Giáo viên là công chức hay viên chức?

Công chức, viên chức là gì? Giáo viên là công chức hay viên chức? Giáo viên dạy hợp đồng có thuộc viên chức hay không? Nếu bạn cũng đang có cùng những thắc mắc nêu trên thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi. Chúng tôi sẽ lý giải từ A – Z để giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về vấn đề này!

Giải đáp câu hỏi giáo viên là công chức hay viên chức?

Công chức, viên chức là gì? 

Căn cứ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019:

Công chức là người Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong bộ máy nhà nước. Họ làm việc tại các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, công chức cũng có thể được tìm thấy trong các cơ quan thuộc Quân đội nhân dân (không bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng) và Công an nhân dân (không bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Điểm chung của tất cả các vị trí công chức là họ đều được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định: 

Viên chức là người Việt Nam được tuyển dụng vào các vị trí việc làm cụ thể tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Họ làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị. Việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Khái niệm công chức, viên chức

Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn thì công chức, viên chức được hiểu như sau:

  • Công chức: 

    • Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí đang làm việc;

    • Có trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

  • Viên chức:

    • Là người Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các đơn vị công lập;

    • Chế độ làm việc theo hợp đồng;

    • Lương được hưởng từ quỹ lương của đơn vị công lập.

>>> Xem ngay: Chương trình học nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tại Liên Việt Education

Giải đáp: “Giáo viên, giảng viên đại học là công chức hay viên chức?”

Giáo viên, giảng viên đại học thuộc công chức hay viên chức?

Giảng viên, giáo viên là công chức hay viên chức? Nếu giáo viên, giảng viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học là đơn vị sự nghiệp công lập và làm việc theo chế độ hợp đồng chính là viên chức.

Còn nếu giáo viên, giảng viên là người thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (tức giáo viên, giảng viên hợp đồng) thì không được gọi là viên chức. Xét về quan hệ lao động ở đây gồm có:

  • Người lao động (tức giáo viên, giảng viên) 

  • Người sử dụng lao động (tức cơ sở giáo dục) 

Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động chứ không thuộc trường hợp Luật Viên chức được điều chỉnh. Chính vì vậy, trong trường hợp này, giáo viên, giảng viên không thuộc viên chức mà chỉ là người lao động của các cơ sở giáo dục. 

Quyền & nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên là viên chức

Song song với việc tìm hiểu giảng viên, giáo viên là công chức hay viên chức thì quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên là viên chức cũng được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể về quyền và và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên là viên chức như sau:

Quyền của giáo viên, giảng viên là viên chức

Những quyền lợi mà giáo viên, giảng viên được hưởng khi là viên chức

Giáo viên, giảng viên là viên chức sẽ có những quyền như sau:

  • Được pháp luật bảo vệ về nhân phẩm và danh dự, được tôn trọng;

  • Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,…;

  • Được đảm bảo về các trang, thiết bị cũng như điều kiện làm việc;

  • Được cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến công việc;

  • Được chủ động trong việc quyết định các vấn đề chuyên môn liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

  • Được quyền từ chối công việc, nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật;

  • Được hợp đồng thỉnh giảng & nghiên cứu khoa học;

  • Được nghỉ hè cùng nhiều ngày nghỉ khác theo quy định của Nhà nước;

  • Được trả lương đầy đủ, tương xứng với vị trí đang làm việc, chức danh nghề nghiệp;

  • Được hưởng phụ cấp và nhiều chính sách ưu đãi nếu đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,…

  • Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí theo quy định của pháp luật và đơn vị sự nghiệp đang công tác;

  • Được hưởng tiền thưởng, tiền xét tăng lương theo quy định của pháp luật;

  • Được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ thành một lần với các giáo viên, giảng viên là viên chức làm việc tại vùng sâu, vùng xa;

  • Được phép hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian trong hợp đồng làm việc;

  • Được ký hợp đồng thời vụ với các cơ quan, đơn vị khác nhưng giáo viên, giảng viên cần hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị nơi mình đang làm việc;

  • Được khen thưởng, tôn vinh và được tham gia các hoạt động kinh tế xã hội;

  • Được tạo điều kiện hoạt động nghề nghiệp ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 

Nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên là viên chức

Những nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên là viên chức cần thực hiện

Bên cạnh những quyền lợi được hưởng thì giáo viên, giảng viên là viên chức cần thực hiện những nghĩa vụ như sau:

  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra;

  • Có nếp sống trung thực, lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong các hoạt động giáo dục;

  • Thực hiện đúng các nội quy, quy chế của đơn vị đang công tác;

  • Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn của công, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài sản được giao;

  • Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, thực hiện đúng quy tắc chuẩn mực ứng xử của nhà giáo;

  • Giảng dạy, giáo dục theo đúng mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục;

  • Thực hiện gương mẫu nghĩa vụ công dân, điều lệ và quy tắc ứng xử của nhà giáo;

  • Giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo; đối xử công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học tập;

  • Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về vấn đề giáo viên là công chức hay viên chức

Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến vấn đề giáo viên là công chức hay viên chức đã được chúng tôi chọn lọc và giải đáp chi tiết như sau:

Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức hay không?

Giáo viên dạy hợp đồng không thuộc viên chức

Câu trả lời là không, giáo viên dạy hợp đồng không phải là viên chức. 

Để trở thành viên chức thì cần phải dựa vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghiệp của đơn vị sự nghiệp đang công tác. Chưa hết, việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua quá trình thi và xét tuyển. 

Từ 01/7/2020, Hiệu trưởng không còn là công chức, đúng hay sai?

Đúng. Theo luật sửa đổi mới kể từ ngày 01/7/2020 thì hiệu trưởng không còn là công chức mà là viên chức quản lý, có thẩm quyền giữ chức vụ quản lý trường học. Đây được xem là đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục. 

Chắc hẳn qua bài viết, các bạn đã nắm được giáo viên là công chức hay viên chức rồi đúng không nào? Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn đừng ngần ngại comment xuống dưới để được chuyên viên của chúng tôi giải đáp nhé!

Ngoài ra bạn cũng có thể ghé thăm website của Liên Việt Education tại địa chỉ https://lienviet.edu.vn/ để tìm hiểu thêm các thông tin về công chức viên chức nhà nước, chứng chỉ công nhân viên chức liên quan.