Top 6 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022 – HoaTieu.vn

Top 6 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022, bao gồm 6 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.

Đề thi cuối học kì II lớp 3 môn Tiếng Việt bao gồm đề thi có kèm theo cả ma trận và đáp án tham khảo để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất kết thúc HK2. Đề được thiết kế phù hợp với chương trình môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3, phù hợp với năng lực của học sinh tiểu học. Mời các em tham khảo nhầm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Tiếng việt 3 năm 2021-2022

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản:– Xác định được hình ảnh, nhân vật, sự việc trong bài đọc.- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học.- Nhận xét, giải thích được hình ảnh, chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.- Biết liên hệ những điều đã đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

4

2

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,3,4

5,6

Số điểm

1

1

1

1

2

2

Kiến thức Tiếng Việt– Tìm được một số từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, chỉ tình cảm…- Hiểu được cấu trúc câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?- Trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?- Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.- Nhận biết về phép nhân hóa.- Hiểu được một số từ ngữ về mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: Bầu trời và mặt đất, Tổ quốc và Sáng tạo….

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

7

8

9

7

8,9

Số điểm

0,5

0,5

1

0,5

1,5

Tổng số câu

Số câu

2

3

1

2

1

5

4

Tổng số điểm

Số điểm

1

1,5

0,5

2

1

2,5

3,5

2. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1

Môn Tiếng Việt – Lớp 3

(Thời gian 70 phút – Không kể thời gian giao đề)

I. Kiểm tra đọc

A. Đọc to: (4 điểm)

GV tự kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến 33 tại lớp. Đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi liên quan.

B. Đọc hiểu: (6 điểm – 30 phút)

Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)

A. Vùng thành phố náo nhiệt.

B. Vùng nông thôn trù phú.

C. Vùng biển thơ mộng.

Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.

B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.

C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)

A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)

A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.

B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.

C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)

A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học

B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh

C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu

Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)

A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.

B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.

C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.

Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “ Thời gian dần trôi , Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Như thế nào?

Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói…. “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3)

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)

II. Kiểm tra viết

A. Chính tả: (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

B. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

  • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm

2. Đọc hiểu – LTVC (6 ĐIỂM)

Câu

Đáp án

Mức – Điểm

1

B

M1 – 0,5

2

C

M2 – 0,5

3

A

M3 – 0,5

4

C

M4 – 0,5

5

C

M3 – 0,5

6

B

M2 – 0,5

7

Học sinh đặt được câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối

M4- 1

8

A

M2 – 0,5

9

C

M3 – 0,5

10

Đêm tối, thành phố như thế nào?

M3 – 1

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (4 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Đúng tốc, đúng chính tả: 2,5 điểm

– Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm

– Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Yêu cầu:

  • Đảm bảo từ 7 đến 10 câu
  • Rõ bố cục 3 phần, đúng nội dung kể về một trận thi đấu thể thao
  • 5 – 6 điểm: Đủ bố cục gồm 3 phần, đúng nội dung. Diễn đạt mạch lạc. Thể hiện được cảm xúc của người viết. Không mắc lõi sai về dùng từ, diễn đạt.
  • 2 – 4 điểm: Kém thang điểm 4 – 5 điểm về thể hiện cảm xúc hoặc mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
  • Dưới 2 điểm: Đảm bảo yêu cầu, chọn lọc chi tiết còn sơ sài, lỗi điển hình về dùng từ, đạt câu…..
  • Tùy mức độ trừ điểm từ 0,5 đến 5 điểm
  • Lạc đề cho 1 điểm
  • 2 bài giống nhau hoàn toàn, không cho điểm.

Bài mẫu:

Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi.

Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định.

Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam.

3. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

– Tên bạn là gì?

– Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

3.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Câu 6: Gợi ý:

Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

Câu 7:

Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 8:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9:

– Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

– Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

– Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

(Sưu tầm)

4. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?

Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?

● Em đã làm việc tốt đó như thế nào?

● Kết quả của công việc đó ra sao?

● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu12345Đáp ánCACDBĐiểm(0,5 điểm)(0,5 điểm)(0,5 điểm)(0,5 điểm)(1 điểm)

Câu 6:

– HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm

(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)

– Ví dụ:

Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…

Câu 7: A: (0,5 điểm)

Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)

Câu 9: (1,0 điểm)

– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

+ Viết đủ bài: 1 điểm

+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

– Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kĩ năng: 3 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.

5. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

5.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu12345Đáp ánacccaĐiểm0, 5 điểm0, 5 điểm0, 5 điểm0, 5 điểm1 điểm

Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? (1 điểm)

Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?

(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm)

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.

* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (5 điểm)

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm.

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.

6. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai – làm gì?

B. Ai – thế nào?

C. Ai – là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

– Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

6.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu123456Đáp ánCBAACB

Câu 7:

VD: Chú Cún con rất thông minh. (1đ)

Câu 8:

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè……………………… (1đ)

Câu 9:

Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)

Vịt con đáp:

– Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi

– Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng . (4 điểm)

– Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.

– Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 7 đến 9 câu.

– Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)

– Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm)

Nêu được cảm xúc, tâm trạng ,mong muốn của mình về ngày hội đó. (1 điểm).

7. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 6

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?

a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.

b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.

c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.

Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?

a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.

b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.

c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.

Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?

a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.

b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.

c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.

d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?

a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.

b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.

c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.

Câu 5: Qua câu chuyện “Bản xô-nát Ánh trăng”, em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng “sĩ” để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.

a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:…

b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là

c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ….

d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:…

Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?

kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?

đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng.

7.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 6

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. ĐỌC HIỂU

Câu1234Đáp ánaba,b,dc

Câu 5:

Bài tham khảo số 1:

Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái.

Bài tham khảo số 2:

“Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất”. Bản nhạc chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc với cô gái mù say mê âm nhạc. Vì nỗi lòng khát khao được nghe đàn của cô – một cô gái nghèo khó, có số phận bất hạnh – mà những nốt nhạc của Bét-tô-ven được cất lên. Nó lấp lánh, kì diệu đầy tình yêu thương. Âm thanh dạt dào xoa dịu tâm hồn bất hạnh và làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Bét-tô-ven quả là một nghệ sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái.

(Theo Trần Thị Trường)

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1:

a) thi sĩ ;

b) hoạ sĩ ;

c) ca sĩ ;

d) nghệ sĩ.

Câu 2:

Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3:

Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4:

– Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:

“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng.

Trên đây là Top 6 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022 mới nhất dành cho các em học sinh lớp 3 ôn tập, chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì 2. Các đề thi được chúng tôi lựa chọn kĩ càng, phù hợp với năng lực học sinh lớp 3, bao gồm luôn đáp án để các em học sinh so sánh kết quả ngay sau khi giải đề xong.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.