vận động vừa phải thích hợp để cơ thể nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya. Tránh dùng chất kích thích như rượu, bia thuốc lá khiến thận tổn thương thêm nặng hơn.

V. Cách phòng ngừa chứng đau thận trái.

Để ngăn ngừa bị đau thận trái cũng như các bệnh liên quan bạn cần:

  • Kiểm soát cân nặng bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Chế độ ăn cân bằng lành mạnh với rau củ và hoa quả tươi.
  • Tránh xa những chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá.
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường khả năng lọc rửa của thận.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể và thận của mình có khỏe không.
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, năng động, Vận động hợp lý
  • Không thức khuya.

Trên đây là những chia sẻ về đau thận nguyên nhân là gì? Và cách chữa trị cũng như phòng ngừa hiệu quả chứng đau thận trái. Hi vọng nhưng chia sẻ trên sẽ giúp ích cho tìm ra nguyên nhân cũng như bệnh lý liên quan đến đau thận trái. Nếu bạn đang có những triệu chứng trên nên đi khám ngay để kịp thời chữa trị bệnh. Chúc bạn thành công.