Luận đề là gì?

Đối với các thế hệ học sinh thì văn nghị luận không còn là từ ngữ quá xa lạ, bởi vì đây là một trong những kiến thức quan trọng trong bộ môn ngữ văn. Văn nghị luận được hiểu loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng đạo lý nào đó đối với các sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế hoặc trong văn học bằng chính các luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận do mình thực hiện. Trong đó có thể thấy văn nghị luận luôn có câu luận đề. Vậy luận đề là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Luận đề là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về luận đề nhưng hiện nay theo từ điển tiếng Việt thì đưa ra cách hiểu luận đề là gì như sau: “Luận đề là mệnh đề hay thuyết coi là đúng và đưa ra để bảo vệ bằng luận cứ”.

Ở trong văn nghị luận thì luận đề là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận và thường được coi như câu mở đầu. Câu luận đề là quan điểm chính của người viết và thường được người viết trình bày như một câu tóm tắt.

Ví dụ luận đề

Không khó có thể thấy trong các đề văn nghị luận có luận đề khác nhau, mỗi một đề sẽ có một luận đề riêng để bạn đọc cần làm rõ nội dung của vấn đề cần được bàn luận ấy.

Luận đề 1: Bàn luận về vấn đề thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Luận đề 2: Nghị luận về vấn đề sau: Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.

Luận đề 3: Suy nghĩ của bản thân về bản lĩnh con người trong thời đại hiện nay.

Nội dung luận đề

Khi có câu luận đề cho bài văn nghị luận độc giả cần xác định đúng trọng tâm, lựa chọn cách giải quyết cho luận đề phù hợp và triển khai luận đề phù hợp. Để làm rõ hơn luận đề là gì thì nội dung luận đề là vấn đề quan trọng mà bạn đọc cần nắm được.

Thứ nhất: Xác định đúng trọng tâm luận đề là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để tránh lạc đề khi làm bài văn nghị luận. Thường các luận đề cần giải quyết chính là yêu cầu đề bài ví như những đề đưa ra trực tiếp: Bàn về bản lĩnh con người; bàn về câu nói thất bại là mẹ thành công,.. rất dễ xác định luận đề nhưng cũng có rất nhiều luận đề cần đọc và làm rõ để tránh lạc đề khi viết. Do đó trước khi viết bất kỳ đề nào độc giả cũng cần nắm chắc về thể loại, độ dài, định dạng, chủ đề, mục đích và cấu trúc của bài luận. Dù được giao một chủ đề cụ thể hoặc đề tài chung chung, bước đầu tiên là rút ra chủ đề của bài luận mà câu luận đề có thể trả lời.

Thứ hai: Lựa chọn cách giải quyết cho luận đề sao cho phù hợp với yêu cầu đề đặt ra để nội dung bài luận sao cho ngắn gọn, chính xác đủ ý và thuyết phục người đọc. Một luận đề tốt là luận đề phải cung cấp một quan điểm súc tích liên quan đến chủ đề của bài luận. Bài luận có thể lựa chọn các phương pháp nghị luận khác nhau như chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích tương phản, hoặc phân tích tác phẩm… sao cho phù hợp nhất. Thường bài văn nghị luận sẽ được sử dụng hệ thống luận cứ và luận điểm.

Trong đó, luận điểm để giải quyết luận đề. Luận cứ luận điểm là những ý kiến thể hiện chính những tư tưởng, quan điểm của tác giả được thể hiện trong bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận có thể được sử dụng luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai và cuối cùng là luận điểm kết luận. Luận cứ được xác định là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở để chứng minh cho luận điểm trên là đúng, hiểu một cách đơn giản thì luận điểm là kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng, còn luận cứ thì để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao lại cần phải có luận điểm đó. Vai trò của luận điểm đó trong bài văn trên là gì? Mức độ tin cậy của luận điểm đó đến đâu…

Thứ ba là triển khai luận đề phù hợp sau khi đã xác định đúng trọng tâm và đưa ra phương pháp viết phù hợp. Về cấu trúc triển khai luận đề cho văn nghị luận gồm có 3 phần chính là: Mở bài (hay còn được gọi là phần đặt vấn đề), thân bài (phần giải quyết vấn đề) và cuối cùng là kết bài (kết thúc vấn đề). Trong đó:

Mở bài: Chủ yếu sẽ giới thiệu đến vấn đề mà tác giả đang muốn hướng đến, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết tại đây

Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dấn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình đã trình bày

Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình, đồng thời thể hiện được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Luận đề là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.