Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (trang 183) – SGK Ngữ Văn 7 Tập 1

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được củng cố kiến thức tiếng Việt qua bài ôn tập phần tiếng Việt.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Ôn tập phần tiếng Việt, mời các bạn học sinh cùng tham khảo sau đây.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt – Mẫu 1

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Câu 1.

* Từ phức:

– Từ ghép:

  • Từ ghép chính phụ (ông nội, bà ngoại, hoa hồng…)
  • Từ ghép đẳng lập (áo quần, sách vở, bàn ghế…)

– Từ láy:

  • Từ láy toàn bộ (âm ấm, lành lạnh, nho nhỏ…)
  • Từ láy bộ phận: từ láy phụ âm đầu (lung linh, long lanh, lấp ló…) và từ láy vần (lao xao, bát ngát, chênh vênh…)

* Đại từ:

– Đại từ để trỏ:

  • Trỏ người, sự vật: tôi, tớ, tao, chúng tôi…
  • Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu…
  • Trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế…

– Đại từ để hỏi:

  • Hỏi về người, sự vật: ai, gì…
  • Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy
  • Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào…

Câu 2. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.

Từ loại

Ý nghĩa

Chức năng

Quan hệ từ

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu trong đoạn văn.

Liên kết các thành phần trong câu.

Danh từ

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khá niệm…

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

Chức vụ của danh từ trong câu là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng phía trước.

Động từ

– Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

– Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…

Chức vụ điển hình của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…

Tính từ

– Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

– Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ.

Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

Câu 3. Giải thích nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học

bạch (bạch cầu): trắng

bán (bức tượng bán thân): một nửa

cô (cô độc): một mình

cư (cư trú): ở

cửu (cửu chương): chín

dạ (dạ hương, dạ hội): đêm

đại (đại lộ, đại thắng): lớn

điền (điền chủ, công điền): ruộng

hà (sơn hà): sông

hậu (hậu vệ): sau

hồi (hồi hương, thu hồi): về

hữu (hữu ích): có

lực (nhân lực): sức

mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ

nguyệt (nguyệt thực): trăng

nhật (nhật ký): ngày

quốc (quốc ca): nước

tam (tam giác) ba

tâm (yên tâm): tim

thảo (thảo nguyên): cỏ

thiên (thiên niên kỷ): nghìn

thiết (thiết giáp): cắt

thiếu (thiếu niên, thiếu thời: trẻ

thôn (thôn xã, thôn nữ): làng

thư (thư viện): sách

tiền (tiền đạo): trước

tiểu (thiểu đôi) nhỏ

tiếu (tiếu lâm): cười

vấn (vấn đáp)

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Xác định từ ghép, từ láy trong các câu sau:

a.

“Trăng cứ tròn vành vạchkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”

(Ánh trăng, Nguyễn Duy)

b.

“Tiếng gà trưaCó tiếng bà vẫn mắng- Gà đẻ mà mày nhìnRồi sau này lang mặt!Cháu về lấy gương soiLòng dại thơ lo lắng”

(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)

Gợi ý:

a.

– Từ ghép: vô tình, ánh trăng, giật mình

– Từ láy: vành vạch, phăng phắc

b.

– Từ ghép: tiếng gà, tiếng bà, dại thơ

– Từ láy: lo lắng

Câu 2. Xác định đại từ trong các câu sau:

a. “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi? Họ vừa bắt xong.”

(Lão Hạc, Nam Cao)

b. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!””

(Chí Phèo, Nam Cao)

Gợi ý:

a.

– Đại từ trỏ người: tôi, lão, họ, ông giáo

– Đại từ trỏ vật: cậu Vàng

b. Đại từ trỏ người: hắn, ai, nó, mình

Câu 3. Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn sau:

“Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”

(Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam)

Gợi ý:

Các từ Hán Việt là: thanh nhã, tinh khiết, hương vị.

Câu 4. Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Gợi ý:

– Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

– Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt – Mẫu 2

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Câu 1.

* Từ phức:

– Từ ghép:

  • Từ ghép chính phụ (ông nội, bà ngoại, hoa hồng…)
  • Từ ghép đẳng lập (áo quần, sách vở, bàn ghế…)

– Từ láy:

  • Từ láy toàn bộ (âm ấm, lành lạnh, nho nhỏ…)
  • Từ láy bộ phận: từ láy phụ âm đầu (lung linh, long lanh, lấp ló…) và từ láy vần (lao xao, bát ngát, chênh vênh…)

* Đại từ:

– Đại từ để trỏ:

  • Trỏ người, sự vật: tôi, tớ, tao, chúng tôi…
  • Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu…
  • Trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế…

– Đại từ để hỏi:

  • Hỏi về người, sự vật: ai, gì…
  • Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy
  • Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào…

Câu 2. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.

Từ loại

Ý nghĩa

Chức năng

Quan hệ từ

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu trong đoạn văn.

Liên kết các thành phần trong câu.

Danh từ

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khá niệm…

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

Chức vụ của danh từ trong câu là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng phía trước.

Động từ

– Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

– Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…

Chức vụ điển hình của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…

Tính từ

– Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

– Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ.

Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

Câu 3. Giải thích nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học.

bạch (bạch cầu): trắng

bán (bức tượng bán thân): một nửa

cô (cô độc): một mình

cư (cư trú): ở

cửu (cửu chương): chín

dạ (dạ hương, dạ hội): đêm

đại (đại lộ, đại thắng): lớn

điền (điền chủ, công điền): ruộng

hà (sơn hà): sông

hậu (hậu vệ): sau

hồi (hồi hương, thu hồi): về

hữu (hữu ích): có

lực (nhân lực): sức

mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ

nguyệt (nguyệt thực): trăng

nhật (nhật ký): ngày

quốc (quốc ca): nước

tam (tam giác) ba

tâm (yên tâm): tim

thảo (thảo nguyên): cỏ

thiên (thiên niên kỷ): nghìn

thiết (thiết giáp): cắt

thiếu (thiếu niên, thiếu thời: trẻ

thôn (thôn xã, thôn nữ): làng

thư (thư viện): sách

tiền (tiền đạo): trước

tiểu (thiểu đôi) nhỏ

tiếu (tiếu lâm): cười

vấn (vấn đáp)

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Viết đoạn văn đề tài tự chọn có sử dụng từ Hán Việt.

Gợi ý:

Tình bạn là một tài sản vô giá do con người tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Từ thuở sơ khai của nhân loại cho đến ngày nay. Trải qua nhiều thời gian của lịch sử biết bao câu chuyện đã cho thấy tình bạn có giá trị hơn vật chất, danh vọng. Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Đó có thể là tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Một tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Đó còn là tình đồng chí hướng giữa C. Mác và Ăngghen… Tất cả những tình bạn ấy đã được trở thành tượng đài vĩnh cửu về những tình bạn chân chính trong cuộc sống thực tại. Ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã kéo con người dần xa nhau, giữa bạn bè cũng vậy. Chính vì lẽ đó, mỗi người hãy biết trân trọng khi có được những người bạn chân chính luôn đồng hành trong cuộc sống của mình.

Từ Hán Việt: nhân loại, vĩnh cửu

Câu 2. Viết đoạn văn sử dụng từ ghép hoặc từ láy.

Gợi ý:

Trong cuộc đời mỗi người, trường học có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi chúng ta được học tập, vui chơi và trải qua thật nhiều kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè. Ngôi trường Trung học cơ sở của tôi vừa mới xây dựng cách đây không lâu nên vẫn còn rất mới và khang trang. Bên trong trường, các dãy nhà được sơn màu vàng như màu của ánh nắng. Mỗi dãy đều có bốn tầng, mỗi tầng có bốn phòng học. Trong phòng đều được trang bị bảng đen, bàn ghế, điều hòa… rất tiện nghi. Dưới mái trường thân yêu này, tôi đã được trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Những giờ học tuy vất vả nhưng rất bổ ích. Những giờ ra chơi sôi động, vui vẻ. Tất cả đã khiến tôi thêm yêu ngôi trường của mình biết bao.

Từ ghép đẳng lập: bàn ghế.