Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về ý nghĩa của đố kỵ và những gì có liên quan tới đố kỵ để giúp chúng ta có thái độ sống tích cực hơn.
Ứng tuyển ngay: Việc làm Xây dựng
1. Giải thích ý nghĩa của đố kỵ là gì?
Đố kỵ là một đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người, xuất hiện từ thời xa xưa, có người cho rằng: chừng nào mà con người vẫn còn có sự so sánh với nhau thì chứng đó sẽ còn sự đố kỵ. Vậy thì, đố kỵ là gì? Đố kỵ có đáng sợ hay không?
Theo dịch nghĩa của từ điển tiếng Việt thì đố kỵ chính là việc con người cảm thấy có sự khó chịu trong lòng với một ai đó, từ đó nảy sinh ra sự ghét bỏ người đó khi thấy người đó có những điểm tốt hơn mình, phát triển hơn mình.
Trong tiếng Anh, đố kỹ được viết là Jealous (/ˈdʒel.əs/), được sử dụng rất phổ biến trong ngôn ngữ nói và xuất hiện trong nhiều chủ đề nghị luận văn chương về vấn đề này. Đố kỵ xuất hiện mọi lúc mọi nơi và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên mệt mỏi bởi những suy nghĩ tiêu cực luôn hiện hữu.
– Đối kỵ trong công sở: Đó chính là lòng ganh ghét của những người đồng nghiệp với nhau khi mà họ thường xuyên so sánh lẫn nhau trong mọi khía cạnh, những người làm trong cùng bộ phận, cùng công ty, cảm thấy ganh ghét khi người khác hơn mình về vị trí, về mức lương hay về sự ưu ái của mọi người.
Đố kỵ nơi công sở sẽ gây ra những hậu quả không tốt đẹp, tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh, thiếu tính chuyên nghiệp và khó có thể phát triển ổn định. Để có thể hiểu rõ hơn về tính đố kỵ của con người thì chúng ta hãy cùng khám phá ngay những nguyên nhân, biểu hiện của lòng đố kỵ diễn ra trong mọi khía cạnh của đời sống ở những thông tin tiếp theo.
2. Lý giải nguyên nhân của tính đố kỵ
Trong cuộc sống, rất nhiều người luôn có thái độ đố kỵ với người khác, nhất là những người giỏi giang, có nhiều cơ hội phát triển hơn. Những người có tính đố kỵ sẽ không chấp nhận người khác có tài năng, không công nhận những kết quả mà người khác đã đạt được.
Thế nhưng, những người đố kỵ thường có xu hướng đố kỵ ngầm, thay vì họ có những thái độ gay gắt rõ ràng, đối đầu một cách công khai thì họ lại càng tỏ ra thân thiện hơn và bên trong thì lại tìm cách để hạ gục người giỏi hơn họ. Tất nhiều là vẫn sẽ có những trường hợp đố kỵ công khai.
Để đi tìm câu trả lời cho lòng đó kỵ của con người, timviec365.com chia sẻ những thông tin chi tiết bên dưới, đồng thời khi đã xác định những nguyên nhân gây ra đố kỵ thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng để có các phương án giải quyết vấn đề, khắc phục và hạn chế tính độ kỵ trong lòng của chính mình và người khác.
Tuyển dụng: Việc làm Kế toán
2.1. Luôn so sánh
Một nguyên nhân hàng đầu tạo ra lòng đố kỵ ở con người đó chính là sự “so sánh”. So sánh xảy ra rất nhiều ở các đối tượng khác nhau, có những người bị người khác đem ra so sánh với đối tượng giỏi hơn, có những người lại tự so sánh bản thân mình với người khác.
Chẳng hạn như các bậc cha mẹ thường so sánh con mình với con nhà người ta, rằng con nhà người ta ngoan ngoãn, giỏi giang, còn con nhà mình thì thế này thế nọ, chỉ đưa vào đầu con mình những tiêu cực, những sự tồi tệ.
Hoặc trong công sở, bản thân một ai đó khi thấy người khác giỏi hơn, được cấp trên trọng dụng hơn thì sinh ra sự ganh ghét và đố kỵ với người đó.
Với những trường hợp bị đem ra để so sánh, lúc đầu người bị so sánh sẽ có thái độ rất khó chịu, nản và chán ghét, sau đó chuyển dần thành sự buồn bực, oán trách, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thường xuyên thì sự hờn trách ấy phát triển dần thành phẫn uất, căm ghét đối với người được so sánh.
Như vậy, những người này khi đã không kiểm soát được thái độ và cảm xúc của mình thì họ sẽ có những hành động tiêu cực để tìm mọi cách phá vỡ đi hình tượng, hạnh phúc của người được so sánh, luôn phẫn uất về sự tồn tại của người đó trong cuộc đời của mình.
Đọc thêm: Leader là gì? Công thức tạo ra người thủ lĩnh
2.2. Thiếu tự tin vào bản thân
Một nguyên nhân khác dẫn tới lòng đố kỵ trong con người đó là sự thiếu tự tin, cảm giác mặc cảm và sử dụng thái độ tự tin trước mọi tình huống, Nhưng cùng với đó lại có cả sự tự cao và tự ái cao. Chính bởi tính cách và lối sống có phần biệt lập, không giao tiếp với mọi người xung quanh, đồng thời lại thêm cả thói quen trách móc, chỉ trích người khác thì sẽ khiến cho lòng đố kỵ dâng cao hơn.
Những người thường sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm cũng sẽ rơi vào tình trạng đố kỵ, họ thiếu tự tin vào hạnh phúc của bản thân, cho rằng bản thân không được yêu thương nhưng khi thấy người khác được yêu thương thì lại nảy sinh sự đố kỵ, luôn nghĩ rằng người đó không xứng đáng nhận được tình yêu thương.
Những người thường hay thất bại trong cuộc sống, trong các mối liên hệ xung quanh thì sẽ nảy sinh lòng đố kỵ với những người có nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Những người này không ý thức được về các hiện tượng diễn ra xung quanh. Chính vì thế mà có sự mù quáng, thiếu suy xét, thiếu bình tĩnh, luôn cảm thấy cuộc đời bất công với chính mình.
Như thế, dù đố kỵ được biểu hiện ít hay nhiều thì tính đố kỵ sẽ đều có ở trong mỗi người, xuất hiện lúc này lúc khác hoặc là xuất hiện thường xuyên, xuất hiện với đối tượng khác nhau. Bằng cách nào đó, chúng ta sẽ nhận ra được sự đố kỵ từ bản thân mình hoặc từ người khác dành cho mình, hoặc là chứng kiến người khác đang đố kỵ với một ai đó.
Vậy thì, để nhận biết được sự đố kỵ trong cuộc sống thì chúng ta sẽ nhận diện như thế nào? Hãy khám phá ở phần tiếp theo nhé.
3. Những biểu hiện của sự đố kỵ
3.1. Không công nhận thành công của người khác
Rất nhiều người khi thấy người khác thành công thì ngay lập tức họ sẽ cho rằng, thành công ấy là nhờ họ tạo ra nên người kia mới có thể có được tiếng thành công như vậy. Sự xuất hiện của một ai đó có thể khiến cho những người khác bị lu mờ, điều này sẽ gây ra những ghen ghét ngầm trong lòng và người có tính độ kỵ sẽ luôn cho là nhờ họ mà người kia mới nhận được sự ưu ái của cấp trên, nếu không có họ hướng dẫn thì sẽ không thể nào mà thành công được.
3.2. Dùng thủ đoạn để cạnh tranh
Trong môi trường làm việc thì cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để công việc phát triển, thế nhưng nhiều người trong quá trình cạnh tranh mà thấy đối phương giỏi hơn mình và có nhiều cơ hội hơn mình thì lại sinh ra lòng đố kỵ.
Nhiều người khi cạnh tranh lại thường sử dụng thủ đoạn để giành mọi chiến thắng về phía mình, đối với họ thì cuộc sống của họ luôn là một trận chiếu cần phải chiến đấu và bằng mọi cách cần phải chiến thắng.
Tuyển dụng việc làm
4. Tác hại của đố kỵ
Đố kỵ không mang đến thành công cho bất cứ ai, khi bạn đố kỵ với một ai đó, buông những lời rèn pha, lôi kéo đồng bọn để nói xấu, chân chọc một ai để hạ thấp danh dự và sự uy tín của người khác thì bản thân bạn cũng không được ca ngợi thêm, bạn cũng không thể trở nên giàu có hơn, điều mà bạn nhận được chỉ có thể là thỏa mãn thói ích kỷ nhất thời của bản thân bạn mà thôi.
Những người có tính đố kỵ và hành động để thỏa mãn sự đố kỵ trong bản thân sẽ đều có sự ảnh hưởng tới cuộc sống, khiến cho bản thân có những hành vi dại dột, bồng bột thiếu suy nghĩ, đồng thời những hành động và thái độ đó cũng sẽ dần gặm nhấm đi phần nào về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bởi vì, phần lớn thời gian của họ đã dành cho sự soi mói, ganh ghét, nghĩ cách làm hại người khác mà không có thời gian để cảm nhận những niềm vui, không có thời gian để hưởng thụ những điều tuyệt vời của cuộc sống này.
Không chỉ vậy, sự đố kỵ trong mỗi người sẽ làm mất đi những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, là rào cản để cản trở sự phát triển, không nhận được sự kính trọng của mọi người.
Như thế, đố kỵ là gì? Đố kỵ chính con con dao có hai lưỡi khiến cho cuộc sống của chúng ta càng trở nên tồi tệ hơn. Để có thể duy trì được cuộc sống một cách tốt đẹp thì hãy học cách để sống lành mạnh, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn thay vì tạo ra những kẻ thù cho chính mình.
Mẫu CV xin việc