Lớp 9 khoảng thời gian có lẽ đã gây ra không ít trở ngại cho nhiều bạn học sinh mãi luôn băn khoăn suy nghĩ. Suy nghĩ về đề thi chuyển cấp, về việc tìm phương pháp học cho các môn, thành tích học tập và còn nhiều việc ngoài việc học. Tất cả áp lực đều dồn lên khoảng thời gian này. Và điều được bạn và mọi học sinh lớp 9 luôn đề cao lên đầu tiên đó chính là vấn đề học thêm. Bạn không biết nên chọn môn nào để phù hợp. Hôm nay, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn biết được một số phương pháp để chọn được những môn cần phải học thêm là gì. Cùng theo tôi nhé!
Mục đích cần đến việc học thêm
Qua những năm học vừa qua việc học thêm đã trở thành một hiện tượng quen thuộc đối với học sinh. Rất nhiều môn đã được học sinh chọn để học thêm. Việc học thêm liên tục tuần hoàn theo từng năm học. Học rất nhiều nhưng phần lớn các bạn vẫn còn mơ hồ trong việc xác định mục đích mình học thêm là gì. Đó là một sơ sót không hề nhỏ đâu nhé. Để tránh sự nuối tiếc vì quyết định của mình sau này, chính là nhanh chóng xây dựng cho bản thân ít nhất một mục tiêu để có thể hướng tới, có thể là vì yêu thích môn học và học để nâng cao trình độ, môn học đó liên quan đến sự nghiệp bản thân bạn trong tương lai hoặc là muốn trở nên yếu thích một môn học mà bạn từng bỏ lơ,…..Nhớ thật kỹ câu này “ làm việc phải luôn đặt ra mục tiêu của bản thân”.
Môn học mang xu hướng được dạy thêm
Tuy chương trình môn học bao gồm 12 môn. Nhưng trong thực tế thì chỉ có 5 đến 6 môn như toán, lý, hóa, anh, văn và sinh được áp dụng cho việc dạy thêm, những môn còn phải học theo sự phân bố bao quanh trong sách là chủ yếu nên không được đem ra dạy thêm. Với những môn học học thêm, bạn đừng suy nghĩ học hết tất cả các môn là phương pháp an toàn nhé. Chọn môn cần thiết và quan trọng nhất mà bản thân bạn muốn đáp ứng nhất cho những nhu cầu của bạn.
Nhận biết được khả năng của bản thân
Để định hướng cho bản thân những môn học thêm hợp lí, đôi khi còn phải dựa vào năng khiếu của bản thân. Bạn thật sự giỏi hay kém môn học nào nhất? Câu hỏi này sẽ đưa ra những gợi ý tuyệt đối để chọn được môn cần học. Thật chú trọng đến môn học mà bạn cho rằng mình yếu nhất, lấy cái khuyết điểm để rèn luyện. Nói vậy không có nghĩa là môn bạn giỏi nhất là không cần phải học. Ví dụ với những môn cần áp dụng công khi làm như toán, lí, hóa. Phần lớn những môn thực hành này sẽ được nhiều bạn yêu thích vì nó chỉ thực hành là chính nhưng độ khó ngày một tăng cho dù bạn đã rất giỏi những môn đó nhưng là vào thời gian trước kiến thức trước. Thế nên bạn cũng nên xem xét thật đúng đắn sự lựa chọn của mình.
Học thêm môn thi tuyển sinh
Đa phần khi học lớp 9, học sinh luôn mãi nghĩ đến kỳ thi tuyển sinh nhiều hơn là việc học lớp 9. Căn cứ theo vào hệ thống những môn được chọn làm đề tài cho kì thi thì hãy học thêm những môn đó để đảm bảo trang bị cho bản thân bạn một lượng kiến thức thật vững chắc trong cả học kỳ. Thông thường đợt thi tuyển sinh tính đến thời điểm hiện tại số môn thi là 3 môn Toán, Văn, Anh. Ba môn học này cũng là môn học chính trong các năm học vì vậy hãy bồi dưỡng ba môn học này thật chắc chắn.
Dựa vào ước mơ trong tương lai
Đến thời điểm này cũng chính là thời gian hợp lí để bạn xác định ước mơ trong tương lai của bạn muốn làm gì, sửa chữa ô tô, thông dịch viên, bác sĩ hay là một kiến trúc sư,…và ngay từ bây giờ bạn hãy tập trung dành nhiều thời gian để đầu tư cho môn học đó. Không nên đợi đến khi học lớp 12 rồi mới xác định, việc này sẽ dễ dàng làm bạn bị phân tâm ngay. Vì vậy cọn học thêm đối với những môn cần thiết cho ước mơ sau này là vô cùng cần thiết.
Dựa vào kiến thức của từng môn học
Môn nào có lượng kiến thứ rộng hơn thì nên học thêm còn những môn có lượng kiến thức tương đối thì chỉ nên tự học tại nhà. Ví dụ như môn toán, anh, hóa ở lớp 9 phần kiến thức mở rộng hơn rất nhiều, dạng bài tập có nhiều biến đổi phức tạp và điều này bạn có thể học thêm để bao quát được được kiến thức khó đồng thời những môn này cũng sẽ có mối liên kết với chương trình học lớp 10 nên học để có được những kiến thức gốc cho sau này.
Để chọn cho bản thân một môn học thêm là một quyết định rất khó khăn đối với mỗi bạn học sinh lớp 9. Không thể biết được môn nào nên học còn môn nào thì không. Vì mỗi bạn có một suy nghĩ và những định hướng không ai giống ai. Việc tạo cho mình một môi trường bồi dưỡng hợp lí nhất chính là hãy hỏi bản thân bạn thật sự muốn gì và mọi thắc mắc sẽ được bạn giải đáp. Chúc Bạn thành công!
Xem thêm: Lớp 9 môn nào học khó nhất