Cứ mỗi khi thời tiết chuẩn bị chuyển mùa (thường là vào tháng 3 – tháng 5 âm lịch) tình trạng kiến cánh, côn trùng bay vào nhà tăng lên đáng kể. Học ngay mẹo vặt đuổi chúng đi ra khỏi nhà ngay nhé!
1 Kiến cánh và mối cánh có gây hại không?
Kiến cánh và mối cánh chính là những kẻ thù tồi tệ nhất trong ngôi nhà của bạn. Một số loài kiến cánh còn có nọc độc, nếu bị đốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe càng nguy hiểm hơn. Kiến cánh cũng có khả năng len lỏi qua mọi ngóc ngách trong nhà.
Ngoài ra mối cánh sẽ thực sự trở thành vấn đề khi chúng tìm ra nơi ở mới. Mối sẽ ăn hết những cấu trúc bên trong, và làm gãy sự liên kết của gỗ tạo ra các khoảng trống.
Một thời gian sau nếu vẫn để tình trạng tiếp diễn, chúng sẽ lớn dần và thiệt hại sẽ nặng nề hơn. Chi phí khắc phục và sửa chữa sẽ tăng lên gấp hai, gấp ba lần. Do đó, một khi loài côn trùng này đã bắt đầu xâm nhập vào nhà bạn rồi thì bạn phải nên tiêu diệt chúng liền ngay khi chúng mới lập tổ.
Kiến cánh và mối cánh chính là những kẻ thù tồi tệ nhất trong ngôi nhà của bạn
2 Cách nhận biết kiến cánh và mối cánh
Vẻ bề ngoài của kiến cánh và mối cánh có nhiều điểm tương đồng nhau, nếu không phân biệt được sẽ rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn chúng từ trên cao, bạn có thể phát hiện ra được là loài côn trùng nào qua cách nhận biết sau:
- Râu: Râu của kiến cánh luôn cong ở giữa giống như khuỷu tay trên cơ thể con người. Ngược lại mối lại có râu thẳng và dài khi không chạm tới.
- Độ dài của cánh: Kiến cánh thường có phần cánh phía trước lớn và to hơn phần cánh phía sau. Trong khi cánh của mối lại nằm đối xứng và có kích thước gần như bằng nhau.
- Hình dáng eo: Mối lại có vóc dáng cơ thể hình hộp gần như là một đường ống, từ đầu tới cuối. Trong khi đó kiến cánh có vòng eo rất nhỏ, ngăn cách rõ ràng giữa phần ngực và phần bụng. Hai bộ phận này của chúng gần như được kết nối bằng một sợi dây nhỏ.
Nhận biết kiến cánh và mối cánh
3 5 cách diệt gọn kiến cánh, mối cánh bay vào nhà
Xác định tổ của kiến cánh, mối cánh
Đầu tiên cần xác định kiến cánh đã ở trong nhà hay bay từ ngoài vào. Dựa vào các biểu hiện như có hiện tượng đắp đất ở một số nơi hay mối phá hoại các vật dụng, từ đó có thể kết luận đang có mối cánh trong nhà.
Nếu chúng không làm ổ trong nhà mà chỉ bay từ bên ngoài vào nên áp dụng ngay những cách đuổi kiến dưới đây để đuổi chúng thật hiệu quả nhé.
Xác định tổ của kiến cánh, mối cánh
Tắt đèn điện để hạn chế mối, kiến cánh vào nhà
Trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 11 giờ đêm kiến cánh và mối cánh thường “tấn công” nhà nhiều nhất khi nhà bật nhiều đèn điện. Bởi vậy nếu phát hiện chúng, ta nên tắt điện chiếu sáng và dùng quạt để đuổi chúng đi.
Có thể treo một ngọt đèn trên một chậu nước ở ngoài để thu hút kiến cánh bám vào đèn rớt xuống chậu và chết ngay trong chậu.
Sử dụng bình xịt diệt côn trùng
Đây được xem là cách nhanh gọn tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Mỗi khi có côn trùng thì xịt xung quanh để tiêu diệt chúng nhanh chóng.
Sử dụng bình xịt diệt côn trùng
Đóng các cửa trong nhà
Nếu trời đang mưa, bạn nên đóng hết các cửa để tránh kiến, mối bay vào nhà.
Tự chế dung dịch diệt kiến bằng tinh dầu bạc hà, xà phòng và nước.
Bạn có thể tự chế dung dịch diệt kiến cánh hay mối bằng cách pha 1 phần xà phòng lỏng và hai phần nước cho vào bình xịt, cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà là hoàn tất. Cách này vừa tiện dụng vừa an toàn nhé.
Tự chế dung dịch diệt kiến bằng tinh dầu bạc hà, xà phòng và nước.
Chỉ với các mẹo thật tiện dụng mà lại tiết kiệm như vậy thì ngại gì không thử phải không ạ? Comment thành quả cho mình biết với nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
Bách hóa XANH