Động từ là gì lớp 4? Cho ví dụ và cách sử dụng động từ đúng cách

Động từ là loại từ được sử dụng phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt và trong đời sống hằng ngày. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu động từ là gì và cách sử dụng chính xác trong bài viết sau đây nhé!

Động từ là gì?

Động từ là từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người và các sự vật, hiện tượng khác.

Động từ là từ chỉ hành động, trạng thái
Động từ là từ chỉ hành động, trạng thái

Ví dụ: Động từ là các từ được bôi đen và gạch chân trong đoạn thơ sau đây:

“Sắp mưa

Sắp mưa

Những con mối

Bay ra

Mối trẻ

Bay cao

Mối già

Bay thấp

Gà con

Rối rít tìm nơi

Ẩn nấp

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường…”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

Khả năng kết hợp của động từ

Động từ có thể kết hợp với tính từ, danh từ để tạo ra các cụm động từ. Ví dụ: chạy (động từ) nhanh lên (tính từ), đánh (động từ) trận (danh từ),…

Động từ có thể kết hợp với phó từ (đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn, không, chưa, chẳng). Ngoài ra, động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đi, đừng, chớ) để tạo thành các câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến.

Ví dụ: không nói nhiều, đừng hát nữa, chớ làm càn, đã hoàn thành, chưa làm xong…

Chức năng của động từ

Chức năng chính của động từ (hoặc cụm động từ) là làm vị ngữ trong câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.

Ví dụ:

Mặt trời đang lên.

Cô bé bị vấp ngã trên bậc cầu thang.

Bên cạnh đó, động từ (cụm động từ) còn có thể đóng vai trò các thành phần khác trong câu như: chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

Ví dụ:

  • Động từ làm chủ ngữ: Làm việc là vinh quang.
  • Động từ (cụm động từ) làm định ngữ: Con diều đang bay qua mái nhà tôi.
  • Động từ (cụm động từ) làm trạng ngữ: Làm như thế, tôi thấy không ổn chút nào.

Phân loại động từ

Dựa theo đặc điểm, động từ được chia làm 2 loại chính là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Ngoài ra, còn có thể chia thành nội động từ và ngoại động từ.

Động từ chỉ hoạt động

Là loại động từ dùng để chỉ các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: đi, đứng, chạy, nhảy, hát, ca, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi…

Động từ chỉ hoạt động
Động từ chỉ hoạt động

Động từ chỉ trạng thái

Là loại động từ dùng để chỉ các trạng thái tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: vui, buồn, yêu, ghét, hờn, giận…

Động từ chỉ trạng thái tình cảm, cảm xúc
Động từ chỉ trạng thái tình cảm, cảm xúc

Trong động từ chỉ trạng thái, chúng ta có thể chia thành các loại nhỏ hơn như:

  • Động từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại: là loại động từ thể hiện sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan như: còn, có, hết…

Ví dụ:

Tôi có việc phải đi trước nhé.

Con đường tương lai còn rất nhiều chông gai, thử thách.

  • Động từ chỉ trạng thái biến hóa như: biến thành, hóa thành, hóa, thành, sinh ra, hóa ra, trở nên, trở thành,…

Ví dụ:

Cô bé ngày nào đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp nhất làng.

Con người trở nên xấu xa khi lòng tham, dục vọng nổi lên.

  • Động từ chỉ ý chí như: toan, định, nỡ, dám, quyết,…

Ví dụ:

Cậu ta quyết không từ bỏ ý định dù bị mọi người ngăn cản.

Người mẹ không nỡ nhìn thấy con gái mình phải chịu khổ.

  • Động từ chỉ sự cần thiết như: cần, nên, phi,…

Ví dụ:

Học sinh nên chăm chỉ học hành và rèn luyện đạo đức.

Tôi cần bản báo cáo này vào sáng ngày mai.

  • Động từ chỉ nguyện vọng, mong muốn như: mong, muốn, ước,…

Ví dụ:

Tôi ước được một lần bay vào vũ trụ để khám phá.

Cô ấy mong muốn được tiếp tục sự nghiệp học hành còn dang dở.

  • Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng như: bị, được, phải, mắc…

Ví dụ:

Cô ấy bị ốm sốt sau khi đi mưa về.

Cậu bé được điểm 10 môn Toán.

  • Động từ chỉ trạng thái so sánh như: là, bằng, không bằng, chẳng bằng, hơn, thua….

Ví dụ:

Lan Anh là học sinh giỏi nhất trong lớp.

Mười lời nói hay không bằng một hành động giúp đỡ thiết thực.

Nội động từ

Là loại động từ hướng vào người làm chủ hoạt động như: ăn, chơi, ngồi, đi, đứng, nằm,… Nội động từ cần phải kết hợp với quan hệ từ để bổ nghĩa cho đối tượng.

Ví dụ: Năm nay tôi đã mua một chiếc ô tô mới toanh.

Nội động từ hướng vào người làm chủ hoạt động
Nội động từ hướng vào người làm chủ hoạt động

Ngoại động từ

Là loại động từ hướng đến người, vật khác như: xây, cắt, đập, phá,… Ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà vẫn có thể bổ nghĩa cho đối tượng trực tiếp.

Ví dụ: Mọi người trong làng đều yêu quý cô ấy.

Ngoại động từ hướng đến đối tượng khác
Ngoại động từ hướng đến đối tượng khác

Cụm động từ là gì?

Là cụm từ được tạo thành với động từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau.

Cụm động từ có chức năng tương tự như động từ, đóng vai trò chính là vị ngữ hoặc chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ trong câu.

Cấu tạo chung của cụm động từ bao gồm: Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau

Phụ trước Trung tâm Phụ sau

  • Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ..)
  • Các từ chỉ sự tiếp diễn (vẫn, cứ, còn, cùng,…)
  • Các từ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…)
  • Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định (không, chưa, chẳng, có,…)

Các động từ

  • Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)
  • Các từ chỉ hướng (lên, xuống, thẳng, ra…)
  • Các từ chỉ địa điểm
  • Các từ chỉ thời gian
  • Các từ chỉ nguyên nhân, mục đích
  • Các từ chỉ phương tiện
  • Các từ chỉ cách thức hành động
  • Trên đây là dạng đầy đủ của cụm động từ, tuy nhiên, cụm động từ có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau.
  • Phụ ngữ cho động từ có thể đứng trước, đứng sau hoặc có vị trí tự do đứng trước hay đứng sau đều được.

Ví dụ:

  • Các phụ ngữ chuyên đứng trước (phụ trước) của động từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn,…
  • Các phụ ngữ chuyên đứng sau (phụ sau) của động từ: chi tiết về đối tượng như danh từ, tính từ.
  • Các phụ ngữ của động từ có vị trí tự do: chạy vội vã => vội vã chạy; đi thong thả => thong thả đi,…

Trên đây là khái niệm động từ là gì và tổng hợp kiến thức liên quan. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết các bạn đã hiểu sâu và biết cách vận dụng động từ chính xác trong các bài tập!