Ước chung và bội chung – Bài tập và lời giải hay Đại số lớp 6 – i Toán

Hôm trước khi ta học phần bài tập ước và bội, các bạn đã nắm chắc cách tìm ước và bội của các số rồi đúng không nhỉ. Ngày hôm nay sẽ là một phần nâng cao hơn một chút là Ước chung và Bội chung. Cách làm bài khá tương tự như tìm ước và bội nên các em hãy cố gắng học kỹ bài học hôm trước rồi mới học bài này nhé! Chúc các em thành công.

Mục tiêu bài học: Ước chung và bội chung

Sau bài học hôm nay, chúng ta cùng quyết tâm đạt được các mục tiêu sau đây nhé!

  • Hiểu các ví dụ và đưa ra kết luận cuối bài: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
  • Các bài tập vận dụng thường gặp trong dạng bài về ước chung và bội chung.

Lý thuyết cần nhớ bài Ước chung và bội chung

Nào! Hãy cùng cô đến với phần lý thuyết của bài học, chú ý tìm hiểu thật kỹ nha!

1. Ước chung

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

Kí hiệu:

Ước chung và bội chung

Ví dụ: Các số 1 và 2 vừa là ước của 4, vừa là ước của 6.

⇒ 1 và 2 được gọi là các ước chung của 4 và 6.

Vậy ƯC(4,6)={1,2}

Ước chung và bội chung

2. Bội chung

Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.

Kí hiệu:

x∈BC(a,b) nếu x⋮a và x⋮b

Ví dụ: Các số 0;12;24;… vừa là bội của 4, vừa là bội của 6

⇒ Chúng được gọi là các bội chung của 4 và 6.

Vậy BC(4,6)={0;12;24;…}.

3. Lưu ý

Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

Kí hiệu: Giao của tập hợp A và tập hợp B kí hiệu là A ∩ B.

Ước chung và bội chung

Có thể hiểu:

+ Ư(a)∩Ư(b)=ƯC(a,b)

+ B(a)∩B(b)=BC(a,b)

Ví dụ: ƯC(4,6)=1,2=Ư(4)∩Ư(6).

Cùng với phần lý thuyết cho cho sẵn ở trên, các em cũng có thể học kèm với video giảng dạy chi tiết của cô giáo Yên Bình dưới đây nha.

Bài tập SGK Ước chung và bội chung

Bài tập SGK rất sát với kiến thức bài giảng, vậy nên cô và các bạn cùng nhau đi giải các bài tập này nhé!

Bài tập tự luyện Ước chung và bội chung

Bài tập 1: Tập hợp các số tự nhiên là ước của 32 là:

A. Ư(32) = { 2; 4; 8; 16; 32}.

B. Ư(32) = {1; 2; 4; 8; 16}.

C. Ư(32) = {1; 2; 4; 8; 15; 32}.

D. Ư(32) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}.

Bài tập 2: Số tự nhiên nào sau đây không phải là bội chung của 25 và 50 ?

A. 50

B. 75

C. 100

D. 150

Bài tập 3: Tìm tập hợp tất cả các số tự nhiên là ước chung của 15 và 36.

A. ƯC(15, 36) = {1; 5}

B. ƯC(15, 36) = {1; 3}

C. ƯC(15, 36) = {1;3;5}

D. ƯC(15, 36) = {1;3;9}

Bài tập 4: Cho biết: 7560=23.33.5.7 và 2100=22.3.52.7. Tập hợp các số tự nhiên là ước chung của hai số 7560 và 2100 có tất cả bao nhiêu phần tử?

A. 24 phần tử

B. 4 phần tử

C. 16 phần tử

D. 20 phần tử

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện Ước chung và bội chung

Bài tập 1: D

Bài tập 2: B

Bài tập 3: B

Bài tập 4: A

Lời kết

Kết thúc bài học hôm nay rồi, các bạn đã nắm chắc kiến thức về Ước chung và Bội chung chưa nhỉ. Các bạn cố gắng dành thời gian ôn tập lại kiến thức và luyện tập nhiều hơn để làm bài tập thành thạo hơn nữa nha. Ngoài ra, ở Toppy còn cung cấp khá nhiều bài học bổ ích khác nữa, các bạn có thể đăng nhập vào trang web làm bài luyện tập, củng cố và nâng cao bài học hôm nay. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm bài giảng:

  • Phép trừ và phép chia – bài tập Toán 6
  • Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân 2 lũy thừa cùng cơ số
  • Góc Toán lớp 6 SGK Cánh diều – Bài tập & Lời giải Đại số 6
  • Chia hai lũy thừa cùng cơ số – Đại số 6