3.1 Đến não bộ
Ảnh hưởng ngắn hạn
Khi hút cần sa, THC nhanh chóng di chuyển từ phổi vào máu, mang hóa chất đến não và các cơ quan khác trên khắp cơ thể. THC hoạt động trên các thụ thể tế bào não thường phản ứng với các hóa chất giống như THC trong tự nhiên, đây là chất tự nhiên này đóng một vai trò trong sự phát triển và chức năng não bình thường. Cần sa kích hoạt quá đà các phần của bộ não có chứa số lượng lớn nhất của các thụ thể này, dẫn đến triệu chứng “phê” ở người sử dụng như:
- Các giác quan bị thay đổi (ví dụ, nhìn thấy màu sáng hơn)
- Thay đổi nhận thức về thời gian
- Thay đổi tâm trạng
- Vận động suy yếu
- Khó khăn với suy nghĩ và giải quyết vấn đề
- Suy giảm trí nhớ
- Ảo giác (khi dùng liều cao)
- Ảo tưởng (khi dùng liều cao)
- Rối loạn tâm thần (nguy cơ cao nhất khi sử dụng cần sa có tác dụng mạnh)
Ảnh hưởng dài hạn
Cần sa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Khi người bắt đầu sử dụng cần sa khi còn là thanh thiếu niên, thuốc có thể làm suy giảm chức năng suy nghĩ, trí nhớ, học tập và ảnh hưởng đến cách não bộ xây dựng các kết nối giữa các khu vực não với nhau. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tác dụng của cần sa kéo dài bao lâu và các thay đổi có diễn ra vĩnh viễn hay không.
3.2 Đến sức khỏe thể chất
- Vấn đề về đường hô hấp. Khói cần sa kích thích phổi của những người hút cần sa thường xuyên có thể có vấn đề về hô hấp tương tự như những người hút thuốc lá. Những vấn đề này bao gồm ho và khạc đờm hàng ngày, dễ mắc các bệnh phổi và nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn ở những người hút cần sa.
- Tăng nhịp tim. Cần sa làm tăng nhịp tim trong 3 giờ sau khi hút thuốc dẫn đến làm tăng nguy cơ bị đau tim. Người già và những người có vấn đề về tim có thể có nguy cơ cao hơn.
- Vấn đề với sự phát triển của trẻ trong và sau khi sinh. Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng cần sa trong thai kỳ có liên quan có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về não và hành vi ở trẻ sơ sinh do thuốc có thể ảnh hưởng đến một số phần não đang phát triển của thai nhi.
Trẻ tiếp xúc với cần sa trong bụng mẹ có nguy cơ mắc các vấn đề về sự chú ý, trí nhớ và giải quyết vấn đề so với trẻ không bị phơi nhiễm. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng lượng THC được bài tiết vào sữa mẹ, khi mẹ hút cần sa mỗi ngày và trẻ được bú sữa mẹ từ các bà mẹ này thì THC được truyền cho trẻ có thể đạt đến lượng ảnh hưởng đến não bộ đang phát triển của trẻ.
Buồn nôn và nôn dữ dội. Sử dụng cần sa thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến một số người phát triển Hội chứng Hyperemesis Cannabinoid, khiến người dùng buồn nôn, nôn và mất nước thường xuyên, đôi khi cần phải vào viện để điều trị.