Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 20 thầy cô giáo và đông đảo phụ huynh học sinh với rất nhiều băn khoăn lo lắng, đặc biệt trong lứa tuổi cấp 2 được phụ huynh nêu ra.
Nhiều câu hỏi liên quan đến học sinh THCS được phụ huynh nêu ra.
Lên cấp 2, tâm lý cháu thay đổi rất nhiều, cháu ít nói và hay cãi lại dù gia đình cũng không gây áp lực học hành gì, vậy tại sao cháu nhà tôi lại như vậy?
Cô Phạm Thị Thúy Ngọc, phó hiệu trưởng THCS Trung Tú, Hà Nội giải đáp: “Với kinh nghiệp gần 20 năm giảng dạy, thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Các con đang trong lứa tuổi dậy thì sẽ thay đổi về tâm sinh lý, ở bé gái thường là lớp 6, 7 còn còn nam giới muộn hơn đến lớp 8 lớp 9.
Giai đoạn này có cháu sẽ rất năng nổ, có cháu thì ít nói. Các con sẽ không kể chuyện ở lớp ở trường, không nói chuyện học hành nhiều như tiểu học.
Đặc biệt các con rất thích thể hiện mình và hay cãi lại. Khi đó phụ huynh hay nổi cáu, và đó là sai lầm, các con sẽ chống lại và cảm thấy ấm ức vì cho rằng phụ huynh áp đặt.
Và tuyệt đối không đem các con ra so sánh, với các bạn hay với chính anh chị em trong nhà. Bởi mỗi người sinh ra đều có bản sắc riêng, mỗi gia đình lại có điều kiện riêng… Khi so sánh các con sẽ cảm thấy tủi thân, thậm chí ghét người mà ta lấy ra so sánh, kể cả anh chị em trong nhà”.
Vấn đề nảy sinh tình cảm ở tuổi dậy thì rất được quan tâm.
Gia đình tôi rất sợ khi mới đây cháu nói đã yêu bạn cùng lớp, năm nay cháu mới học lớp 8, tôi phải làm sao?
“Đây là một trong những điều phụ huynh băn khoăn và lo lắng nhiều nhất sau thành tích học tập. Tuổi dậy thì tâm sinh lý các con thay đổi, tình cảm cá nhân cũng nảy sinh. Như tôi đã nói lứa tuổi này các con rất ngang ngạnh, nếu ta phản ứng dữ dội hoặc can thiệp quá mức có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đa phần các phụ huynh sẽ gặp phải tình huống này, khi đó chúng ta phải hết sức bình tĩnh bởi trước hết đây là hiện tượng bình thường. Bình tĩnh lại khuyên giải con bằng những câu nói đơn giản nhưng trúng tâm lý.
“Yêu rồi à, ngày xưa mẹ cũng như thế” bằng những câu nói mở đầu như vậy các con sẽ mở lòng. Rồi ta từ từ phân tích hướng con đến nhiệm vụ học hành. Tất cả sự phản ứng gay gắt đều không mang lại hiệu quả.
Chỉ khi ta đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của các con, trở thành người bạn đồng hành khi đó sự khuyên bảo mới có giá trị”.
Cháu nhà tôi học rất tốt, mới đây cháu nói các bạn ở lớp đều có người yêu trong khi cháu thì không? Tôi phải làm sao?
Nếu cháu hỏi như vậy là cháu đang rất mở lòng, và hơn nữa cháu đang cảm thấy có gì đó thua kém bạn bè. Điều cần làm với phụ huynh là chỉ ra gá trị của bản thân các con. Để từ đó con tự tin vào những gì mình có.
Con của mẹ xinh đẹp, ngoan ngoãn, chăm chỉ… hay trường hợp cháu học giỏi như con của chị. Thường xuyên tâm sự với con và hướng con hiểu nhiệm vụ học tập mới là quan trọng nhất lúc này.
Một phụ huynh tham gia hội thảo đặt câu hỏi
Hai cháu nhà tôi học giỏi Toán, nhưng không hiểu sao cháu rất sợ môn Vật lý, sang năm cháu thi vào 10 rồi. Vậy tôi phải hướng các cháu học thế nào?, anh Hùng (Đan Phượng, Hà Nội) hỏi.
ThS. Nguyễn Quyết Thắng giải đáp: “Tôi nghĩ trường hợp của chị, các cháu sợ môn này là đang bị sợ tâm lý. Tức cháu đã gặp một chương hay một bài khó và các cháu không giải quyết được và truyền nhau môn này khó. Nhưng thực tế nó dễ hơn nhưng môn khoa học tự nhiên khác.
So với Toán học và Hóa học môn Vật lý dễ hơn nhiều, bởi các chương của môn này hoàn toàn độc lập, công thức tính toán hoàn toàn khác nhau. Môn Lý cũng rất gần gũi nó là các hiện tượng tự nhiên; âm thanh, ánh sáng, điện, từ trường… Em có thể học kém chương về điện tử, nhưng chương âm thanh, ánh sáng em lại học được.
Còn lý do nữa có thể do thầy dạy, người thầy truyền cảm hứng rất quan trọng. Chị cần tâm sự để xem các con gặp khó khăn gì khi học môn này.
Kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định, các con học 6 điểm Toán trở lên là học Lý ổn rồi, cháu là HSG Toán chắc chắn học dễ dàng môn này”.
“Với bài thi vào 10, Hà Nội áp dụng hình thức thi tổ hợp vì vậy lượng kiến thức là rất lớn, nên câu hỏi thi vào 10 sẽ không có chuyện đánh đó ở nội dung này, gia đình có thể yên tâm cho cháu học sách giáo khoa là đủ”, thầy Thắng bổ sung.
Gia đình tôi rất bận, hơn nữa nếu thiếu ý thức tự giác học tập các con không thể học tốt. Vậy làm sao cho để các cháu tự giác học tập?
“Để các con có ý thức tự giác cần xác định cho con từ khi còn nhỏ. Việc học là niềm hạnh phúc của con, bằng những thước phim, câu chuyện về các em nhỏ thiệt thòi không được học hành
Lên cấp 2, chúng ta hãy chia sẻ những khó khăn trong việc của bố mẹ cho con, đừng dấu điều đó. Ở tuổi này các con đã biết suy nghĩ, chúng thấu hiểu sự vất vả của cha mẹ, từ đó sẽ cảm thấy mình cần cố gắng.
Điều quan trọng là khơi được đam mê học tập, từ nhỏ đừng tạo áp lực học hành cho con. Mỗi học sinh sẽ có những thiên hướng thích những khối học khác nhau. Em thích Toán, em thích Văn hãy để con tự xác định sở thích học của mình”, cô giáo Nguyễn Mai Quỳnh, giáo viên Toán giải đáp.
Giáo dục giới tính từ thuở lên 3
Cho rằng bố mẹ càng giấu giếm chuyện giới tính, sự bí bách càng khiến con khao khát tìm hiểu, chị Nguyễn Hồng Minh (Gia …
Dạy con về tình dục, chuyện dễ đùa, khó nói
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai cho rằng tình dục là vấn đề “3 không”, ít được nhắc đến trong gia đình Việt. Vì …
Nhiều học sinh cấp 2 thừa nhận từng quan hệ tình dục
Trong số 800 học sinh tham gia trả lời phỏng vấn, 39% ở bậc THPT và 10% bậc THCS cho biết đã quan hệ tình …