Êđixơn, nhà phát minh vĩ đại đã phát minh ra đèn điện, ống nghe điện thoại, máy chiếu phim, máy hát,… và rất nhiều các vật dụng khác không ai ngờ hồi nhỏ Êđixơn lại bị coi là học sinh dốt nát và tâm thần.
Êđixơn và gia đình
Khi còn nhỏ Êđixơn vì tò mò nên cái gì cũng muốn biết và hỏi nhiều. Có một lần cậu thấy gà mái ấp gà con liền nghĩ: “Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?”
Một hôm trời sắp tối, không thấy Êđixơn về làm bố mẹ đi tìm khắp nơi. Mãi một hồi tìm kiếm họ mới tìm thấy Êđixơn đang ở trong chuồng gà nhà hàng xóm. Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!
Năm lên 7 tuổi Êđixơn đi học, thầy giáo của cậu là Ănggơ, ông nuôi hai chiếc ria mép trông rất kỳ dị. Ông giảng bài rất khô khan, “1+1=2” mà phải nói đi nói lại. Êđixơn thường hay rắc rối khi nghe giảng, cậu hay nghĩ đến những chuyện kỳ quặc, thí dụ: Cọ sát vào lông động vật có thể sinh ra điện, như vậy thì nối dây điện vào thân còn mèo rồi cọ sát mạnh vào lông mèo có phát ra điện không?
Thầy Ănggơ ngán những học sinh không nghe giảng bài khi lên lớp, vì vậy không thích Êđixơn, Êđixơn cũng không thích nghe ông giảng bài. 3 tháng sau, thành tích học tập của Êđixơn xếp thứ nhất tính từ dưới lên. Thầy Ănggơ nói với Êđixơn: “Ngày mai mời mẹ em đến trường!”
Hôm sau mẹ Êđixơn – bà Nanxi đến trường, thầy Ănggơ nói:
– “Thưa bà phụ huynh của em Êđixơn, con trai của bà không học kịp được các bạn, thích thắc mắc những điều kỳ quặc, tôi gnhĩ em ấy là đứa trẻ rất kém”.
Bà Nanxi nói với vẻ nghi ngờ:
– “Thằng nhỏ này vốn là đứa trẻ thông minh…”
– “Thông minh? Không, bà có thấy đứa trẻ thông mình nào mà lại đứng đội sổ không?
– “Đứng đội sổ?” – bà Nanxi nghi ngờ hỏi – “có thể là sự ngẫu nhiên chăng? tôi cũng là một giáo viên. Có khi trí lực của một đứa trẻ không phản ánh trên điểm số. Thưa ngài Ănggơ, mong ngài biết cá tính của cháu để có biện pháp giúp cháu thích hợp, tôi tin rằng cháu sẽ tiến bộ”.
– “Thưa bà, xin hỏi bà; cá tính của con bà là gì? Khi lên lớp không tập trung nghe giảng, thà rằng cứ im lặng cho rồi, nhưng cậu ấy lại toàn thắc mắc những chuyện kỳ quặc đâu đâu ấy, đấy gọi là tính gì vậy?”
– “Ngài có thể nói cụ thể hơn một chút được không ạ? Vấn đề gì mà gọi là kỳ quặc?”
– “Thí dụ như: 1+1=2, 2+2=4, đứa trẻ nào nghe giảng cũng hiểu ngay, riêng cậu nhà lại hỏi: Tại sao 2+2=4? Bà thấy đấy bằng bốn là bằng bốn. Lại hỏi tại sao nữa à? Chẳng nhẽ bà không thấy câu hỏi ấy là kỳ quặc sao?”
Bà Nanxi không nghĩ như vậy, không cho là kỳ quặc liền nói:
– “Thưa thầy Ănggơ, nói thực tôi không nghĩ hỏi như vậy là kỳ quặc. Niutơn ngồi dưới gốc cây táo thấy một quả táo rụng xuống liền hỏi: Tại sao táo rụng xuống mà không rụng lên trời? Xem ra hỏi thế thật kỳ quặc nhưng chính câu hỏi ấy dấn đến sự ra đời của Định luật vạn vật hấp dẫn đấy. Chẳng nhẽ chúng ta lại nói Niutơn không nên hỏi như vậy sao?”
Ănggơ bỗng lúng túng. Ông gõ tay xuống bàn: “Niutơn là ai, con trai bà là ai, bà lại so sánh như vậy sao được? Xin phép cho tôi được nói thẳng với bà, trí lực của con bà không được bình thường như những đứa trẻ khác!”
Bà Nanxi không muốn nói lý với ông thầy Ănggơ nữa. Đây thực sự không phải là nơi phù hợp cho Êđixơn phát triền. Bà liền đưa Êđixơn về nhà. Từ đó Êđixơn được mẹ dậy học ở nhà và bắt đầu tự nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên thường xảy ra.
“Thiên tài chính là 1% tính mẫn cảm cộng với 99% mồ hôi” – Êđixơn –