Dậy thì sớm ở trẻ vẫn luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Không ít bậc phụ huynh đã tỏ ra hoảng hốt và lo sợ trước những biểu hiện dậy thì bất thường ở con trẻ. Gần đây, trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe đang xôn xao về câu chuyện bé gái lớp 5 đã có kinh nguyệt. Trong một vài trường hợp, dậy thì sớm có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu bé có kinh nguyệt sớm là do đâu và nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của ChuyenGiaPhuKhoa.
Lớp 5 đã có kinh nguyệt là sớm hay muộn?
Như các bạn đã biết, kinh nguyệt là một hiện tượng xuất hiện ở mọi phụ nữ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, kinh nguyệt có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn so với độ tuổi.
Trước đây, độ tuổi trung bình cho lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên ở nữ giới là 18 tuổi. Thế nhưng, khi điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, thì độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu cũng thay đổi. Hiện nay, hầu hết các chu kì kinh nguyệt ở trẻ đều bắt đầu từ độ tuổi 12 – 14.
Có thể khẳng định rằng, trường hợp bé gái 10 tuổi – Lớp 5 đã có kinh nguyệt là khá sớm. Bố mẹ cần theo dõi biểu hiện của con và tìm ra phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
Bé có kinh nguyệt sớm do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện kinh nguyệt sớm ở trẻ là do:
- Yếu tố di truyền từ các thế hệ trước;
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể;
- Chế độ ăn uống mỗi ngày;
- Ảnh hưởng từ môi trường sống.
Trong một số ít trường hợp, bé gái lớp 5 đã có kinh nguyệt có thể là do các bệnh lý khác trên cơ thể. Đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới.
Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì không?
Đứng trước những thay đổi bất ngờ trong cơ thể, hầu hết các bé đều tỏ ra hoảng hốt. Với vai trò là người đỡ đầu, các ông bố bà mẹ không thể tránh khỏi những hoang mang và lo lắng. Liệu rằng, sự xuất hiện kinh nguyệt ở độ tuổi tiểu học có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con hay không?
Ảnh hưởng về tâm lý
Vấn đề lớp 5 đã có kinh nguyệt gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tâm lý của các bé gái. Với sự thay đổi này, các bé thường cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ trước bạn bè cùng trang lứa. Có thể, khi đến trường bé sẽ bị bạn bè kì thị, trêu chọc. Điều này khiến cho bé tự ti, trầm cảm hoặc để lại hội chứng tâm lý bất thường khi trưởng thành.
Quan hệ tình dục sớm
Dậy thì là thời điểm bé thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, kể cả nhu cầu tình dục. Một đứa trẻ học lớp 5 sẽ chưa có nhiều hiểu biết về sự phát triển của cơ thể. Do đó, các bé rất dễ bị đối tượng xấu lợi dụng và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Việc mang thai ở độ tuổi “nhi đồng” có thể khiến đời sống của trẻ bị đảo lộn, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần lẫn thể xác.
Hạn chế chiều cao
Trường hợp xuất hiện kinh nguyệt sớm thường xảy ra ở những bé gái có thể trạng tốt. Thời gian đầu dậy thì, trẻ thường phát triển rất nhanh và cao lớn hơn bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng này sẽ không kéo dài. Khi kết thúc giai đoạn dậy thì, các bé sẽ phát triển chậm lại. Lúc này, những bạn bè cùng trang lứa đã được dậy thì đúng với độ tuổi và có thể vượt trội về chiều cao.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Những biến đổi về tâm sinh lý trong quá trình dậy thì sớm sẽ khiến các bé lơ là, bỏ bê sách vở. Từ đó, kết quả học tập của trẻ cũng bị giảm sút. Trong thời gian này, bố mẹ cần khuyên nhủ, động viên và theo sát quá trình học tập của con.
Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Chu kì kinh nguyệt bắt đầu sớm có nguy cơ phát triển thành hội chứng rối loạn nội tiết tố. Sau đó, nó tiếp tục gây nên hội chứng buồng trứng đa nang khi trẻ trưởng thành. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
Khi nào nên đưa con đi khám?
Đối với trường hợp lớp 5 đã có kinh nguyệt, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bố mẹ nên đưa con trẻ đi khám. Dựa vào những dấu hiệu dậy thì sớm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên kịp thời. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần phải bình tình và giải thích cho trẻ hiểu những vấn đề đang xảy ra là hoàn toàn bình thường.
Nếu nhận thấy tình trạng dậy thì của trẻ có dấu hiệu bất thường, thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám lâm sàng. Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra bệnh lý tiềm ẩn.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định hàm lượng hormone trong cơ thể bé.
- Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm để phát hiện các khối u (nếu có).
- Chụp X-Quang cổ tay để xác định mức độ phát triển của xương. Nếu xương già nhanh hơn so với số tuổi thực, thì trẻ sẽ không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Phương pháp giáo dục trẻ khi có kinh nguyệt
Trẻ em khi bước vào chu kì kinh nguyệt sẽ có nhiều biến đổi về tâm lý. Các bé bắt đầu có xu hướng tách khỏi bố mẹ và quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Trên thực tế, ở độ tuổi học lớp 5, các bé chưa có khả năng kiểm soát bản thân. Do đó, bố mẹ cần có những phương pháp giáo dục phù hợp khi trẻ có kinh nguyệt sớm.
Tâm sự với con về những thắc mắc thầm kín
Mặc dù luôn có ý muốn tách khỏi bố mẹ, nhưng các bé vẫn có nhu cầu giải đáp thắc mắc chuyện thầm kín. Thông thường, các bé sẽ kết bạn và trò chuyện nhiều với bạn bè cùng giới. Tuy nhiên, bạn bè cùng trang lứa vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về vấn đề nhạy cảm này. Chính vì vậy, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi và tâm sự cùng với con trẻ.
Hãy giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn bằng cách đặt ra những câu hỏi đơn giản như: Hôm nay con đến trường có vui không? Trong lớp có bạn nào học giỏi hoặc hát hay không?… Chính những điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình luôn được bố mẹ quan tâm. Từ đó, các bé sẽ mở lòng và trò chuyện một cách thoải mái nhất.
Các mẹ cần chủ động tìm đến và dạy cho con những kiến thức về giới tính. Giúp con trẻ nhận thức đúng đắn về vấn đề phát triển tâm sinh lý ở tuổi dậy thì. Đồng thời, việc làm này cũng giúp trẻ bảo vệ bản thân khỏi những hành vi lạm dụng xấu xa. Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm mua cho con những cuốn sách viết về chủ đề giải đáp thắc mắc ở tuổi mới lớn. Sau đó, mẹ hãy hướng dẫn lại cho bé bằng những ví dụ thực tế như: cách sử dụng băng vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín,…
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín những ngày “nguyệt san”
Lớp 5 đã có kinh nguyệt luôn là vấn về mới lạ đối với các bé. Trong thời gian này, các bé không biết mình phải nên làm gì và bắt đầu xử lý từ đâu. Không còn ai thích hợp hơn, các mẹ cần hướng dẫn cho con cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày “nguyệt san”.
Những ngày xuất hiện kinh nguyệt, các bé cần sử dụng băng vệ sinh liên tục. Thời gian thay băng vệ sinh khuyến nghị là khoảng 3 – 4h/ lần. Mẹ cần theo dõi và nhắc nhở bé thay đúng thời gian. Đặc biệt lưu ý, những miếng băng chưa thấm hút hết hoàn toàn, mẹ cũng cần phải nhắc các con thay đổi. Bởi nếu không thay thường xuyên, thì nó sẽ khiến cho vùng kín của trẻ bị nặng mùi.
Phụ huynh nên lựa chọn băng vệ sinh có hình dáng và độ dày vừa phải. Vào những ngày đầu tiên, mẹ có thể cho bé sử dụng loại băng vệ sinh thông thường. Đến những ngày cuối cùng, mẹ nên hướng dẫn bé dùng băng vệ sinh hằng ngày để không gây cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó, mẹ cần hướng dẫn cho bé cách tự tắm rửa hằng ngày để giúp cơ thể luôn sạch sẽ. Dưới đây là một vài hướng dẫn về cách vệ sinh cơ thể, mẹ nên tham khảo nhé:
- Sử dụng sữa tắm hoặc xà bông tắm phù hợp với làn da bé. Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng và giúp cân bằng độ ẩm tốt.
- Sau mỗi hoạt động vui chơi, bé cần được tắm và thay quần áo mới.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dành cho bé gái. Rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
- Sử dụng khăn giấy khô không mùi để lau vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh.
Như vậy, qua bài viết này bố mẹ đã được giải đáp vấn đề “bé gái lớp 5 đã có kinh nguyệt”. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích vừa rồi, các bậc phụ huynh có thể giảm bớt nỗi lo khi con trẻ dậy thì sớm. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm Nang Bạn Gái của Chuyên Gia Phụ Khoa để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!